Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn landrace, yorkshire nguồn gốc mỹ tại trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân kỳ sơn (Trang 27)

2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Hiện nay, các giống lợn Landrace, Yorkshire... được nuôi phổ biến thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao, năng suất sinh sản cao và khả năng thích nghi tốt. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản cũng như phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace và Yorkshire được các tác giả trên thế giới công bố.

Stoikov et al. (1996) nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho kết quả số con sơ sinh/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ; Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ; Yorkshire Ba Lan 10,5 con/ổ; Landrace Anh là 9,8 con; Landrace Bungari là 10,0 con; Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.

Nghiên cứu của Koketsu et al. (1997) cho biết tuổi phối lần đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 237 và 249 ngày; số con sơ sinh/ổ là 12,00 và 12,22 con; số con sơ sinh sống/ổ ở cả hai giống Landrace và Yorkshire là 11,3 con.

Tác giả Tummaruk et al. (2000) nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire Thụy Điển được thu từ 19 đàn hạt nhân bao gồm 20.275 lứa đẻ của 6.989 nái thuần từ giai đoạn 1994-1997 cho kết quả số con sơ sinh/ổ của lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là 11,61 và 11,54 con; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,94 và 10,58 con; thời gian từ cai sữa đến phối giống là 5,6 và 5,4 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8 và 80,9%; tuổi đẻ lứa đầu là 355,6 và 368,0 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 167,9 và 168,3 ngày.

Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire trong các nghiên cứu khác cũng biến động rất lớn. Cụ thể: Thể tích tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire nuôi tại Brazil là 236,90-300,40 và 238,10-284,10 ml (Castro et al.,

1997); nuôi tại Thụy Điển là 239,80 và 256,40 ml (Kunc et al., 2001); tại Ba Lan là: 251,6 và 258,6ml (Knecht et al., 2014); tại Thái Lan là: 239,44 và 232,99 ml (Buranawit and Imboonta, 2016).

Hoạt lực tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 79 – 80% và 77 – 78 % (Castro et al., 1997); là 71– 83% và 59– 81% (Huang et al., 2002); là 89,9 và 82,9 % (Knecht et al., 2014).

Nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 487,4 và 486,89 triệu/ml (Kunc et al., 2001), là 175-245 và 202-228 triệu/ml (Huang et al., 2002); là: 345,1 và 367,7 triệu/ml (Knecht et al., 2014); là 310,84 và 278,10 triệu/ml (Buranawit and Imboonta, 2016).

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở lợn Landrace là 11,2 % (Wolf anh Smital, 2009). Buranawit and Imboonta (2016) công bố tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở lợn Landrace và Yorskhire ở Thái Lan tương ứng là 3,93 và 2,91 %.

Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực Landrace và Yorkshire là 62,18 và 68,67 tỷ/lần (Buranawit and Imboonta 2016); tương ứng là 74,22 và 81,39 tỷ/lần (Kunc et al., 2001); đạt 68,8 và 75,0 tỷ/lần (Knecht et al., 2014); VAC của lợn Landrace la 69,3 tỷ/lần (Wolf and Smital, 2009).

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Các giống lợn ngoại Landrace và Yorkshire chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu đàn lợn nái nước ta. Khả năng sinh trưởng và năng suất sinh sản của chúng đã được nhiều tác giả trong nước công bố.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Dung (2005), về tăng khối lượng của các giống lợn ngoại Landrace và Yorkshire, đạt mức tương ứng 613,07 và 616,21 g/ngày; tiêu tốn thức ăn tương ứng là 3,14 và 3,09 kg TĂ/kg tăng khối lượng.

Theo Phan Xuân Hảo (2007), khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn/kg TKL của lợn Landrace tương ứng là (710,56 g/ngày và 2,91kg); Yorkshire (664,87g/ngày và 3,07kg).

Tác giả Đặng Vũ Bình và cs. (2001), nghiên cứu năng suất sinh sản của đàn lợn nái ngoại được nuôi ở các tỉnh miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1996- 2001 cho kết quả số con sơ sinh/ổ của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 10,41 và 10,12 con; số con sơ sinh sống/ổ là 9,11và 9,7 con; số con cai sữa/ổ là 8,29 và 8,25 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 12,96 và 12,41 kg; khối lượng sơ sinh/con là 1,31 và 1,28 kg; tuổi đẻ lứa đầu là 401,15 và 395,33 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 179,62 và 183,85 ngày. Tác giả cũng cho biết trại giống, lứa đẻ và năm là ba yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hầu hết các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire.

Tác giả Đoàn Xuân Trúc và cs. (2001), nghiên cứu năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Xí nghiệp Giống vật nuôi Mỹ Văn cho kết quả tuổi phối lần đầu của lợn Landrace và Yorkshire lần lượt là 253,7- 262,74 và 251,6-260,7 ngày; số lợn sơ sinh sống/ổ là 10,01 và 9,76 con; số lợn cai sữa/nái/năm là 16,5 và 17,2 con.

Tác giả Phan Xuân Hảo và cs. (2001), nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire ở lứa đẻ đầu tiên: Tuổi động dục lần đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 197,36 và 203,39 ngày; tuổi phối lần đầu là 264,71 và 251,74 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 374,49 và 367,91 ngày; số con sơ sinh/ổ là 10,05 và 9,6 con; số con 21 ngày/ổ là 8,95 và 8,44 con; khối lượng 21 ngày/con là 5,38 và 5,35 kg.

Theo kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2006), về năng suất sinh sản chung của nái Landrace, Yorkshire thì tổng số con sơ sinh/ổ là 10,91 và 10,64 con.

Tác giả Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn nái Landrace, lợn nái Landrace phối với đực Yorkshire và lợn nái Yorkshire ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho kết quả số con sơ sinh/ổ của lợn nái Landrace, lợn nái Landrace phối với đực Yorkshire và lợn nái Yorkshire lần lượt là 10,0; 10,3; 9,67 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,38; 1,44; 1,41 kg; số con cai sữa là 9,33; 9,5; 9,0 con; thời gian cai sữa là 27,1; 26,1; 27,1 ngày; tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa là 6,5; 6,3; 6,8 kg.

Tác giả Nguyễn Văn Đức và cs. (2010), công bố năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại huyện Đông Anh – Hà Nội như sau: Số con sơ sinh sống/ổ: 10,63 và 10,14 con; số con cai sữa/ổ là 9,0 con và 8,85 con (tương ứng lợn Landrace và Yorkshire).

Tác giả Lê Đình Phùng và cs. (2011), nghiên cứu trên lợn nái Landrace, Yorkshire và lợn nái Yorkshire phối với đực Landrace cho kết quả tuổi phối lần đầu của lợn nái Landrace, Yorkshire và lợn nái Yorkshire phối với đực Landrace lần lượt là 269,6; 269; 275,7 ngày; tuổi đẻ lứa đầu là 385,2; 384,2; 391,6 ngày; số con sơ sinh/ổ là 10,9; 11,2; 11,3 con; số con cai sữa là 9,8; 9,8; 10,3 con; khối lượng sơ sinh/con là 1,44; 1,41; 1,38 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,25; 6,14; 6,03 kg; thời gian cai sữa là 24,7; 24,4 và 23,8 ngày; tỷ lệ sống đến cai sữa là 89,8; 86,3; 89,3%.

Tác giả Hoàng Thị Thủy (2011), nghiên cứu năng suất sinh sản trên lợn nái Landrace và Yorkshire ở bốn công thức: nái Landrace nhân thuần, nái Landrace phối với đực Yorkshire, nái Yorkshire nhân thuần và nái Yorkshire phối với đực Landrace nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương cho kết quả tuổi phối lần đầu của bốn công thức trên lần lượt là 227,73; 226,83; 227,88; 227,56 ngày; tuổi đẻ lứa đầu lần lượt là 342,97; 341,54; 343,11; 341,90 ngày; số con sơ sinh/ổ lần lượt là 9,72; 10,14; 9,94; 10,25 con; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 9,60; 9,91; 9,82; 10,07 con; tỷ lệ sơ sinh sống lần lượt là 98,62; 97,48; 98,57; 97,95%; khối lượng sơ sinh/ổ lần lượt là 13,08; 13,65; 13,13; 13,63kg; khối lượng sơ sinh/con lần lượt là 1,37; 1,39; 1,34; 1,36kg; số con để nuôi lần lượt là 9,37; 9,60; 9,55; 9,75 con; sổ con cai sữa/ổ lần lượt là 8,80; 9,09; 9,01; 8,98 con; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lần lượt là 91,91; 90,78; 90,86; 89,19%; khối lượng cai sữa/ổ lần lượt là 55,56; 59,54; 57,90; 55,29kg; khối lượng cai sữa/con lần lượt là 6,34; 6,56; 6,42; 6,15kg; thời gian cai sữa lần lượt là 22,69; 22,59; 22,64; 22,63 ngày; khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 153,98; 150,56; 150,01; 152,63 ngày.

Năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco được tác giả Đoàn Phương Thúy (2015), công bố như sau: Số con sơ sinh sống/ổ: 10,48 và 10,85 con; số con cai sữa/ổ: 10,35 con và 10,31 con; khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 7,01 và 6,61 kg/con.

Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2015), nghiên cứu trên đàn lợn nái Landrace nuôi tại trang trại chăn nuôi Hưng Thịnh CP 63 – Hưng Yên cho kết quả công thức nái Landrace phối với đực Yorkshire: tuổi phối lần đầu là 241 ngày; số con sơ sinh/ổ là 11,78 con; số con sơ sinh sống/ổ là 10,50 con; số con để nuôi/ổ là 10,39 con; số con cai sữa/ổ là 9,66 con; khối lượng sơ sinh/ổ là 15,12 kg; khối lượng sơ sinh/con là 1,44 con; khối lượng cai sữa/ổ là 63,06 kg; khối lượng cai sữa/con là 6,53 kg; tỷ lệ sơ sinh sống là 83,09 %; tỷ lệ nuôi sống là 93,68 %; thời gian cai sữa là 22,20 ngày; thời gian phối lại có chửa là 4,93 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 141,78 ngày.

Tác giả Đoàn Phương Thúy và cs. (2015), nghiên cứu trên lợn nái Landrace và Yorkshire cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái Landrace và Yorkshire lần lượt là 357,55 và 358,17 ngày; khoảng cách lứa đẻ lần lượt là 147,83 và 145,35 ngày; số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,47 và 11,91 con; số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là 10,48 và 10,85 con; số con để nuôi/ổ lần lượt là 10,49 và 10,48 con; số con cai sữa/ổ lần lượt là 10,35 và 10,31 con.

Trong chăn nuôi lợn, đực giống có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đàn con. Nghiên cứu các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch là cơ sở khoa học để đánh giá chất lượng đực giống, đồng thời chọn lọc đực giống có khả năng tăng khối lượng nhanh và phẩm chất tinh dịch tốt.

Kết quả khảo sát sức sản xuất tinh dịch trên lợn đực của Phạm Sỹ Tiệp và cs. (2000), công bố: thể tích tinh dịch của lợn Yorkshire đạt164 ml, của lợn Landrace là 156,1 ml.

Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh (2009), công bố thể tích tinh dịch của lợn Landrace và lợn Yorkshire nuôi tại Vĩnh Phúc là: 228,3 - 254,6ml và 213,3 - 239,3 ml.

Hoạt lực tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 73 và 74% (Phan Xuân Hảo, 2002); là 73–77% và 72–76% (Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh, 2009).

Nồng độ tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 256,8 – 319,3 và 280,6 – 317,2 triệu/ml (Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh, 2009)

Tác giả Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh (2009), nghiên cứu phẩm chất tinh dịch lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Vĩnh Phúc cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tương ứng là: 5,89 - 6,17% và 5,51 – 6,65%.

Chỉ tiêu tổng hợp VAC của lợn đực Landrace và Yorkshire là 37,55 - 38,96 và 34,71 - 36,79 tỷ/lần (Phan Xuân Hảo, 2002); là 48,92 -53,02 và 49,36 – 54,09 tỷ/lần (Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh, 2009).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.ĐỊAĐIỂMNGHIÊNCỨU

Địa điểm: Trạm Nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn - Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương.

Địa chỉ: Xã Dân Hạ - Huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Hòa Bình.

3.2.THỜIGIANNGHIÊNCỨU

Số liệu thu thập: Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016; Số liệu theo dõi: Từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017.

3.3.VẬTLIỆUNGHIÊNCỨU

- Lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 0 (thế hệ nhập về hay thế hệ xuất phát):

+ Đánh giá năng suất sinh sản của 36 lợn nái Landrace và 35 lợn nái Yorkshire,

+ Đánh giá phẩm chất tinh dịch: 10 lợn đực Landrace và 10 lợn đực Yorkshire.

- Lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 1(thế hệ thứ nhất sinh ra tại Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương):

+ Đánh giá khả năng sinh trưởng lợn đực và lợn cái: 60 lợn đực và 60 lợn cái Landrace, 60 lợn đực và 60 lợn cái Yorkshire,

+ Đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực: 10 lợn đực Landrace và 10 lợn đực Yorkshire.

3.4.NỘIDUNGNGHIÊNCỨU

3.4.1. Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ ở thế hệ 0 Mỹ ở thế hệ 0

- Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ. - Năng suất sinh sản lợn nái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ qua các lứa đẻ.

3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 1 gốc Mỹ thế hệ 1

- Khả năng sinh trưởng chung của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ, - Khả năng sinh trưởng của lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ, - Khả năng sinh trưởng lợn cái Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ.

3.4.3. Đánh giá phẩm chất tinh dịch lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 0 và thế hệ 1

- Phẩm chất tinh dịch chung của lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ;

- Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 0;

- Phẩm chất tinh dịch của lợn đực Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 1.

3.5. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

3.5.1. Đánh giá năng suất sinh sản của lợn Landrace và Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 0

Thu thập và theo dõi năng suất sinh sản của 36 lợn nái Landrace và 35 lợn nái Yorkshire nguồn gốc Mỹ thế hệ 0.

Từ sổ sách ghi chép, tiến hành thu thập số liệu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5/2016. Theo dõi số liệu từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2017.

Số lượng lợn nái theo dõi:

Giống Landrace Yorkshire

Số lợn nái theo dõi (con) 36 35 Số lứa đẻ theo dõi (lứa/nái) 2 2 Số ổ đẻ theo dõi (ổ) 72 70

Lợn nái được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương. Lợn được cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thành phần dinh dưỡng như sau:

Thành phần Lợn nái Loại lợn

chửa Lợn nái nuôi con Lợn con tập ăn Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2.800 3.000 3.000 Protein thô (%) 14 16 19

Các chỉ tiêu thu thập và theo dõi:

Tuổi phối giống lần đầu (ngày); Tuổi đẻ lứa đầu (ngày); Số con đẻ ra/ổ (con); Số con sơ sinh sống/ổ (con); Số con để nuôi/ổ (con); Số con cai sữa/ổ (con); Khối lượng sơ sinh/ổ (kg); Khối lượng sơ sinh/con (kg); Khối lượng cai

sữa/ổ (kg); Khối lượng cai sữa/con (kg); Thời gian cai sữa (ngày); Khoảng cách lứa đẻ (ngày).

Phương pháp xác định các chỉ tiêu:

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Số ngày từ khi lợn được sinh ra đến ngày lợn phối giống lần đầu.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Số ngày từ khi lợn được sinh ra đến ngày lợn đẻ lứa đầu.

- Số con đẻ ra/ổ (con): Tổng của số lợn con sơ sinh sống, số lợn con sơ sinh chết và số thai lưu.

- Số con sơ sinh sống/ổ (con): Số con đẻ ra còn sống sau 24 giờ (TCVN 9111: 2011).

- Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg): Là tổng khối lượng của toàn ổ lợn con sơ sinh sống.

- Khối lượng sơ sinh/con (kg): Là khối lượng lợn con tại thời điểm sơ sinh. - Số con cai sữa/ổ (con): Số lợn con sống tại thời điểm cai sữa.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): Tổng khối lượng toàn ổ lợn con tại thời điểm cai sữa.

- Khối lượng cai sữa/con (kg): Khối lượng của lợn con tại thời điểm cai sữa. - Số ngày cai sữa (ngày): Là số ngày từ lợn con khi sinh ra đến khi cai sữa. Các chỉ tiêu số lượng như số con đẻ ra, số con sơ sinh sống, số con cai sữa thì được đếm trực tiếp tại các thời điểm tương ứng.

Các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ được cân theo ổ tại các thời điểm tương ứng bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg.

Các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con được cân từng con tại thời điểm tương ứng, bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg.

Các chỉ tiêu khác được theo dõi và ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn landrace, yorkshire nguồn gốc mỹ tại trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân kỳ sơn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)