Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lai và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng bí xanh trồng tại đan phượng hà nội (Trang 31 - 33)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tiến hành theo dõi từ khi bắt đầu gieo hạt, sau thi mọc mầm tiến hành theo dõi định kì 7 ngày/ lần đối. Số liệu ghi chép chính xác và trung thực.

- Chọn ngẫu nhiên 5 cây/ Công thức/ lần nhắc lại sau đó đánh dấu và tiến hành đo, ghi chép số liệu, đối với thí nghiệm 1, đo đếm mỗi THL là 30 cây.

- Với những cây theo dõi được đánh dấu và được theo dõi, đánh giá định kì từ đầu đến cuối đợt làm đề tài.

a. Các chỉ tiêu sinh trưởng

- Thời gian thu hoạch quả đầu tiên đến hết thu hoạch.

- Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian tính từ gieo tới thu hoạch. - Động thái tăng số lá (lá/cây): Đếm tất cả các lá nhìn thấy được trên cây. Chiều dài phiến lá (cm) (xác định 1 lần)

Chiều rộng phiến lá (cm) (xác định 1 lần)

b.Ra hoa, đậu quả

Số quả đậu (quả)

Phấn trên quả chín: có phấn, không có. Màu sắc vỏ quả khi thu hoạch thương phẩm

c. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Khối lượng quả khi kín phấn (chín già) (g): Thu hoạch quả ở 5 cây đã đánh dấu theo dõi, thu hoạch, cân từng quả thu được trên cây.

- Chiều dài quả (cm): đo từ đỉnh đến cuống quả. - Đường kính quả (cm): đo ở vị trí to nhất.

- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) : Số quả/cây* khối lượng trung bình của quả *mật độ trồng

- Năng suất thực thu (tấn/ha) : Quy ra từ năng suất ô thực tế thu được

d. Đánh giá chất lượng quả

- Độ dày thì quả (mm): gọt vỏ quả khi chín già, cân khối lượng vỏ, cắt dọc quả, tách phần hạt và ruột quả rồi cân khối lượng (g), đo độ dày thịt quả bằng thước panme.

- Khối lượng quả

- Độ cứng quả (kg/cm2): dùng dụng cụ đo độ chứng quả đâm xuyên qua lớp thịt quả (khi đã ngọt vỏ nhưng chưa cắt quả) và đọc kết quả.

- Ăn sống hoặc nhúng nước sôi 3 phút vướt ra để nguội rồi ăn thử và đánh giá cảm quan về độ rắn (chắc, trung bình, mềm), vị ngọt (Ngọt, trung bình, nhạt), hương thơm (có hương, không có).

e. Các chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu bệnh hại

Chú ý các loại sâu bệnh: Bệnh sương mai, phấn trắng, đốm nâu ... + Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh do virus (% )

+ Tỷ lệ bệnh héo do vi khuẩn Erwinia sp (%) Số cây bị nhiễm

Tỉ lệ bệnh (%) = __________________  100 Số cây theo dõi

+ Mức độ nhiễm bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt)

+ Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoarcearum)

Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng và mức độ nhiễm bệnh giả sương mai theo tỉ lệ lá bị nhiễm để đánh giá theo thang điểm từ 0- 5 : Cấp 0: Cây không bị bệnh Cấp 1: Có vết bệnh đến < 10% diện tích lá bị bệnh Cấp 2: Có vết bệnh 10% đến < 25% diện tích lá bị bệnh Cấp 3: Có vết bệnh 25% đến < đến 50% diện tích lá bị bệnh Cấp 4: Có vết bệnh 50% đến < 75% diện tích lá bị bệnh Cấp 5: Có vết bệnh từ 75% diện tích lá bị bệnh trở lên

f. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thí nghiệm mật độ và liều lượng phân đạm

Lãi thuần (tr.đ)= tổng yhu nhập – chi phí trung gian.

Ghi chép cụ thể cho các chi phí đầu vào và giá bán theo thị trường.

g. Đánh giá hiệu suất bón phân đạm

Hiệu suất bón phân đạm (kg quả/kg phân đạm)= (Năng suất mức bón cao hơn – năng suất của đối chứng)/ lượng đạm bón

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lai và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng bí xanh trồng tại đan phượng hà nội (Trang 31 - 33)