Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính và lợi nhuận của ngân hàng phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng việt nam (Trang 38 - 40)

4. Kết quả thực nghiệm

4.2. Phân tích kết quả

Thông qua kết quả được thể hiện ở bảng 2, chúng ta có thể thấy một cách tổng quan mối tương quan của các biến độc lập đưa vào mô hình đến biến phụ thuộc ROA. Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích các kết quả đạt được.

Đầu tiên đối với các biến có tương quan dương với ROA, chúng ta có thể thấy các biến LIQ và ROA có tương quan dương và nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể được hiểu là trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp của bài nghiên cứu này, chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận thuyết phục về tương quan giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng bởi vì còn nhiều những yếu tố khác chưa được liệt kê ở đây tác động đến mối tương quan này. Ngoài ra, đưa biến tốc độ tăng trưởng GDP vào mô hình, chúng ta thấy được mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Thật vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng, các cá nhân và hộ gia đình có xu hướng gia tăng tiết kiệm , do đó hoạt động ngân hàng sẽ tốt hơn do các doanh nghiệp, các cá nhân có nhiều tiền hơn gửi vào ngân hàng cũng như có nhiều hơn các dự án tốt hơn, giúp cho các khoản cấp tín dụng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược với kết quả của tác giả Hakimi khi bài của nghiên cứu của tác giả đưa ra mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê của tốc độ tăng trưởng GDP/người và ROA. Bên cạnh đó, biến RISK đại diện cho rủi ro của ngân hàng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với biến ROA, qua đó một sự gia tăng trong rủi ro hoạt động, mà trong đó rủi ro tín dụng chiếm một phần quan trọng, sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Thoạt nhìn điều này có vẻ trái ngược, tuy nhiên nếu xét ở trường hợp này ta có thể dễ dàng nhận thấy sự phù hợp. Đó là trong công thức RISK = tổng mức cấp tín dụng/ tổng tài sản, rủi ro ở đây là chưa nhận thấy

chính xác, giả sử nếu ngân hàng có các điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ, các khoản cấp tín dụng được tài trợ cho các dự án tốt, mang lại tỷ suất sinh lợi cao thì sự gia tăng rủi ro lại làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng; còn trường hợp ngược lại, nếu ngân hàng không có các điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ, các khoản tín dụng là nợ xấu, chiếm tỷ trọng lớn thì một điều tất yếu sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng.

Tiếp theo, chúng ta xem xét các biến có tương quan âm đến biến ROA. Chúng ta có thể thấy rằng biến ROA và LIB có tương quan âm (-0.0011) và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%. Điều này chứng tỏ rằng tự do hóa tài chính tác động làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Kết luận này giống với kết quả trong bài nghiên cứu của tác giả Hakimi Abdelaziz (2011). Để giải thích mối quan hệ này trong thực tiễn, chúng ta quay lại với các sự kiện, cải cách xây dựng nên biến LIB (tự do hóa tài chính). Chúng ta thấy rằng với các sự kiện Việt Nam tiến hành hội nhập kinh tế, tài chính dẫn đến tự do hóa tài chính đã làm gia tăng cơ hội cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam, trong đó, các ngân hàng nước ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trong nước. Đồng thời, với việc thành lập các công ty quản lý quỹ đầu tư làm gia tăng khả năng cạnh tranh đối với ngân hàng, các sản phẩm trên thị trường tài chính ngày càng đa dạng, khiến cho ngân hàng không còn giữ vai trò độc quyền như trước đây, nếu không có những thay đổi, cải cách hoạt động để thích nghi với tự do hóa tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thì các ngân hàng sẽ gặp phải sự sụt giảm trong lợi nhuận của mình, thậm chí có thể gây ra khủng hoảng hệ thống ngân hàng như các nghiên cứu ở các quốc gia khác đã đề cập trong phần tổng quan. Ngoài ra, chúng xem xét mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê của INF và ROA, điều này giống với kết luận của tác giả Hakimi; trong khi một số nghiên cứu khác trước đây cho rằng mối tương quan dương giữ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng. Mặc dù kết quả có khác nhau giữa các bài nghiên cứu, nhưng mỗi trường hợp đều có cách giải thích hợp lý. Cụ thể, khi lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất ngân hàng cao hơn và tất nhiên có khả năng làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng, điều này đúng khi ngân hàng có thể dự đoán trước được tình hình lạm phát, đề ra mức lãi suất hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhưng đối với trường hợp ngược lại, nếu lạm phát tăng cao nhưng không được dự đoán trước và ngân hàng không điều

chỉnh kịp thời lãi suất của nó, một điều tất yếu là lãi suất của ngân hàng không bù đắp được sự tăng lên trong lạm phát, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính và lợi nhuận của ngân hàng phân tích dữ liệu bảng đối với ngân hàng việt nam (Trang 38 - 40)