Quyền của người sử dụng đất tại Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.3.Quyền của người sử dụng đất tại Malaysia

2.2. QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC SỞ HỮU, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT

2.2.3.Quyền của người sử dụng đất tại Malaysia

Malaixia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang. Quốc gia này bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là 329.847 km2. Năm 1957 Malaixia giành được độc lập và từ đó đạt mức tăng trưởng GDP trung bình 6,5% trong gần 50 năm. Ngày nay, Malaixia có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, có GDP danh nghĩa thứ ba tại Đông Nam Á và xếp thứ 29 trên thế giới.

Hình thức sở hữu đất đai ở Malaixia chủ yếu gồm hai dạng thức là sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước, trong đó quyền sở hữu tư nhân được Hiến pháp, pháp luật Malaixia tôn trọng, bảo vệ và coi đó như là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của công dân. Chính vì vậy, nhân tố xuyên suốt trong các đạo luật về đất đai của Malaixia đều đảm bảo tính không thể hủy bỏ về quyền sở hữu tư nhân đất đai.

Về cơ bản, chế định pháp luật về các quyền của chủ sở hữu đất đai của Malaixia được quy định bởi Hiến pháp Liên bang và các Luật về đất đai của Liên bang, cũng như của riêng từng bang như Luật Đất đai Quốc gia 1965 (có hiệu lực đối với các bang ở bán đảo Malaixia), Luật Đất đai Sabah (Chương 68), Luật Đất đai Sarawk (Chương 81), Luật Đất đai Quốc gia (giành cho Penang và Malacca) năm 1963 (Trần Tú Cường và cs, 2012).

Luật Đất đai Quốc gia năm 1965 đã đưa ra quy định về quyền sở hữu đất đai ở bán đảo Malaixia dựa trên hệ thống Torrens (mọi thứ đều phải đăng ký). Quyền sở hữu đất đai có thể có được thông qua ba phương thức: thông qua giao

dịch như mua bán, chuyển nhượng; thông qua thừa kế từ cha mẹ, tổ tiên và thông qua chuyển giao từ cơ quan quyền lực nhà nước. Trong số các bang ở Bán đảo Malaixia, bang Penang và Malacca lại có nét đặc thù riêng trong quản lý và sử dụng đất đai. Một trong số đó là việc giới hạn sở hữu đối với người không phải gốc Mã Lai (người bản địa). Chính sách này được đưa ra để đảm bảo rằng, đất đai vẫn nằm trong tay của người Mã Lai (Trần Tú Cường và cs, 2012).

Việc quản lý và sử dụng đất đai ở Malaixia gắn liền với tính chất đặc thù của thể chế nhà nước liên bang. Đất đai hầu hết nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung ương nhưng việc trao quyền sử dụng đất và khai thác sử dụng đất chi tiết lại nằm trong phạm vi kiểm soát của chính quyền địa phương. Chính phủ can thiệp vào việc phát triển đất đai thông qua việc kiểm soát quy hoạch và đất đai, kiểm soát toàn bộ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân chia đất, không ai có thể tiến hành bất kỳ hình thức phát triển đất đai nào nếu không được sự cho phép của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện một số quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)