Phòng khô ráo, thoáng mát 3 ngày Tủ lạnh nhiệt độ 1 40C1 tuần

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng của tinh bột biến tính (Trang 29 - 32)

3.2. Ứng dụng tinh bột liên kết ngang

Trong công nghiệp giấy: tinh bột photphate cùng với protein và casein trong đậu nành để làm chất keo bảo vệ cho mực in. Sử dụng hỗn hợp tinh bột photphate- rosin trong công nghiệp giấy nhằm giữ được mực in, chống thấm nước và nhanh khô.

Sử dụng làm chất kết dính: sử dụng tinh bột photphate cùng với tinh bột tự nhiên, borate, xút dùng làm chất kết dính giấy lót làn sóng để bảo quản thủy tinh.

Trong công nghiệp dệt: sử dụng để hồ sợi, in nhuộm vải, làm chất hồ cứng. Khi bổ sung tinh bột photphate nhằm làm tăng khả năng hòa tan, độ nhớt cho việc hồ sợi vải ở điều kiện gia nhiệt có áp lực.

Trong công nghiệp dược, tẩy rửa: sử dụng tinh bột photphate để pha bột sát trùng trong phẩu thuật, dễ lành vết thương hơn, tăng nhanh sự phát triển của mô.Tinh bột photphate cùng với cacboxymetyl cellulose (CMC) dùng làm chất xử lí nước thải bằng phương pháp lắng.

Trong nông nghiệp: trộn 0,5-5% tinh bột photphate vào đất mặn nhằm làm tăng tính giữ nước, đặc biệt trong trồng cỏ. Sử dụng tinh bột photphate như chất phụ gia bổ sung vào thức ăn của gia súc, gia cầm.

Trong công nghiệp đúc: tinh bột photphate cùng với acide glutamic, cồn tạo hỗn hợp kết dính trong việc tạo khuôn.

Trong công nghiệp thực phẩm: tinh bột photphate được dùng để ổn định trạng thái nhũ tương ổn đinh độ bền, độ đặc trong các sản phẩm cần ổn định khi tan giá. Tinh bột photphate trộn khô với đường và hương liệu, cho vào sữa lạnh để định dạng sản phẩm bánh pudding. Tinh bột photphate còn được dùng để ổn định trạng thái nhũ tương của sốt mayonnaise, cải thiện chất lượng bánh mì...

3.3. Ứng dụng của cyclodextrin.

Công nghiệpdược:

Sử dụng cyclodextrin làm chất bao có khả năng làm tăng hoạt tính sinh học cho các phân tủ chất khách thể. Phức này làm tăng khả năng hòa tan và hấp thụ thuốc. Như vậy có thể tiết kiệm thuốc và giảm tác dụng phụ của thuốc. Người ta thường dùng cyclodextrin để sản xuất steroit, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng.

Một số thuốc thường ở dạng hỗn hợp raxemic không thể dùng điều trị được do phản ứng phụ của một trong số đồng phân enantiome.Tuy nhiên qua sắc kí ái lực với β- cyclodextrin sẽ cho phép chuyển hóa một số sản phẩm đồng phân raxemic để có

lợi cho điều trị như các chất phong bế β, các chất làm dịu, thuốc chống histamin, thuốc chống co giật, thuốc lợi niệu, các chất chống gây nghiện.

Nông nghiệp:

Các cyclodextrin làm tăng năng suất của ngũ cốc. Ở những hạt giống được xử lí bằng b-cyclodextrin sự nảy mầm chậm lại vài ngày nhưng năng suất thu được cao hơn 20-40% so với mẫu đối chứng.

Côngnghiệp thựcphẩm:

Sử dụng cyclodextrin để sản xuất dầu ăn, chất thơm, chất màu, vitamin… b- cyclodextrin được dùng để loại cholesterol trong chất béo của sữa, cũng như để vận tải các chất thơm.

Công nghiệpmỹphẩm:

Cyclodextrin được sử dụng trong sản xuất dầu bôi đầu, nước hoa…

Công nghiệpnônghóa:

Cyclodextrin được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ, thuốc trừ nấm…

Công nghiệphóadược:

Các cyclodextrin được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa, chất xúc tác, phân tách các hợp chất…Các cyclodextrin sau khi được ghép lên phân tử chất mang cao phân tử như sepharose 6B hay silicagel được dùng làm phối tử trong sắc kí ái lực. Các enzym cyclodextrin glucozyltransferaza, b- và a-amilaza của ngũ cốc đều được tinh sạch trên gel kiểu này. Pha cố định được ghép trên cơ sở các cyclodextrin thường được sử dụng trong phân tách các đồng phân. Các pha ghép này nhanh chóng thể hiện khả năng đáng ngạc nhiên trong trường hợp pha nghịch đảo cổ điển và thậm chí trong pha bình thường thì khả năng lựa chọn của chúng gần giống với khả năng của pha diol. Một ứng dụng nữa là ứng dụng phân tích các hỗn hợp raxemic bằng cách tạo nên phức đặc hiệu lập thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương thị Minh Hạnh, 2003. Nghiên cứu các dạng biến hình tinh bột hoa màu và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Trường đại học bách khoa Đà Nẵng.

2. Trương thị Minh Hạnh, Lê Văn Hoàng, Biện Thị Khánh Phước, 2002. Nghiên cứu biến hình tinh bột bình tinh bằng phương pháp axít, Táp chí Khoa học và công nghệ số 2.

3. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 1999. Hóa học thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

4. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 2002. Biến hình sinh học các sản phẩm từ hạt. NXB Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội.

5. Lê Ngọc Tú (chủ biên), 200. Hóa sinh công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng của tinh bột biến tính (Trang 29 - 32)