Mô tả bệnh lý lâm sàng của chó do demodex canis

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình nhiễm bệnh mò bao lông do demodex SPP trên chó tại địa bàn hà nội, định loại bằng phương pháp sinh học phân tử (Trang 42 - 46)

Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh do Demodex canis trên chó, chúng tôi theo dõi biểu hiện lâm sàng của 38 chó mắc bệnh do Demodex

canis. Các tổn thương và dấu hiệu của bệnh do Demodex canis. thường liên quan

đến rụng lông, nổi mẩn, da đỏ. Demodex canis. thích sống trong các nang lông, nên trong hầu hết các trường hợp, rụng lông là dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán. Thông thường, rụng lông bắt đầu xung quanh mõm, mắt, và các vùng khác trên đầu. Chó có thể có biệu hiện ngứa, thường xuyên nhất trên đầu và chân trước của con tăng sinh, dày cộm lên, thay đổi màu da sang màu tím than, có nhiều vảy, nhiều trường hợp da bị nứt, chảy dịch rỉ viêm và thường có vi khuận thứ phát chó con 3-6 tháng tuổi. Trường hợp nặng chó rụng lông ½ hoặc ¾ hoặc toàn thân da gây ra các mụn mủ. Một số con chó có biểu hiện rất mệt và bị sốt, bỏ ăn, và trở nên lờ đờ.

Hình 4.5. Demodex canis gây rụng lông, da bị viêm, nhăn nheo và đóng vảy ở chó

Hình 4.6. Da chó bị lở loét, đóng vẩy và Demodex canis trên vi trường

Bệnh thể hiện ở nhiều mức độ từ thể nhẹ đến nặng. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10. Biểu hiện lâm sàng các thể bệnh của chó mắc bệnh do Demodex sp.

Thể bệnh Số con mắc Tỷ lệ (%)

Thể nhẹ 8 21.1

Thể nặng 30 78.9

Tổng 38 100

Qua Bảng 4.10. cho thấy, số chó mắc bệnh do Demodex canis ở thể nhẹ 8 con (21.1%), ở thể nặng là 30 con (78.9%). Nguyên nhân ở thể nặng cao như vậy là do một số người chăn nuôi ít quan tâm về bệnh do Demodex canis gây trên chó, họ chỉ quan tâm đến bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh

Parvovirus và Carevirus. Lúc đầu họ chỉ nghĩ chó bị viêm da và rụng lông

thông thường nuôi một thời gian sẽ hết, nhưng khi chó bị nặng lên họ mới mang đi đến khám.

Thể nhẹ Thể nặng

Thể nhẹ Thể nặng

Hình 4.7. Demodex sp. gây ra các thể, triệu chứng trên chó

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), hai dạng bệnh thường gặp: Da dày lên và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng, da ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu vàng đỏ. Dạng khác mụn đỏ nhiễm vi khuẩn, thường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy, phát triển những mụn nhỏ đường kính vài minimet hoặc có thể là những nốt apce, đôi khi gặp cả những ổ hoại tử. Dạng vẩy ít khốc liệt hơn.

Nguyễn Văn Thanh và cs. (2012) cho biết: Triệu chứng thường xuất hiện hai dạng.

- Dạng ghẻ khô: Thời kỳ đầu căn bệnh, thấy chó rụng lông trên trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm thành mầu đỏ sẫm. Chó bệnh bị ngứa thường đưa chân lên gãi.

- Dạng ghẻ mủ: Trên da của chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa dịch màu vàng xám. Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày chết cùng với dịch viêm bết lại tạo thành các vẩy khô cứng và dày cộm lên. Trường hợp bệnh nặng, toàn thân chó trụi lông và đầy những mụn ghẻ có mủ đặc quánh bên trong, ở những vùng da mỏng như bẹn, bụng, nách xuất hiện những ổ áp xe, khi các ổ ap xe vỡ mủ tự chảy ra ngoài, có mùi hôi tanh khó chịu.

Theo Sakulploy and Sangvaranond (2010), chó có ban đỏ lan rộng và đặc biệt là da nhờn trên tất cả các bàn chân, mặt và thay đổi màu da sang màu tím than. Nhiều nốt sần và mụn nhọt lan rộng trên toàn bộ bề mặt lưng. Con chó bị ghẻ nặng ngứa trên cả hai tai (gãi tai 20 lần trong 2 giờ) và các mụn nhọt với đường kính 2 cm.

Mueller (2011) cho biết: Ở dạng nhẹ có biểu hiện ban đỏ, mụn trứng cá, trường hợp nặng thì lan rộng khắp cơ thể gây tổn thương, rụng lông, da sần, dạng vẩy, tiết dịch và loét. Tổn thương da thường bắt đầu trên mặt và chân trước sau đó lan rộng ra các cơ quan khác. Đặc biệt nghiêm trọng là kế phát nhiễm khuẩn gây ra những nốt mủ, sưng tấy, làm con chó đau đớn.

Theo Begum (2011), biểu hiện bệnh: Rụng lông, da thô, khô và nhăn nheo, ban đỏ, những mảng vẩy và ngứa. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sự phá hủy các lớp hạ bì và biểu bì, tăng sinh tuyến bã nhờn và các tế bào lông, trong lớp nhú nang lông có sự xuất hiện của bạch cầu trung tính, oeosinophils, tế bào lympho và đại thực bào.

Sudan (2013) cho biết: Biểu hiện bệnh như lông rụng, da ban đỏ ngứa, da khô, dày và nhăn nheo và sừng hóa.

Những biểu hiện lâm sàng trên là kết quả của Demodex canis ký sinh ở bao lông và những tuyến nhờn chúng phá hủy một cách cơ giới sự toàn vẹn của

da, kích thích đầu mút thần kinh bằng các sản phẩm của hoạt động sống của chúng. Các tổ chức dưới da bị tổn thương và viêm da cục bộ gây ra rụng lông, hình thành các mụn nước. Sau đó, liên kết với quá trình viêm là biến chứng nhiễm trùng thứ phát (thường là Staphylococcus) hình thành những ổ mủ nhỏ trong bao lông và những tuyến nhờn.

Demodex canis hút chất dinh dưỡng của chó, độc tố và sản phẩm của quá

trình viêm làm cho chó ngứa ngáy khó chịu, mất ngủ, cơ thể gầy còm ốm yếu, xấu xí. Chó gái nhiều làm da trầy xước, chảy máu, da bị tổn thương viêm sưng tấy lên và có dịch rỉ viêm chảy ra mùi rất tanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tình hình nhiễm bệnh mò bao lông do demodex SPP trên chó tại địa bàn hà nội, định loại bằng phương pháp sinh học phân tử (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)