Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối với đực pidu và duroc nuôi trong nông hộ (Trang 29)

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới đã sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều máu có năng suất và tỷ lệ nạc cao. Nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Hampshire (H), Pietrain (Pi)…

Theo Ian Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn đã có từ hơn 50 năm trước, việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã trở thành phổ biến.

So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Otrowski et al. (1997) cho thấy con lai có 25% và 50% máu Pietrain có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử dụng đực lai F1(PiD) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn (Gajewczyk et al., 1998). Các nghiên cứu của Gerasimov et al. (1997) cho biết lai hai, ba giống đều có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản như: số con đẻ ra/lứa, tỷ lệ nuôi sống và khối lượng ở 60 ngày tuổi/con. Lai hai giống làm tăng số con đẻ ra/lứa so với giống thuần (10,9 con so với 10,1 con/lứa), tăng khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa. Vì vậy, việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm (Dzhuneibaev et al., 1998). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức tăng trọng tốt và tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn thuần. Gerasimov et al. (1997) cho biết công thức lai hai giống (Duroc  Large Black), công thức lai ba giống Duroc  (Poltava Meat  Russian Large White) có khả năng tăng trọng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.

Ở Mỹ, năng suất sinh sản của đàn lợn nái năm 1970 chỉ đạt 7,2 lợn con cai sữa/lứa, với số lứa đẻ/nái/năm là 1,80 (Gerrits et al., 1979, trích từ Ian Gordon, 1997). Đến năm 1994 đã tăng lên 8,92 lợn con cai sữa/lứa và số lứa đẻ/nái/năm là 2,30 (Trần Kim Anh, 2000).

Việc sử dụng nái lai (LY) phối giống với lợn Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (LY) phối với lợn đực lai PiDu để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ. Lợn đực giống Pietrain đã được cải tiến (Pietrian Rehal hay còn gọi Pietrain kháng stress) có tỷ lệ nạc cao (trên 60%) được sử dụng là dòng đực cuối cùng để sản xuất lợn thịt (Leroy et al., 2000). Warnants et al. (2003) cho biết ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn đực Pi để sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.

Tại Áo, với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein 

LW) và F1(Edelschwein  L) được phối giống với lợn đực Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt.

Việc sử dụng nái lai F1(L×Y) phối với lợn Pietrain để sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai F1(L×Y) phối với lợn đực lai (Pietrain×Duroc) để sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ.

Lai kinh tế ở một số nước, kết quả lai kinh tế đã làm tăng số lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12 - 16%. Tỷ lệ nuôi sống cao hơn từ 10 - 15% so với lợn thuần.

Ở Hà Lan, chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng. Thịt lợn chiếm 60% tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong năm. Trong chăn nuôi lợn thì trên 90% lợn vỗ béo là lợn lai. Tổ hợp lai hai máu (L×Y) chiếm tới 69%, các tổ hợp lai nhiều giống tham gia ngày càng tăng. Nhiều địa phương của Hà Lan đã sử dụng lợn lai hai máu để nuôi thịt, một số địa phương khác thì ưa chuộng lợn lai 3- 4 máu, trong đó giống thứ 3, 4 thường được chọn là lợn đực Duroc Canada. Lợn lai có ưu thế đẻ nhiều con, trung bình một ổ lợn con lúc sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.

Trung Quốc có 60 giống lợn được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau. Để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn: Yorkshire, Duroc, Hampshire, Landrace cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ.

Ở Thái Lan trước năm 1960 chỉ quan tâm đến dòng lợn thuần, sau năm 1960 mới quan tâm đến lai kinh tế 2 giống. Sau năm 1970 các nhà khoa học Thái Lan đã tiến hành lai kinh tế 3 giống và sau năm 1980 đã tiến tới lai 4 giống. Các giống lợn được sử dụng chủ yếu để lai kinh tế ở Thái Lan là: Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire. Kết quả công bố của Pholsing et al. (2009) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Thái Lan có tuổi đẻ lứa đầu 434,76 ngày, số con sơ sinh sống đạt 7,47 con và khối lượng sơ sinh/ổ đạt 11,10 kg thấp hơn so với lợn nái Large White nuôi trong cùng điều kiện (428,34 ngày, 8,58 con và 11,80 kg). Tác giả khẳng định hệ số di truyền ước tính ở mức thấp cho các tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,06), số con sơ sinh sống (0,11) và khối lượng sơ sinh/ổ (0,08).

Tomiyama et al. (2010) nghiên cứu trên lợn Berkshire nuôi tại Nhật Bản cho biết: hệ số di truyền của khối lượng sơ sinh là 0,07, khối lượng cai sữa là 0,14 và khối lượng 60 ngày tuổi là 0,18. Roehe et al. (2009) cho biết, hệ số di truyền ước tính ở mức thấp đối với tính trạng khối lượng sơ sinh (0,20).

Mccann et al. (2008) khẳng định sử dụng đực thuần hoặc đực lai không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Số con đẻ ra/lứa thường thấp ở lứa thứ nhất, tăng dần và đạt cao nhất từ lứa thứ 3 đến lứa thứ 5 (Tretinjak et al., 2009).

Htoo and Molares (2012) khi nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên lợn giai đoạn từ 15 đến 35 ngày tuổi có tăng khối lượng trung bình đạt từ 432 – 498 g/ngày và tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng đạt 1,36 đến 1,60 kg/kg. Lợn Piétrain nuôi tại Anh có khối lượng cai sữa đạt 8,2 kg, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đạt 289 g/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 1,18 kg/kg (Taylor et al., 2012).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được tiến hành trên 257 ổ đẻ từ lứa 1 đến lứa 6 của nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) được phối với đực Duroc và 288 ổ đẻ của nái lại F1

(Landrace x Yorkshire) được phối với đực PiDu (50:50).

Con lai 3 giống, 4 giống được tạo ra từ các tổ hợp lai trên.

- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được theo dõi và ghi chép trong 03 năm (từ 2013 - 2015).

- Địa điểm nghiên cứu: Hộ chăn nuôi Tuấn Hà, Bình Giang, Hải Dương. 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài đã nghiên cứu các nội dung sau:

3.2.1. Ảnh hưởng của đực phối và lứa đẻ đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản 3.2.2. Năng suất sinh sản chung và qua các lứa đẻ qua các chỉ tiêu 3.2.2. Năng suất sinh sản chung và qua các lứa đẻ qua các chỉ tiêu

+ Thời gian mang thai (ngày) + Khoảng cách lứa đẻ (ngày) + Số con sơ sinh/ổ (con) + Số con sơ sinh sống/ổ (con) + Số con để nuôi/ổ (con) + Số con cai sữa/ổ (con) + Khối lượng sơ sinh/con (kg) + Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) + Khối lượng cai sữa/con (kg) + Khối lượng cai sữa/ổ (kg) + Tỷ lệ sơ sinh sống (%) + Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) + Thời gian cai sữa (ngày)

3.2.3. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Thức ăn lợn nái mang thai (kg) - Thức ăn lợn nái nuôi con (kg)

- Thức ăn lợn con tập ăn đến cai sữa (kg) - Thức ăn lợn nái chờ phối (kg)

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

- Lợn đực, lợn nái và lợn con được quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi lợn giống ngoại theo phương thức công nghiệp.

- Chuồng trại đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương thức phối giống: thụ tinh nhân tạo, tinh dịch đảm bảo phẩm chất - Quy trình vệ sinh, phòng bệnh theo đúng quy định và theo lịch.

- Khẩu phần ăn sử dụng theo chương trình thức ăn của Công ty thức ăn CP:

Giai đoạn cho ăn Loại cám Mức cho ăn

Chờ phối CP 567 2,5 kg TA/ngày

Mang thai

- Từ tuần 1 – 12 CP 566 2,0 kg TA/ngày

- Từ tuần 13 – 14 CP 566 Lợn nái hậu bị: 2,0 kg TA/ngày Lợn nái: 3,0 kg TA/ngày

- Từ tuần 15 – trước

đẻ 03 ngày CP 567 Lợn nái hậu bị: 2,0 kg TA/ngày Lợn nái: 3,0 kg TA/ngày

Trước khi đẻ 03 ngày giảm dần từ 1,5 kg TA xuống, mỗi ngày giảm 0,5 kg.

Nuôi con (sau đẻ 03

ngày) CP 567 Tăng dần từ 1,5 kg TA lên, mỗi ngày tăng 0,5 kg. Cai sữa CP 567 Không cho ăn 01 ngày, sau đó cho ăn

3.3.2. Phương pháp xác đinh các chỉ tiêu

Số liệu về năng suất sinh sản được theo dõi, ghi chép và cân tại thời điểm sơ sinh và cai sữa:

Số con sơ sinh/ổ (con), số con sơ sinh sống/ổ (con), số con để nuôi/ổ (con), số con cai sữa/ổ (con) được xác định bằng cách đếm tại từng thời điểm tương ứng.

Khối lượng sơ sinh/con (kg), khối lượng cai sữa/con (kg) được cân từng con bằng cân đồng hồ (10 kg ± 0,01 kg) tại các thời điểm tương ứng. Sau đó cộng khối lượng từng con của một ổ đẻ để tính ra khối lượng sơ sinh/ổ (kg) và khối lượng cai sữa/ổ (kg).

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = (số con sơ sinh sống/số con sơ sinh) x 100. Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) = (số con cai sữa/số con sơ sinh sống) x 100. Thời gian mang thai (ngày): là khoảng thời gian từ lúc lợn nái phối có chửa đến lúc đẻ. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách lấy ngày đẻ trừ đi ngày phối thông qua hệ thống sổ sách ghi chép.

Thời gian cai sữa (ngày): là khoảng thời gian từ lúc lợn con được đẻ ra đến lúc lợn con được tách khỏi lợn mẹ. Thời gian cai sữa được xác định dựa vào ngày cai sữa trừ đi ngày ngảy thông qua sổ sách ghi chép.

Khoảng cách lứa đẻ (ngày): là khoảng thời gian từ ngày đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa sau và được xác định dựa vào thời gian nuôi con + thời gian chờ phối có chửa sau cai sữa + thời gian mang thai thông qua hệ thống sổ sách ghi chép.

Tiêu tốn thức ăn/ kg lợn con cai sữa:

Theo dõi 30 ổ đẻ của tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và 20 ổ của tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire).

Số liệu về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg lợn con cai sữa được theo dõi, ghi chép và cân tại từng thời điểm tương ứng với số liệu cần thu thập:

- Thức ăn lợn nái mang thai (kg), thức ăn lợn nái nuôi con (kg), thức ăn lợn con tập ăn đến cai sữa (kg), thức ăn lợn nái chờ phối (kg): hàng ngày trước khi cho ăn tiến hành cân lượng thức ăn cho vào máng ăn và khi kết thúc giờ cho ăn cân lượng thức ăn còn thừa.

Lượng TĂ thu nhận = Lượng TĂ cho vào – Lượng TĂ còn thừa.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): được cân từng con bằng cân đồng hồ (10 kg ± 0,01 kg) tại các thời điểm cai sữa. Sau đó cộng khối lượng từng con của một ổ đẻ để tính ra khối lượng cai sữa/ổ (kg).

- Tổng lượng TA/lứa (kg) = TA lợn nái mang thai (kg) + TA lợn nái nuôi con (kg) + TA lợn con tập ăn đến cai sữa (kg) + TA lợn nái chờ phối (kg)

- TTTA/kg lợn con cai sữa (kg) = Tổng lượng TA/lứa/Khối lượng cai sữa/ổ.

3.3.3. Xử lý số liệu

Số liệu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 và SAS 9.1

Các tham số thống kê tính toán gồm: dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình cộng (Mean), sai số của số trung bình (SE) và hệ số biến động (Cv%). So sánh cặp giữa các giá trị trung bình bằng phân tích phương sai sử dụng phép so sánh Tukey. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC VÀ PIDU YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC VÀ PIDU

4.1.1. Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản

Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire)

Chỉ tiêu Đực giống Lứa đẻ R² Thời gian mang thai (ngày) *** NS 0,04 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS *** 0,05 Số con sơ sinh/ổ (con) ** *** 0,18 Số con sơ sinh sống/ổ (con) * *** 0,18 Số con để nuôi/ổ (con) *** *** 0,16 Số con cai sữa/ổ (con) NS *** 0,10 Khối lượng sơ sinh/con (kg) *** *** 0,10 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** *** 0,23 Khối lượng cai sữa/con (kg) *** *** 0,80 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) *** *** 0,37 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) *** NS 0,03 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) *** *** 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) *** *** 0,12 TG phối có chửa sau cai sữa (ngày) *** ** 0,08

NS: P ≥ 0,05 *: P < 0,05 **: P < 0,01 ***: P < 0,001

Đực giống ảnh hưởng đến thời gian mang thai, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, thời gian cai sữa và thời gian phối có chửa sau cai sữa (P<0,001), số con sơ sinh (P<0,01) và số con sơ sinh sống (P<0,05).

Lứa đẻ ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, tỷ lệ sống đến cai sữa, thời gian cai sữa (P<0,001), thời gian phối có chửa sau cái sữa (P<0,01).

Hệ số xác định (R²) là phần trăm biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính của biến phụ thuộc đối với biến độc lập. Hệ số xác định càng lớn thì độ chính xác càng cao. Hệ số xác định của chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con là cao nhất (0,80) và thấp nhất đối với chỉ tiêu tỷ lệ sơ sinh sống (0,03).

Đực giống có ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con tại thời điểm sơ sinh và cai sữa (Đỗ Đức Lực và cs., 2013). Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản; đực giống chỉ ảnh hưởng tới số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/con; nái giống chỉ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con khi nghiên cứu khả năng sinh sản của một số công thức lai trên đàn lợn nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Đồng Hiệp, Hải Phòng.

Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ (Clark and Leman, 1986). Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2002) về khả năng sinh sản lợn Landrace và Yorkshire cho biết: yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất sinh sản, sau đó là kiểu gen halothane. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cũng kết luận lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tất cả các chỉ tiêu sinh sản.

So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả ở nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) đều phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây. 4.1.2. Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực giống Duroc và PiDu được trình bày qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 ta thấy, khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu nuôi trong điều kiện nông hộ là tương đối tốt. Cụ thể:

- Thời gian mang thai của tổ hợp lai giữa lợn F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 115,14 ngày thấp hơn so với tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực PiDu là 115,83 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Kết quả này có hơi cao so với thời gian mang thai trung bình của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối với đực pidu và duroc nuôi trong nông hộ (Trang 29)