Công tác quản lý và kiểm soát chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của công ty TNHH dệt nhuộm jasan việt nam tại khu công nghiệp phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 77 - 79)

4.4.2.1. Quản lý và kiểm soát nước thải

Nước thải của công ty bao gồm nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Đối với nước mưa chảy tràn, sau khi đi qua ống thu gom, song chắn rác sẽ chảy ra hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp Phố Nối B.

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn, nước thải đi qua bể tách dầu mỡ sẽ chảy ra hệ thống thải tập trung của công ty trước khi ra điểm đấu nối nước thải của KCN Dệt may Phố Nối B.

Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh, nước thải được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại 03 ngăn. Công ty có tiến hành tăng hiệu quả xử lý của bệ tự hoại bằng dung dịch sinh học Bio phốt. Nước thải sinh hoạt

sau khi đi qua bể tự hoại 03 ngăn sẽ điểm đấu nối nước thải của KCN Dệt may Phố Nối B.

Nước thải sản xuất sau khi phát sinh sẽ được thu gom về bể điều tiết đề điều hòa lưu lượng, hạ nhiệt và chảy ra đấu nối nước thải của KCN Dệt may Phố Nối B.

Từ điểm đấu nối, nước thải sẽ được thu gom về trạm xử lý của KCN Dệt may Phố Nối B và được xử lý trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.

4.4.2.2. Quản lý và kiểm soát khí thải

Khí thải của công ty Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam phát sinh từ các nguồn thải như lò hơi, hệ thống dệt và bể điều tiết.

Hệ thống xử lý khí thải của lò hơi và hệ thống dệt hoạt động tốt, các chỉ tiêu ô nhiễm sau khi xử lý đều thấp hơn ngưỡng quy định cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Theo kết quả phân tích khí thải khu vực bể điều tiết nước thải tại bảng 4.7, xác nhận các chỉ tiêu phân tích mẫu khí thải sau hệ thống xử lý đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (hàm lượng bụi tổng, NOx, CO, NH3). Khí thải này được tạo ra từ hiện tượng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ trong bể điều tiết. Vì vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại khu vực này.

Theo kết quả từ Bảng 4.8 cho thấy, lượng CO2 Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam phát sinh 13.253 tấn CO2/ năm. Tuy nhiên công ty chưa có hoạt động nhằm giảm thiểu khí nhà kính phát sinh.

4.4.2.3. Quản lý và kiểm soát chất thải rắn

Đối với chất thải rắn phát sinh, Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam đã tiến hành phân loại, thu gom và ký hợp đồng vận chuyển xử lý với Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành số 20170087/HĐXL-PL ngày 01/03/2017.

Khi tiến hành khảo sát hiện trường quan sát thấy nhiều trường hợp công nhân phân loại rác sai, thải bỏ rác sai quy định. Lỗi thường gặp chủ yếu là công nhân thải bỏ vải vụn (CTRTT) vào thùng chứa giẻ lau dính hóa chất thải (CTNH). Bên cạnh đó, tần suất giám sát các hoạt động phân loại rác của nhân

viên quản lý môi trường chỉ dừng lại ở mức độ 1 lần/tuần. Phỏng vấn một số công nhân được biết, công ty có tiến hành đào tạo về chủ đề phân loại rác với tần suất 1 lần/năm, do tần suất đào tạo nhắc lại ít cũng như hình thức đào tạo không trực quan nên công nhân không nắm bắt hết được các quy định về phân loại rác. Số khác cho rằng phân loại rác không quan trọng vì vấn đề này thuộc thẩm quyền của công ty, công nhân không nhất thiết phải phân loại rác.

Bên cạnh đó, các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại đã được hiển thị dấu hiệu cảnh cáo như hình 4.20, tuy nhiên chưa chính xác và hiển thị riêng theo TCVN 6707:2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường của công ty TNHH dệt nhuộm jasan việt nam tại khu công nghiệp phố nối b, tỉnh hưng yên (Trang 77 - 79)