Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối với đực pidu và duroc nuôi trong nông hộ (Trang 37)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.1.Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản

4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrac ex Yorkshire) phối vớ

4.1.1.Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản

Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire)

Chỉ tiêu Đực giống Lứa đẻ R² Thời gian mang thai (ngày) *** NS 0,04 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) NS *** 0,05 Số con sơ sinh/ổ (con) ** *** 0,18 Số con sơ sinh sống/ổ (con) * *** 0,18 Số con để nuôi/ổ (con) *** *** 0,16 Số con cai sữa/ổ (con) NS *** 0,10 Khối lượng sơ sinh/con (kg) *** *** 0,10 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) *** *** 0,23 Khối lượng cai sữa/con (kg) *** *** 0,80 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) *** *** 0,37 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) *** NS 0,03 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) *** *** 0,12 Thời gian cai sữa (ngày) *** *** 0,12 TG phối có chửa sau cai sữa (ngày) *** ** 0,08

NS: P ≥ 0,05 *: P < 0,05 **: P < 0,01 ***: P < 0,001

Đực giống ảnh hưởng đến thời gian mang thai, số con để nuôi, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến cai sữa, thời gian cai sữa và thời gian phối có chửa sau cai sữa (P<0,001), số con sơ sinh (P<0,01) và số con sơ sinh sống (P<0,05).

Lứa đẻ ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con, khối lượng cai sữa/ổ, tỷ lệ sống đến cai sữa, thời gian cai sữa (P<0,001), thời gian phối có chửa sau cái sữa (P<0,01).

Hệ số xác định (R²) là phần trăm biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi mối quan hệ tuyến tính của biến phụ thuộc đối với biến độc lập. Hệ số xác định càng lớn thì độ chính xác càng cao. Hệ số xác định của chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con là cao nhất (0,80) và thấp nhất đối với chỉ tiêu tỷ lệ sơ sinh sống (0,03).

Đực giống có ảnh hưởng đến khối lượng của lợn con tại thời điểm sơ sinh và cai sữa (Đỗ Đức Lực và cs., 2013). Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản; đực giống chỉ ảnh hưởng tới số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/con; nái giống chỉ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh/con khi nghiên cứu khả năng sinh sản của một số công thức lai trên đàn lợn ni tại Xí nghiệp Chăn ni Đồng Hiệp, Hải Phịng.

Lứa đẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ (Clark and Leman, 1986). Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2002) về khả năng sinh sản lợn Landrace và Yorkshire cho biết: yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất sinh sản, sau đó là kiểu gen halothane. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cũng kết luận lứa đẻ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới tất cả các chỉ tiêu sinh sản.

So với các kết quả nghiên cứu trên, kết quả ở nghiên cứu này đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đực giống và lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) đều phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây. 4.1.2. Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực giống Duroc và PiDu được trình bày qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 ta thấy, khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu nuôi trong điều kiện nông hộ là tương đối tốt. Cụ thể:

- Thời gian mang thai của tổ hợp lai giữa lợn F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 115,14 ngày thấp hơn so với tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực PiDu là 115,83 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Kết quả này có hơi cao so với thời gian mang thai trung bình của lợn là 114,00 ngày nhưng vẫn nằm trong khoảng thời gian cho phép là 110 - 117 ngày. Kết quả nghiên cứu ở chỉ tiêu này của chúng tôi cao hơn so với một số kết quả nghiên cứu khác. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết thời gian mang thai của lợn 3 tổ hợp lai PiDi x Yorkshire, PiDu x Landrace và PiDu x

F1(LY) lần lượt là 114,28; 114,22 và 114,29 ngày. Tác giả Lê Đình Phùng (2009) cũng cho biết thời gian mang thai của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối tinh đực F1(Duroc x Pietrain) là 114,31 ngày.

Bảng 4.2. Năng suất sinh sản chung của lợn nái F1(LxY) phối với đực Duroc và PiDu

Chỉ tiêu Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) n Mean SE Cv% n Mean SE Cv% Thời gian mang thai (ngày) 257 115,14b 0,11 1,59 288 115,83a 0,12 1,77 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 203 144,60 0,48 4,75 288 144,08 0,29 3,38 Số con sơ sinh/ổ (con) 257 11,68a 0,14 19,00 288 11,16b 0,11 17,18 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 257 11,25a 0,14 19,31 288 10,92b 0,10 16,24 Số con để nuôi/ổ (con) 257 10,90a 0,13 19,13 288 10,45b 0,07 11,97 Số con cai sữa/ổ (con) 257 9,89 0,09 14,80 288 9,99 0,06 10,96 Khối lượng sơ sinh/con (kg) 257 1,46a 0,01 6,96 288 1,43b 0,00 2,09 Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 257 16,98a 0,20 19,17 288 15,99b 0,17 18,42 Khối lượng cai sữa/con (kg) 257 6,49a 0,02 4,04 288 5,49b 0,02 5,93 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 257 64,13a 0,62 15,43 288 54,85b 0,42 13,14 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 257 96,50b 0,40 6,68 288 98,07a 0,24 4,21 Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) 257 92,04b 0,61 10,62 288 95,96a 0,39 6,99 Thời gian cai sữa (ngày) 257 22,31b 0,10 7,53 288 23,74a 0,22 15,70 TG phối có chửa sau CS (ngày) 257 6,54a 0,36 87,83 288 4,50b 0,16 59,01

* Trong cùng một hàng, những giá trị trung bình khơng mang cùng chữ cái là sai số có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Khoảng cách lứa đẻ ở tổ hợp lai giữa lợn F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 144,60 ngày, tổ hợp lai F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực PiDu là 144,08 ngày (P>0,05), tương ứng số lứa đẻ/năm là 2,52 và 2,53 lứa. Kết quả theo dõi của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) trên lợn nái F1(LY) và F1(YL) là 114,03 và 144,55 ngày. Nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) trên lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối tinh đực F1(Duroc x Pietrain) cho kết quả là 144,78 ngày. Ngồi ra, một số tác giả có kết quả nghiên cứu cao hơn, cụ thể: Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) nghiên cứu trên các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực PiDu có khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 156,34; 154,70 và 153,19 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) cho biết: khoảng

cách lứa đẻ trên lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) là 171,07 ngày; Đặng Vũ Bình (2003) nghiên cứu trên lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại các cơ sở giống ở miền Bắc đạt kết quả là 183,85 và 179,62 ngày.

- Số con sơ sinh/ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc là 11,68 con, cao hơn so với đực Pietrain (11,16 con) với P<0,01. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu của một số tác giả trên lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) trên lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc đạt 11,05 con; của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) trên lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc, Landrace và PiDu là 11,25; 11,17 và 11,45 con; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết số con đẻ ra/ổ của nái F1(LY) là 11,61 và F1(YL) là 12,10 con, tổ hợp lai D x (LY) là 11,46 và L19 x (LY) là 11,75 con. Tuy nhiên, nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) ở lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đự Duroc và PiDu là 10,34 và 10,06 con thì lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tơi.

Hình 4.1. Số con/ổ của lợn nái F1(L x Y) phối với đực Duroc và PiDu - Số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực Duroc là 11,25 con, cao hơn so với đực PiDu là 10,92 con (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) là 11,12 con ở tổ hợp lai D x (LxY) và 11,27 con ở tổ hợp lai L19 x (LxY) nhưng thấp hơn kết quả của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh

(2010) là 11,75 con ở lợn nái F1(LxY) phối với đực Duroc và cao hơn so với lợn nái lai F1(LxY) phối với đực Duroc, Landrace, PiDu là 10,70; 10,63 và 10,88 con (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010); nái lai F1(Landrace x Yorkshire) là 9,66 con, F1(Yorkshire x Landrace) là 9,67 con (Nguyễn Văn Đức, 2000).

- Số con để nuôi/ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực Duroc là 10,90 con, cao hơn so với đực PiDu (10,45 con) với P<0,05. Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết số con để nuôi của tổ hợp lai PiDu x Yorkshire, PiDu x Landrace, PiDu x F1(LY) lần lượt là 11,26; 10,84; 11,18 con; Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) nghiên cứu trên tổ hợp lai D x F1(LY) và L x F1(LY) cho biết số con để nuôi/ổ lần lượt là 11,30 và 10,47 con; Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết số con để nuôi/ổ nái lai F1(LY) và F1(YL) là 10,79 và 11,10 con thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương nhưng cao hơn so với kết quả đã công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) trên tổ hợp lai Pi x (LxY) và Du x (LxY) là 10,05 và 9,63 con.

- Số con cai sữa/ổ trung bình của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) là 9,94 con, ở tổ hợp lai giữa đực Duroc với nái F1(Landrace x Yorkshire) là 9,89 con thấp hơn so với tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái F1(Landrace x Yorkshire) là 9,99 con (P>0,05). Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) trên tổ hợp lai lợn Duroc x F1(LxY) là 9,60 con và L19 x F1(LxY) là 9,72 con nhưng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) trên lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire) là 9,07 con và thấp hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở ba tổ hợp lai PiDu x Yorkshire, PiDu x Landrace, PiDu x F1(LY) là 11,10; 10,49; 10,90 con; Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) đã nghiên cứu trên nái lai F1(LY) là 10,33 con.

- Khối lượng sơ sinh/con ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 1,46 kg, cao hơn tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 1,43 kg (P<0,001). Kết quả về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ này có hơi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở lợn nái lai F1(LY) là 1,49 kg; tương tự kết quả nghiên cứu Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 1,46 kg và cao hơn một số nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) ở lợn đực Duroc và Landrace phối với nái lai F1(LY) là 1,32 và 1,30 kg; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) nghiên cứu trên ba tổ hợp lai giữa đực Landrace, Duroc, PiDu với nái lai LxY lần lượt là 1,37; 1,39; 1,41 kg; Lê Đình Phùng (2009) nghiên cứu trên lợn PiDu x F1(LY) là 1,35 kg.

- Khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 16,98 kg, cao hơn so với tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 15,99 kg (P<0,001). Kết quả về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ này có hơi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở lợn nái lai F1(LY) là 17,21 kg; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) nghiên cứu trên tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 17,14 kg và cao hơn một số nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng Oánh (2010) ở lợn đực Duroc và Landrace phối với nái lai F1(LY) là 15,30 và 13,81 kg; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) nghiên cứu trên ba tổ hợp lai giữa đực Landrace, Duroc, PiDu với nái lai LxY lần lượt là 14,88; 14,98; 15,65 kg;

- Khối lượng cai sữa/con ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 6,49 kg cao hơn nhiều so với tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 5,49 kg (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) trên lợn PiDu x F1(LY) ni tại Quảng Bình là 5,88 kg nhưng lại thấp hơn nhiều so với kết quả của môt số tác giả nghiên cứu trên nái lai F1(LY) là 6,74 kg (Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011); trên tổ hợp lai D x F1(LY) là 9,60 kg và L19 x F1(LY) là 9,72 kg (Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình, 2008); Du x (LxY) là 7,39 kg và Pi x (LxY) là 7,44 kg (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2005).

Hình 4.2. Khối lượng/con của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu

- Khối lượng cai sữa/ổ ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 64,13 kg cao hơn tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 54,85 kg (P<0,05). Ở chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) ở ba tổ hợp lai L x (LxY), D x (LxY), (PxD) x (LxY) là 55,46; 57,02 và 58,45 kg nhưng thấp hơn một số nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) ở lợn nái lai F1(LY) là 69,29 kg; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) trên tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 91,83 kg và Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) ở hai tổ hợp lai giữa đực Duroc và Pietrain với nái lai LxY lần lượt là 69,71 và 70,42 kg;

Hình 4.3. Khối lượng/ổ của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và PiDu

Tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ sống đến cai sữa của tổ hợp lai giữa đực Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 96,50 và 92,04 % thấp hơn PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) 98,07 và 95,96 % (P<0,05). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) ở hai tổ hợp lai Pi x (LxY), Du x (LxY) và nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) trên nái lai F1(LY) nhưng thấp hơn nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 98,09 và 97,59 %; Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) ở tổ hợp lai D x F1(LY) là 97,82 và 94,17 %, L x (F1(LY) là 95,17 và 96,55 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian cai sữa ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 22,31 ngày sớm hơn so với PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 23,74 ngày (P<0,05). Kết quả này nằm trong khoảng thời gian phù hợp với điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay là cai sữa từ 21 đến 25 ngày và tương tự với thời gian cai sữa trong nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) ở tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 22, 65 ngày; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) ở ba tổ hợp lai L x (LxY), D x (LxY), (PxD) x (LxY) là 22,69; 22,53 và 22,67 ngày. Nhưng trong nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hồng Thị Thúy (2009) thì thời gian cai sữa của tổ hợp lai PiDu x F1(LY) lại khá cao (31,46 ngày).

Thời gian phối có chửa sau cai sữa ở tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 6,54 ngày muôn hơn so với PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) là 4,50 ngày (P<0,05). Điều này có thể nhận thấy là số lứa/nái/năm ở tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) cao hơn so với tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire). So với kết quả nghiên cứu trên tổ hợp lai PiDu x F1(LY) của Lê Đình Phùng (2009) là 7,90 ngày; của Phan Xuân Hảo và Hồng Thị Thúy (2009) là 7,47 ngày thì kết quả của chúng tơi là ngắn hơn.

Nhìn chung, năng suất sinh sản của tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) tốt hơn so với tổ hợp lai PiDu x F1(Landrace x Yorkshire) nhưng tỷ lệ nuôi sống chưa cao. Đực phối ảnh hưởng rõ rệt tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản ngoại trừ chỉ tiêu khoảng cách lứa đẻ và số con cai sữa/ổ.

4.1.3. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực giống Duroc và PiDu qua các lứa đẻ giống Duroc và PiDu qua các lứa đẻ

Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) khi phối với đực giống Duroc và PiDu nuôi tại nông hộ được trình bày qua các bảng 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 và 4.8:

- Thời gian mang thai (ngày):

Thời gian mang thai từ lứa 1 đến 6 của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc lần lượt là 115,11; 115,19; 115,16; 115,44; 114,86; 115,03 ngày và với đực PiDu lần lượt là 116,01; 116,31; 115,48; 116,05; 115,18, 115,54 ngày. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, thời gian mang thai có hơi cao hơn bình thường (114 ngày) nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép và thời gian mang thai của nái F1(Landrace x Yorkshire) khi phối với đực PiDu cao hơn so với đực Duroc. Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa thống kê ở lứa 1 và 2 (P<0,05) còn lại các lứa khác là khơng có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.3. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc và Pidu ở lứa đẻ thứ 1

Chỉ tiêu Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) PiDu x F1(Landrace x Yorkshire)

n Mean SE Cv% n Mean SE Cv%

Thời gian mang thai (ngày) 54 115,11b 0,24 1,54 68 116,01a 0,25 1,78

Số con sơ sinh/ổ (con) 54 10,81a 0,28 18,85 68 9,63b 0,18 15,52

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 54 10,50a 0,29 19,99 68 9,50b 0,18 15,27

Số con để nuôi/ổ (con) 54 10,19a 0,26 18,98 68 9,43b 0,17 14,70

Số con cai sữa/ổ (con) 54 9,20 0,20 15,99 68 9,35 0,16 14,40

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 54 1,44a 0,02 8,08 68 1,40b 0,00 2,33

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 54 15,49a 0,41 19,56 68 13,52b 0,27 16,35

Khối lượng cai sữa/con (kg) 54 6,47a 0,03 3,60 68 5,26b 0,03 4,09

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 54 59,50a 1,31 16,16 68 49,20b 0,88 14,83

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 54 97,01b 0,74 5,59 68 98,75a 0,47 3,89

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của lợn nái lai f1 (landrace x yorkshire) được phối với đực pidu và duroc nuôi trong nông hộ (Trang 37)