Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Hoạt động sản xuất lúa giống được tiến hành trên nhiều xã của huyện Quỳnh Phụ. Để tiến hành nghiên cứu, tôi chọn 2 xã An Mỹ, An Thanh gồm 3 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông An, Đông Mỹ, An Thanh là những xã đi đầu trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình. Đây là 2 xã đã thực hiện mô hình cánh đồng lớn trồng nhiều lúa giống nhất trong huyện.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

- Là những thông tin đã có sẵn, được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Số liệu về tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở Việt Nam qua các báo cáo, sách báo, tạp chí và mạng Internet.

- Số liệu về tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa thông qua các báo cáo thống kê hàng năm của phòng nông nghiệp và chi cục thống kê huyện.

- Số liệu tổng quan chung của các xã do ban thống kê, ban địa chính và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp cung cấp.

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất hạt giống lúa nói riêng và các số liệu về

năng suất, sản lượng, diện tích sản xuất hạt giống lúa qua các năm được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

+ Tài liệu sơ cấp thu thập bằng cách điều tra trực tiếp các hộ sản xuất lúa giống.

+ Thu thập số liệu trực tiếp từ công ty giống; các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp; cán bộ, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện, xã và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động liên kết.

+ Chọn mẫu điều tra:

Đối với Hợp tác xã, tôi cũng lựa chọn 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp của 2 xã trên, đó là: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An (xã An Mỹ), Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông Mỹ (xã An Mỹ) và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Thanh (xã An Thanh).

Ở 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An, Đông Mỹ, An Thanh mỗi Hợp tác xã chọn 30 hộ để điều tra. Trong 30 hộ được chọn gồm có 15 hộ tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống còn 15 hộ không tham gia. Đối với công ty giống, tôi chọn Công ty Cổ phần Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình bởi đây là Công ty ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống với 3 xã trên.

+ Phiếu điều tra:

a. Phỏng vấn hộ nông dân  Số lượng

Đề tài tiến hành điều tra 90 hộ nông dân sản xuất lúa giống tại 3 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đông An, Đông Mỹ, An Thanh. Trong đó 45 hộ tham gia liên kết, 45 hộ không tham gia liên kết.

 Nội dung điều tra

Đối với mỗi xã tiến hành điều tra hộ nông dân về các thông tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ lúa giống... Về tình hình sản xuất lúa giống như: loại giống lúa, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng... Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa giống của người dân

trồng lúa. Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao.

Mẫu điều tra được chọn với sự tham gia của hộ nông dân sản xuất lúa giống ở địa phương nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra trong các kênh kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống, những khó khăn, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân.

b.Công ty giống cây trồng Thái Bình

- Nội dung phỏng vấn:

(i) Tình hình cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra đối với sản phẩm lúa giống (ii) Thuận lợi và khó khăn trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ lúa giống (iii) Tình hình liên kết trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra đối với sản phẩm lúa giống.

c. Phỏng vấn cán bộ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các cán bộ các Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp để lấy các thông tin cần thiết như như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất và tiêu thụ lúa giống, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất lúa giống.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Xử lý thông tin sơ cấp:

- Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh

- Thông tin định lượng: Xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. 3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tổ thống kê: Phân tổ nhóm hộ tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giống và nhóm hộ không tham gia.

Thống kê mô tả: Mô tả các hoạt động trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống giữa các chủ thể tham gia liên kết.

Thống kê so sánh: So sánh lợi ích của các chủ thể khi tham gia liên kết dưới hình thức thoả thuận hợp đồng và không tham gia.

3.2.4.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Được sử dụng trong việc lựa chọn tài liệu, phân tích xu hướng vận động, lựa chọn các kết quả nghiên cứu, tham khảo những ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên để có cái nhìn bao quát phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

3.2.4.3. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia

Thảo luận nhóm: Phương pháp này được sử dụng để gặp mặt và thảo luận tại xã với nhóm 10 - 15 người gồm lãnh đạo địa phương, các bên tham gia liên kết sản xuất, các hộ trồng lúa giống.

Nội dung thảo luận bao gồm các vấn đề chính như sau:

Phong trào sản xuất lúa giống xuất hiện tại địa phương khi nào? Quá trình hình thành, phát triển tại địa bàn điều tra như thế nào?

Nghề trồng lúa giống có tác dụng như thế nào đối với các gia đình và địa phương?

Liệt kê những mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm lúa giống điển hình tại địa phương?

Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa giống tại địa phương?

Đã có chương trình, dự án gì liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa giống ở địa phương?

Các hộ nông dân tại địa phương đã được tập huấn những kiến thức về kinh tế, kỹ thuật gì về sản xuất lúa giống?

Dự báo xu hướng phát triển của sản xuất lúa giống và các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở địa phương thời gian tới?

Những đề xuất để phát triển sản xuất lúa giống tại địa phương trong thời gian tới?

3.2.4.4. Phương pháp thống kê kinh tế

Được sử dụng nhằm tính toán các chỉtiêu trong sản xuất như số bình quân, kỳ vọng, độ lệch chuẩn, số tuyệt đối, số tương đối, giá trị trung bình của các biến số để phân tích quy mô, cơ cấu, kết quả, hiệu quả, mức độ điển hình trong sản xuất lúa giống của hộ.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ phát triển 3.2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống

- Diện tích sản xuất lúa giống - Sản lượng lúa giống

- Năng suất lúa giống - Chi phí sản xuất

- Giá bán bình quân khi hộ nông dân sản xuất lúa giống

3.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống - Đánh giá thực hiện cam kết của các chủ thể: Luôn thực hiện đúng, đa số thực hiện đúng, thi thoảng thực hiện đúng, phá vỡ cam kết. Tỷ lệ %.

- Mức độ liên kết giữa các chủ thể: rất chặt chẽ, chặt chẽ, tương đối chặt chẽ, lỏng lẻo, rất lỏng lẻo. Tỷ lệ %.

3.2.5.4. Các chỉ tiêu về các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng tới liên kết - Chỉ tiêu về trình độ nhận thức về liên kết: mức độ hiểu biết (hoàn toàn không biết, có biết nhưng không hiểu rõ, hiểu rất rõ), số ý kiến. Tỷ lệ %.

- Các chỉ tiêu chỉ nguyên nhân dẫn tới hiệu quả liên kết thấp: do các tác nhân chưa liên kết chặt chẽ, bất lợi của thị trường, lỗi từ phía đối tác liên kết.

- Lý do hộ nông dân không muốn tham gia liên kết: nhận thức về liên kết, điều kiện không cho phép, không muốn bị ràng buộc vì không thấy lợi ích. Tỷ lệ %.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GIỐNG Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ

4.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ 4.1.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở huyện Quỳnh Phụ 4.1.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa ở huyện Quỳnh Phụ

Quỳnh Phụ là huyện sản xuất lúa tiêu biểu của tỉnh Thái Bình. Tình hình sản xuất lúa của huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2014 – 2016 đuợc tổng hợp ở bảng dưới.

Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng lúa huyện Quỳnh Phụ giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I. Lúa xuân

1. Diện tích Nghìn ha 11,8 11,8 11,7

2. Năng suất Tạ/ha 72,55 72,4 72,3

3. Sản lượng Nghìn tấn 85,6 85,3 84,8

II. Lúa mùa

1. Diện tích Nghìn ha 11,8 11,7 11,7

2. Năng suất Tạ/ha 60,11 60,15 60

3. Sản lượng Nghìn tấn 70,9 73,6 72,7

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quỳnh Phụ(2017)

- Về diện tích: Năm 2016, diện tích gieo cấy lúa vụ xuân là 11,7 nghìn ha, giảm 1000 ha so với năm 2013; Lúa vụ mùa năm 2016 là 11,7 nghìn ha, ngang bằng với năm 2014.

- Về năng suất: Yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa đó chính là năng suất. Cây lúa trên địa bàn huyện được gieo trồng ở hai vụ: vụ xuân và vụ mùa, vụ mùa có diện tích gieo cấy giống vụ xuân. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên cho nên lúa xuân thường cho năng suất cao hơn lúa mùa. Những xã như Đông An, Đông Mỹ ở trung tâm, chủ động về nước nên năng suất trung bình đạt rất cao từ 73 - 74

tạ/ha. Năm 2014 năng suất lúa xuân là 72,55 tạ/ha, lúa mùa chỉ đạt 60,11 tạ/ha, lúa xuân cao hơn lúa mùa là 12,44 tạ/ ha; đến năm 2015 lúa xuân đạt 72,4 tạ/ha, lúa mùa đạt 60,15 tạ/ha mức chênh lệch còn 12,25 tạ/ha; năm 2016 lúa xuân đạt 72,3 tạ/ha, lúa mùa đạt 60 tạ/ha mức chênh lệch là 12,3 tạ/ha. Qua bảng số liệu cho thấy năng suất lúa xuân tương đối ổn định, bình quân trong 3 năm có sự giảm nhẹ. Nhưng ngược với lúa xuân lúa mùa có sự biến động về năng suất: năm 2015 do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa vụ mùa, cho nên năng xuất lúa mùa là 60,15 tạ/ha, tăng 0,07% tức là 0,04 tạ/ha so với năm 2014. Nhưng đến năm 2016 điều kiện thời tiết bất lợi đã làm cho năng suất lúa mùa giảm còn 60 tạ/ha, giảm so với năm 2015 là 0,25% bằng 0,15 tạ/ha. Qua đây cho thấy năng suất sản xuất lúa chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên. Hiện nay huyện đang có chủ trương sản xuất lúa có chất lượng cao như BC15, TBR225 trong đó chủ yếu là BC15.

- Về sản lượng: Sản lượng lúa vụ xuân năm 2016 là 84,8 nghìn tấn, giảm 0,5 nghìn tấn so với năm 2015; Sản lượng lúa vụ mùa là 72,7 nghìn tấn, giảm 0,9 nghìn tấn so với năm 2014. Lý do giảm sản lượng chủ yếu là do diện tích gieo cấy lúa đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Tóm lại, sản xuất lúa gạo hiện nay của nhân dân trong huyện có sự chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế chứ không còn chú trọng trong việc tăng về diện tích. Điều này khẳng định nhận thức về sản xuất của nông dân nơi đây được nâng cao rất nhiều, điều này góp phần tích cực vào công cuộc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung.

Tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với bất cứ ngành sản xuất nào, ngành sản xuất lúa cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, đối với sản phẩm nông nghiệp do điều kiện không bảo quản được trong thời gian dài do đó vấn đề tiêu thụ sản phẩm có một vai trò to lớn. Phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất ít cho nên lúa gạo sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chăn nuôi của gia đình, phần còn lại mới để bán. Việc tiêu thụ sản phẩm do các nông hộ chịu trách nhiệm thực hiện. Kênh tiêu thụ sản phẩm của hộ được thể hiện ở sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lúa huyện Quỳnh Phụ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra(2017)

Qua sơ đồ 4.1 có thể thấy kênh tiêu thụ lúa của các nông hộ được thực hiện như sau: Hộcó thể bán lúa giống cho doanh nghiệp thông qua hợp đồng với HTX, bán cho người thu gom hoặc bán cho đại lí thu mua. Thông tin về giá lúa gạo khá phổ biến thuận lợi cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm và có sự điều chỉnh theo giá lúa quốc gia. Lúa gạo từ các hộ nông dân hoặc những người thu gom tới đại lí thu mua từ đó được chuyển đi chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên trên địa bàn huyện không có một cơ sơ chế biến lúa gạo nào lớn chỉ có những cơ sở rất nhỏ chế biến gạo để bán cho nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận.

4.1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện Quỳnh Phụ

a. Diện tích lúa giống

Quỳnh Phụ là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh Thái Bình về phát triển sản xuất lúa giống, chủ yếu là giống BC15. Diện tích của các HTX được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.2. Biến động diện tích lúa giống tại khu vực điều tra giai đoạn 2014-2016 HTX 2014 2015 2016 DT lúa (ha) DT lúa giống (ha) Cơ cấu (%) DT lúa (ha) DT lúa giống (ha) Cơ cấu (%) DT lúa (ha) DT lúa giống (ha) Cơ cấu (%) 1.HTX Đông An 147,8 75 50,7 147,8 80 54,1 147,8 90 60,9 2.HTX Đông Mỹ 138,4 70 50,6 138,4 80 57,8 138,4 85 61,4 3.HTX An Thanh 246,2 100 40,6 246,2 120 48,7 246,2 144 58,5 Tổng 532,4 245 532,4 280 532,4 319

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Phụ(2017) Doanh nghiệp

Người thu gom

Đại lý

Người mua lúa Người sản xuất lúa

Qua bảng thống kê có thế nhận thấy tổng diện tích gieo cấy lúa giống của 3 hợp tác xã Đông An, Đông Mỹ và An Thanh đều tăng lên rõ rệt. Năm 2014 diện tích gieo trồng lúa giống là 245 ha, chiếm 46% tổng diện tích gieo cấy. Nhưng đến năm 2016 thì diện tích trồng lúa giống đã tăng lên 319 ha tương đương 60% tổng diện tích gieo cấy.

b. Năng suất lúa giống

Năng suất và sản lượng lúa giống của khu vực điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Năng suất lúa giống giai đoạn 2014-2016 tại khu vực điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 52)