Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41)

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian bắt đầu tiến hành thực hiện đề tài là từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Việc thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ được duyệt theo thời gian và không gian tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Các văn bản, các tài liệu liên quan đến lập và thực hiện QHSDĐ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình,...

- Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất, nước,... - Thực trạng môi trường.

3.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế. - Dân số, lao động, việc làm.

- Cơ sở hạ tầng của huyện.

3.4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2016 giai đoạn 2011-2016

- Tình hình quản lý đất đai.

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2016. - Biến động đất đai giai đoạn 2011-2016.

3.4.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.4.3.1. Khái quát phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.4.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011- 2015) huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

a. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. (theo 03 nhóm đất: Đất nông nghiệp, Đất phi nông nghiệp, Đất chưa sử dụng).

b. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

c. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

3.4.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

a. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt. (theo 03 nhóm đất: Đất nông nghiệp, Đất phi nông nghiệp, Đất chưa sử dụng)

b. Đánh giá tình hình thực hiện các công trình, dự án theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

c. Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt.

3.4.3.4. Xác định tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đất đến năm 2020 huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Thu thập các tài liệu, số liệu có sẵn: - Thu thập các tài liệu, số liệu có sẵn:

+ Các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn huyện;

+ Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội; + Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường;

+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; + Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện; + Chi cục Thống kê huyện Lục Ngạn...

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu tổng hợp

Các số liệu thu thập được thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.

3.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của huyện sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ, được quét và số hóa bằng phần mềm Microstation.

3.5.4. Phương pháp đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh kết quả thực hiện được của các chỉ Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh kết quả thực hiện được của các chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất với phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục Quốc lộ 31, nằm trong vĩ tuyến 210 15’N và 210 15’N, kinh tuyến 1080 30’E và 1080 45’E, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông Bắc, có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam.

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động và huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 103.253,05 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt: vùng gò, đồi gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng núi thấp gồm 12 xã. Thị trấn Chũ là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện. Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 31, quốc lộ 279, tỉnh lộ 285 và 290 chạy qua.

4.1.1.2. Địa hình

Lục Ngạn là bồn địa được bao bọc bởi 2 dãy núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Tây Bắc Yên Tử và Huyền Đinh ở phía Nam và Đông Nam, địa hình được chia cắt thành 2 tiểu vùng rõ rệt là tiểu vùng núi thấp và tiểu vùng đồi, gò.

Hình 4.2. Sơ đồ địa hình của huyện Lục Ngạn

Tiểu vùng 1: chiếm gần 60% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm

12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc.

Tiểu vùng này bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 150- 200m. Trong vùng này, núi cao có độ dốc >250 chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên và có hai hồ lớn có tiềm năng phát triển du lịch là hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thuần…

Tiểu vùng 2: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40%

diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình, hình lượn sóng, độ dốc trung bình từ 8 - 150, hướng dốc không ổn định, độ cao trung bình từ 80- 120m so với mực nước biển. Trong vùng này phần lớn là ruộng bậc thang, đồi thoải, nhưng độ che phủ kém nên nhiều nơi bị xói mòn trơ sỏi đá, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng, canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

LẠNG SƠN

SƠN ĐỘNG LỤC NAM

LỤC NAM

SƠ ĐỒ ĐỊA HÌNH DẠNG 3 CHIỀU HUYỆN LỤC NGẠN 2 - 50 m 50 - 100 m 100 - 150 m 150 - 200 m > 200 m

4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra cho thấy Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2.149,79 ha; chiếm 2,08% diện tích đất điều tra. Trong nhóm đất này có tới 80% diện tích có thể trồng các loại cây hoa màu và 20% diện tích đất có thể cấy 2 vụ lúa và 1 vụ màu.

- Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha; chiếm 0,02% diện tích đất điều tra thổ nhưỡng phân bố ở vùng trũng, thường xuyên bị ngập úng. Số diện tích này có thể cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất Feralit vàng nhạt trên núi có độ cao từ 700-900m (FH) so với mực nước biển có diện tích là 1.728,72 ha; chiếm 1,67% diện tích đất điều tra. Nhóm đất này có độ dốc tương đối lớn, tầng dày từ 30 - 100cm thích hợp với phát triển cây lâm nghiệp, cần trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Nhóm đất Feralit trên núi, ở độ cao từ 200-700m so với mặt nước biển có diện tích 31.463,48 ha; chiếm 30,47% diện tích đất điều tra, phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao, độ dốc lớn, thích hợp với phát triển lâm nghiệp. Trong nhóm đất này một số diện tích ở độ cao trung bình trên 200m có thể trồng các loại cây ăn quả lâu năm như: nhãn, hồng, vải thiều.

- Nhóm đất Feralit ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ 25-200m có diện tích 62.578,42 ha; chiếm 60,61% diện tích điều tra. Nhóm đất này thích hợp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp và cây ăn quả như: nhãn, vải thiều, na...

- Đất lúa nước vùng đồi núi: Diện tích 5.313,85 ha; chiếm 5,15% diện tích điều tra. Các nhóm đất này phân bố ở các cánh đồng bằng phẳng và ruộng bậc thang, đất có tầng đất dầy khá, thích hợp trồng lúa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhiều nơi đã bạc màu.

Như vậy, tài nguyên đất của huyện Lục Ngạn tương đối đa dạng, với 6 nhóm đất chính có chất lượng khác nhau được phân bố ở địa hình bằng, đồi thấp và núi cao dốc. Đất đai huyện Lục Ngạn cùng với đặc điểm khí hậu, tài nguyên nước... cho phép phát triển hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Bảng 4.1. Cơ cấu các nhóm đất

STT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 103.253,05 100 1 Đất phù sa sông, suối 2.149,79 2,08

2 Đất bùn lầy 18,79 0,02

3 Đất Feralit vàng nhạt trên núi có độ cao

từ 700-900m (FH) so với mực nước biển 1.728,72 1,67 4 Đất Feralit trên núi, ở độ cao từ 200-

700m so với mực nước biển 31.463,48 30,47 5 Đất Feralit ở vùng đồi thấp, ở độ cao từ

25-200m 62.578,42 60,61

6 Đất lúa nước vùng đồi núi 5.313,85 5,15 Nguồn: UBND huyện Lục Ngạn (2016)

b. Tài nguyên nước

Lục Ngạn có tài nguyên nước mặt khá dồi dào, thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và phục vụ đời sống dân sinh.

Hiện tại chưa được điều tra kỹ để đánh giá về trữ lượng nước ngầm nhưng qua khảo sát sơ bộ các giếng ở một số vùng trong huyện cho thấy mực nước ngầm không quá sâu (khoảng 20-25m), chất lượng nước khá tốt, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt.

Nhìn chung, nguồn nước ngầm của huyện Lục Ngạn có trữ lượng và chất lượng tương đối tốt, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh nên sản xuất nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, có năm do hạn hán kéo dài, nhiều hồ đập bị cạn kiệt nước đã gây ảnh hưởng lớn đến thời vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Vì vậy, trong tương lai cần phải khảo sát kỹ về trữ lượng nước, có kế hoạch khai thác hợp lý, kết hợp với việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn để khắc phục tình trạng thiếu nước trong mùa khô hạn.

c. Tài nguyên rừng

Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp 39.847,94ha, chiếm 38,59% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 29.637,55ha, chiếm 28,70% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất rừng

Những năm gần đây, diện tích rừng trồng đã được chú trọng đầu tư phát triển và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, tạo giá trị sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên sinh vật.

d. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Lục Ngạn có một số khoáng sản quý như: than, đồng, vàng… theo tài liệu điều tra tài nguyên dưới lòng đất cho biết: về than đá các loại có trữ lượng khoảng 30 nghìn tấn. Quặng đồng có hàm lượng thấp nên không có ý nghĩa khai thác công nghiệp.

Ngoài ra, Lục Ngạn còn có vàng sa khoáng nhưng trữ lượng không lớn; một số khoáng sản như đá, sỏi, cát, đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu xây dựng phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng(UBND huyện Lục Ngạn, 2016).

4.1.1.4. Thực trạng môi trường

Trong năm qua, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Ngạn thường xuyên đôn đốc UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, khuyến khích thành lập các tổ chức, đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 1 công ty cổ phần môi trường đô thị, 4 HTX vệ sinh môi trường và 5 tổ vệ sinh môi trường đang hoạt động thu gom rác thải tại khu vực thị trấn Chũ, một số xã lân cận thị trấn, trung tâm các xã Kiên Thành, Biên Sơn, Phố Lim - Giáp Sơn, Tân Sơn, Biển Động, Phượng Sơn, Thanh Hải, Hồng Giang, Tân Hoa, Phì Điền cơ bản lượng rác thải phát sinh tại các chợ, rác thải sinh hoạt của các hộ dân tại các khu vực trên được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chủ yếu.

Tuy nhiên, vấn đề môi trường của huyện cũng còn một số khó khăn: Lục Ngạn là huyện có diện tích đất đai rộng nhất tỉnh Bắc Giang nên công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được theo yêu cầu đặt ra, mặt khác kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường còn hạn chế, chưa khuyến khích được các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là tổ vệ sinh môi trường của các xã trên địa bàn huyện.

Để giữ được môi trường huyện Lục Ngạn luôn trong sạch, trong giai đoạn tới cần được quan tâm bằng cách đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị cho tổ vệ sinh môi trường các xã để thu gom rác thải, chất thải, khơi thông cống rãnh thoát nước. Cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường, các văn bản pháp quy phục vụ công tác bảo vệ môi trường

bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho nhân dân trong huyện. Đồng thời, đề nghị mở lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức quản lý về bảo vệ môi trường cho cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước và của tỉnh, với chính sách mở cửa trong công cuộc cải cách kinh tế, nền kinh tế của huyện từng bước ổn định và phát triển ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, từ nông nghiệp, thủy sản đến công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Đây là bước tạo đà cho quá trình hòa chung công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, phát triển và chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện cũng tạo cơ sở cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa… cải thiện đáng kể đời sống người dân trên địa bàn huyện cả về vật chất và tinh thần.

Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2001 - 2016

Nhóm ngành

Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm) Năm 2000 Năm 2006 Năm 2016 2001- 2006 2007- 2016 2001- 2016 1. Nông, lâm nghiệp - Thủy sản 276.885 629.087 1.216.72 14,66 24,59 17,88 2. Công nghiệp - Xây dựng 43.374 102.232 344.200 15,36 49,88 25,88 3. Dịch vụ 82.860 140.159 559.080 9,16 58,59 23,63 Tổng nền kinh tế 403.119 871.478 2.120.00 13,71 34,49 20,25 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Ngạn (2017)

Trong giai đoạn từ 2001 - 2016, giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân 20,25%. So sánh các ngành trong giai đoạn này cho thấy, ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất 25,88%, với giá trị sản xuất năm 2000 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41)