Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

- Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Số liệu về tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở Việt Nam qua các báo cáo, sách báo, tạp chí và mạng Internet.

- Số liệu về tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa thông qua các báo cáo thống kê hàng năm của phòng nông nghiệp và chi cục thống kê huyện.

- Số liệu tổng quan chung của các xã do ban thống kê, ban địa chính và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp cung cấp.

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hạt giống lúa nói riêng và các số liệu về

năng suất, sản lượng, diện tích sản xuất hạt giống lúa qua các năm được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

+ Tài liệu sơ cấp thu thập bằng cách điều tra trực tiếp các hộ sản xuất lúa giống.

+ Thu thập số liệu trực tiếp từ công ty giống; các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp; cán bộ, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện, xã và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động liên kết.

+ Chọn mẫu điều tra:

Đối với Hợp tác xã, tôi cũng lựa chọn 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp của 2 xã trên, đó là: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An (xã An Mỹ), Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Mỹ (xã An Mỹ) và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Thanh (xã An Thanh).

Ở 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An, Đông Mỹ, An Thanh mỗi Hợp tác xã chọn 30 hộ để điều tra. Trong 30 hộ được chọn gồm có 15 hộ tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống còn 15 hộ không tham gia. Đối với công ty giống, tôi chọn Công ty Cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình bởi đây là Công ty ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống với 3 xã trên.

+ Phiếu điều tra:

a. Phỏng vấn hộ nông dân  Số lượng

Đề tài tiến hành điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa giống tại 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An, Đông Mỹ, An Thanh. Trong đó 45 hộ tham gia liên kết, 45 hộ không tham gia liên kết.

 Nội dung điều tra

Đối với mỗi xã tiến hành điều tra hộ nông dân về các thông tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ lúa giống... Về tình hình sản xuất lúa giống như: loại giống lúa, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng... Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống của người dân

trồng lúa. Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao.

Mẫu điều tra được chọn với sự tham gia của hộ nông dân sản xuất lúa giống ở địa phương nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra trong các kênh kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, những khó khăn, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.

b.Công ty giống cây trồng Thái Bình

- Nội dung phỏng vấn:

(i) Tình hình cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra đối với sản phẩm lúa giống (ii) Thuận lợi và khó khăn trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ lúa giống (iii) Tình hình liên kết trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra đối với sản phẩm lúa giống.

c. Phỏng vấn cán bộ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các cán bộ các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp để lấy các thông tin cần thiết như như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất và tiêu thụ lúa giống, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất lúa giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52 - 54)