Hiện trạng môi trường không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của công ty TNHH dệt nhuộm jasan việt nam tại khu công nghiệp phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 66)

4.3.2.1. Bụi, khí thải

Công ty đã tiến hành áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường không khí từ bụi, khí thải.

Công ty đã tạo khuôn viên kết hợp trồng cây xanh xung quanh nhà xưởng với tỷ lệ che phủ theo đúng quy định.

Trong khu vực nhuộm của công ty, khi tiến hành nhuộm sẽ đóng kín các cửa tránh phát tán mùi ra môi trường xung quanh. Trong khu vực nhuộm, những phân đoạn nào phát sinh mùi sẽ sử dụng vách ngăn, chụp hút để hạn chế ảnh hưởng của mùi. Bên cạnh đó Công ty đã trang bị đầy đủ các trang phục bảo hộ lao động (khẩu trang phòng độc, quần áo, mắt kính, găng tay, khẩu trang, giày) cho các công nhân hoạt động trong khu vực này.

Đối với khu vực lò hơi, công ty đã sử dụng nhiên liệu than có hàm lượng lưu huỳnh thấp để vận hành lò hơi, xây dựng ống khói có chiều cao 45m phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.

Trong các phân xưởng của nhà máy được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công trình bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung hoặc thông gió cục bộ (phân xưởng dệt, nhuộm). Ngoài ra, công ty đã tiến hành lắp đặt hệ thống cấp khí tươi để đảm bảo không khí trong sạch tại khu vực làm việc.

Hình 4.14. Ống khói lò hơi và hệ thống thông gió trong nhà xưởng

- Hệ thống xử lý bụi trong quá trình dệt

Đối với bụi bông, sợi trong quá trình dệt chủ yếu là tại các máy tháo sợi và máy thắt. Do đó, công ty có trang bị v à lắ p đ ặ t hệ thống thu hút bụi chạy dọc theo dây chuyền.Với hệ thống hút chân không trên mặt và dưới nền nhà xưởng. Hệ thống này có tác dụng hút các bông bụi từ hoạt động sản xuất sợi, có tác dụng làm sạch không khí, vừa sử dụng để tái sản xuất.

Hình 4.15. Hệ thống thiết bị xử lý bụi vải, sợi trong quá trình dệt

Ngoài ra công ty còn lắp đặt hệ thống điều không khống chế nhiệt độ, độ ẩm bên trong phân xưởng lao động trong giới hạn theo yêu cầu kỹ thuật ở các phân xưởng dệt sợi. Qua bộ phận lọc khí tuần hoàn của hệ thống điều không, hàm lượng bụi giảm đáng kể.

Bụi phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty phát sinh chủ yếu tại các máy dệt, sẽ được bố trí các ống hút ngầm dưới mặt nền nhà xưởng và 01 quạt hút công xuất lớn (khoảng 10kW) để thu toàn bộ lượng bụi phát sinh về bộ phận lọc khí tuần hoàn của máy điều không, tại đây nước sạch được bơm chảy tràn thành màng nước để giữ lại lượng bụi cũng như làm mát điều hòa không khí, sau đó khí sạch được xả ra môi trường, lượng bụi vải sợi sẽ theo dòng nước chảy xuống đáy bộ phận làm mát và định kỳ được thu gom đem đi xử lý cùng chất thải công nghiệp thông thường. Nước sử dụng tuần hoàn và định kì được bổ sung phần bay hơi.

Hiệu quả xử lý bụi bằng hệ thống điều không có thể đạt 95 – 99% kể cả bụi có kích thước từ 5 - 10µm.

Dưới đây là một số hình ảnh của hệ thống điều không trong nhà xưởng:

Hình 4.16. Hệ thống điều không trong nhà xưởng

- Công trình xử lý bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu nồi hơi

Trong quá trình sản xuất, Công ty sử dụng lò hơi đốt than công suất 10t/h để cấp nhiệt cho quá trình sản xuất của nhà máy. Trong quá trình đốt nhiên liệu cấp năng lượng cho lò hơi, có phát sinh lượng bụi và khí thải (SO2, NOx, CO) vào môi trường không khí. Trong đó có thông số SO2 là cao hơn quy định của QCVN 19:2009/BTNMT (cột B). Chi tiết xem bảng 4.4.

Bảng 4.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi đốt than

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/Nm3) QCVN 19:2009, cột B, (mg/Nm3)

1 Bụi 153,643 200

2 SO2 856,009 500

3 NOx 746,265 800

4 CO 13,169 1.000

Để giảm thiểu tác động này Công ty lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải kết hợp cyclone và bộ khử lưu huỳnh để xử lý bụi và khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu nồi hơi với hiệu suất xử lý của tháp: Hiệu quả xử lý SO2 thường khoảng 90% còn NOx là 70–90%.

Quy trình công nghệ xử lý bụi và khí thải lò hơi.

Hình 4.17. Quy trình công nghệ xử lý bụi và khí thải lò hơi

Thuyết minh công nghệ

Khí thải lò hơi chứa các tác chất ô nhiễm chủ yếu là: tro, muội than, Hydrocacbon (CxHy) cháy không hoàn toàn và các khí như: CO2, NOx, CO, SO2 … sinh ra trong quá trình đốt lò hơi sẽ được đưa qua bộ hâm nước và bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt của khói thải làm giảm nhiệt dòng khí trước khi đưa vào hệ thống lọc bụi túi vải.

Khói thải từ lò đốt

Thiết bị lọc bụi túi vải

Bộ khử lưu huỳnh Không khí sạch đạt QCVN 19:2009/BTNMT, CộtB dd kiềm Bụi Bể lắng Quạt hút ly tâm Ống khói cao 45m Cặn bùn thải Thuê xử lý Bộ hâm nước Bộ sấy không khí Bể trung hoà Bể chứa

Nguyên lý làm việc của thiết bị lọc bụi túi vải là lợi dụng lực ly tâm khi dòng không khí chuyển động để tách bụi ra khỏi không khí.Tại đây những hạt bụi có kích thước ≥ 50Micronse được lọc bởi các túi vải polyester. Hiệu suất lọc bụi đạt 95%.

Sau khi qua bộ lọc túi vải, phần lớn bụi đã được loại bỏ tuy nhiên dòng khí vẫn còn khí SO2 và gây tác động tới môi trường. Do đó, khí thải sau khi đi qua hệ thống lọc bụi túi vải sẽ được dẫn vào bộ khử lưu huỳnh. Nguyên lý của bộ khử lưu huỳnh là dùng nước để tác dụng với khí SO2 để tạo thành axit (H2SO4) (Nước thải sau công đoạn này sẽ được đưa vào bể xử lý để tái sử dụng).Sau khi đi qua bộ khử lưu huỳnh, dòng khí đã được khử hết khí SO2, dòng khí sạch được đi ra ống khói và ra môi trường.

Nước thải từ công đoạn khử lưu huỳnh có lẫn lượng bụi và có tính axit nên được đưa ra bể lắng nhằm mục đích loại bỏ phần cặn bụi còn sót lại.Sau đó dòng nước tiếp tục được đưa qua bể trung hoà. Tại bể này sẽ được cấp hoá chất (dung dịch kiềm: NaOH,..) để trung hoà dòng nước thải. Sau khi được trung hoà nước thải sẽ được đưa vào bể chứa để để bơm tuần hoàn lại.

Khu xử lý nước thải gồm 3 bể chứa:

Bể chứa 1 có tác dụng để lắng toàn bộ bụi trong nước thải

Bể chứa 2 theo dùng để trung hòa axit trong nước . Trong bể này sẽ được cấp hóa chất định kì để trung hòa axit (nước vôi trong)

Bể chứa 3 để chứa nước đã xử lý để bơm tuần hoàn lại vào tháp lọc bụi. Bên cạnh các biện pháp công nghệ, công ty đã tiến hành các biện pháp quản lý để hạn chế tác động của bụi và khí thải

Ống khói lò hơi không được bố trí ở các vị trí bất lợi như ở phía trên gió đối với cửa sổ của các nhà cao, bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể thấy đỉnh ống khói, không sơn ống khói bằng những màu gây kích thích thị giác như màu đen, đỏ, không sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và hơi khí thải như các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su, dầu F.O trôi nổi và cung cấp lượng khí thổi vừa đủ và xác định thời gian chọc xỉ hợp lý.

Qua quá trình phân tích hoạt động sản xuất của công ty, xác định khí thải của cơ sở phát sinh tại 03 nguồn, đó là khí thải từ hoạt động của lò hơi, khí thải

(bụi) từ quá trình dệt, khí thải tại khu vực bể điều tiết. Kết quả phân tích chất lượng khí thải trước và sau hệ thống xử lý của công ty trong thời gian nghiên cứu được trình bày lần lượt trong bảng 4.5, bảng 4.6, bảng 4.7.

Mẫu khí thải sau HTXL khí thải lò hơi

Bảng 4.5. Kết quả phân tích mẫu khí sau HTXL khí thải của lò hơi

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả phân tích mẫu KT1 QCVN19:2009 /BTNMT (Cột B) Ngày 5/12/2017 Ngày 13/3/2018 1 Nhiệt độ oC QCVN 46:2012/BTNMT 138,4 140,7 - 2 Bụi lơ lửng mg/m 3 US.EPA Method 5(*) 145,8 140,5 200 3 SO2 mg/m3 US.EPA Method 6(*) 435,6 357,4 1000 4 NO2 mg/m3 TCVN 7172:2002(*) 450 489 500 5 CO mg/m3 TCVN 7242:2003(*) 369 312,8 850 Ghi chú:

KT1 - Mẫu khí sau hệ thống xử lý khí thải của lò hơi. (-): Không quy định

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, áp dụng cột B quy định nồng độ của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Nhận xét:

Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 và NO2 do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than xấp xỉ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than khác nhau.

Bụi trong khói thải nồi hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau, từ vài micrômét tới vài trăm micrômét.

Kết quả phân tích tại bảng 4.5 cho thấy các mẫu khí thải sau xử lý hệ thống khí thải lò hơi đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (B), chứng tỏ hệ thống xử lý bụi, khí thải của lò hơi hoạt động tốt và có hiệu quả.

Mẫu khí thải sau hệ thống xử lý của quá trình dệt

Bảng 4.6. Kết quả phân tích mẫu khí sau HTXL khí thải quá trình dệt

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Phương pháp phân tích

Kết quả phân tích mẫu KT2 QCVN 19:2009 /BTNMT (Cột B) Ngày 5/12/2017 Ngày 13/3/2018 1 Bụi lơ lửng mg/m 3 US.EPA Method 5(*) 180 186 200 2 CO mg/m3 TCVN 7242:2003(*) 782 812 850 3 SO2 mg/m3 US.EPA Method 6(*) 810 900 1000 4 NO2 mg/m3 TCVN 7172:2002(*) 378 429 500 Ghi chú:

KT1 - Mẫu khí sau hệ thống xử lý của quá trình dệt. (-): Không quy định

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, áp dụng cột B quy định nồng độ của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy các mẫu khí thải sau xử lý bụi từ quá trình dệt đều nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (B), chứng tỏ hệ thống xử lý bụi quá trình dệt của công ty hoạt động tốt và có hiệu quả.

Mẫu khí tại khu vực bể điều tiết

Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại khu vực bể điều tiết

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả phân tích khí KT3 QCVN 19:2009 (Cột B) Ngày 05/12/2017 Ngày 13/3/2018 1 Nhiệt độ mg/Nm3 SOP-MTKS- KT08(*) 37,5 40,5 - 2 Mùi mg/Nm3 SMEWW3125B:2

012(*) Không khó chịu Khó chịu - 3 tổng Bụi mg/Nm3 US.EPA Method

5(*) 180 252 200 4 SO2 mg/Nm3 US.EPA Method 6(*) 450 500 500 5 NOx mg/Nm3 TCVN 7172:2002(*) 800 864 850 6 CO mg/Nm3 TCVN7242:2003(* ) 910 1115 1000 7 H2S mg/Nm3 IS 1125 Part 4(*) 6,5 7,5 7,5 8 NH3 mg/Nm3 JISK 0099:2004(**) 45 53 50 9 CH3Cl mg/Nm3 PETECH.QT.KT.1 2(**) 200 215 210 10 CCl4 mg/Nm3 PETECH.QT.KT.1 3(**) 60 68 65 11 CH3SH mg/Nm3 PETECH.QT.KT.1 4(**) 12,5 16,5 15 Ghi chú:

KT3 - Mẫu khí thải tại khu vực bể điều tiết (-): Không quy định

(**) Các chỉ tiêu này chưa có đơn vị nào được cấp theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, áp dụng cột B quy định nồng độ của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Nhận xét

Các chỉ tiêu phân tích của mẫu khí thải sau hệ thống xử lý ngày 05/12/2017 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. Tuy nhiên tất cả các chỉ tiêu đều gần chạm ngưỡng giới hạn cho phép.

Do lượng bùn tích tụ lâu ngày trong bể điều tiết dẫn đến sự phát sinh khí thải. Kết quả quan trắc ngày 13/3/2018 cho thấy các chỉ tiêu phân tích mẫu khí thải sau hệ thống xử lý đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (các thông số như hàm lượng bụi tổng, NOx, CO, NH3). Vậy nên công ty cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại bể điều tiết để làm giảm thiểu tác động của nguồn ô nhiễm này tới môi trường xung quanh.

4.3.2.2. Khí thải nhà kính

Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.

Hiện tượng biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ việc phát thải quá mức khí nhà kính do các hoạt động kinh tế xã hội của con người vào khí quyển. Nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil tháng 6 năm 1992, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.

Theo tiêu chuẩn ISO 14064 - Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức, các khí nhà kính được quy đổi thành lượng CO2 phát sinh. Có 03 phạm vi xác định lượng CO2 phát sinh thông qua chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng. Căn cứ vào số lượng năng lượng tiêu thụ tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam, lượng CO2/ngày phát sinh được tính theo bảng 4.8.

Bảng 4.8. Thống kê số lượng CO2 phát sinh STT Nhiên liệu Đơn vị Hệ số

phát thải Nhiên liệu phát sinh/năm Phát sinh (tấn CO2) 1 Than Tấn 2.55 15178 38 2 Gas Kg 2.901 14400 41 3 Điện kWh 0.5603 23510000 13172 Tổng 13253

( Hệ số phát thải tính theo UNEPFI - Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc)

Theo kết quả từ Bảng 4.8 cho thấy, lượng CO2 Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của công ty TNHH dệt nhuộm jasan việt nam tại khu công nghiệp phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 56 - 66)