Đối với Chi nhánh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lắk (Trang 83 - 89)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.1.Đối với Chi nhánh

- Tăng cường triển khai chính sách tín dụng hợp lí, hiệu quả:

Dựa trên các qui định của NHNN, các điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk và những định hƣớng, chính sách tín dụng từ Hội sở chính, chi nhánh cần triển khai chính sách tín dụng một cách hiệu quả: đảm bảo tăng trƣởng tín dụng phù hợp với qui mô và cơ cấu nguồn lực. Tại MB Đắk Lắk vẫn tồn tại thực trạng là gần đến thời điểm đánh giá kết quả công việc thì tiến hành giải ngân gấp rút cho kịp kế hoạch đƣợc giao, vì vậy để khai thác hợp lý chính sách tín dụng cần thoả mãn đƣợc các yêu cầu:

+ Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng trong từng thời kì để đảm bảo khai thác tốt những tiềm năng thế mạnh của vùng; đồng thời, hạn chế đầu tƣ đối với những ngành kém lợi thế, nhiều rủi ro.

+ Chi nhánh cần chấp hành nghiêm túc các qui định, qui trình đã đƣợc Hội sở ban hành, khi nhận đƣợc chỉ tiêu cần tăng trƣởng hàng năm thì chi nhánh cần quyết tâm thực hiện từ đầu tránh tình trạng đến khi chuẩn bị đánh giá mới chạy chỉ tiêu sẽ dẫn đến việc dễ dãi trong cho vay hoặc cho vay những mục đích không hợp lý có nguy cơ làm tăng rủi ro tín dụng. Đồng thời

cũng phải thƣờng xuyên đánh giá các khoản đã giải ngân cho vay để kịp thời đƣa ra những giải pháp xử lí kịp thời nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

- Thực hiện tốt, nghiêm túc hơn nữa qui trình quản lý tín dụng:

Quy trình quản lý tín dụng là một trong những biện pháp rất tốt và hiệu quả để kiểm soát rủi ro tín dụng, nó không những giúp cho rủi ro tín dụng khó có cơ hội xảy ra cũng nhƣ giúp giảm thiểu thiệt hại của những rủi ro không đáng có.

RRTD có cơ hội để xảy ra chủ yếu là do sự sơ sài hoặc bỏ qua một số bƣớc trong qui trình quản lý tín dụng của cán bộ cho vay khi kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng nhƣ: thông tin pháp lý; khả năng tài chính; thông tin tài sản đảm bảo; mục đích sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn,... để đƣa ra quyết đinh có cho vay hay không. Tại chi nhánh, vẫn có trƣờng hợp cán bộ thực hiện tuân thủ quy trình một cách chiếu lệ do áp lực tăng trƣởng tín dụng, do khối lƣợng khách hàng đang quản lý quá lớn , vì vậy, chi nhánh cần có chế tài hợp lý để nâng cao ý thức tuân thủ, thực hiện đúng qui trình quản lý tín dụng một cách hiệu quả, vừa đảm bảo không cứng nhắc trong khâu thực hiện.

- Tách biệt cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay:

Hiện tại trong qui trình cho vay tại MB, chuyên viên QHKH đang đảm nhận hầu hết các khâu từ tiếp cận khách hàng, làm hồ sơ đến thẩm định tài sản và kiểm soát sau giải ngân,... Chỉ có những món vay lớn với giá trị tài sản rất cao thì chuyên viên QHKH cá nhân mới phải chuyển hồ sơ cho bộ phận thẩm định tập trung tại Hội sở xử lý còn lại tất cả các hồ sơ trong thẩm quyền đều do CBTD thực hiện. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc chuyên viên QHKH quyết định cho vay theo ý kiến chủ quan của mình. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra thì chi nhánh cần tách riêng bộ phận làm công tác cho vay và thẩm định. Việc này chi nhánh cần có ý kiến lên Hội sở để có qui

trình về thẩm định và tín dụng chặt chẽ, và có thể sẽ có cán bộ thẩm định của Hội sở làm việc trực tiếp tại chi nhánh để việc thẩm định đƣợc khách quan và chính xác hơn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp ích rất nhiều cho chi nhánh trong việc phòng ngừa rủi ro, phát hiện sớm những sai sót, những điểm bất hợp lý trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay hộ kinh doanh nói riêng. Công tác này nếu đƣợc làm tốt sẽ giúp cho hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng không chỉ đối với mảng cho vay HKD mà còn tất cả các mảng tín dụng khác đƣợc hoàn thiện hơn. Những sai phạm nếu có tại chi nhánh đƣợc cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phát hiện ra và chi nhánh có thể khắc phục đƣợc sớm thì điều đó sẽ làm cho rủi ro tín dụng không có cơ hội xảy ra hoặc xảy ra với mức thiệt hại là nhỏ nhất, đồng thời vẫn giữ đƣợc uy tín của Ngân hàng trên thị trƣờng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ ở hầu hết các Ngân hàng hiện nay còn nhiều điểm hạn chế đôi khi còn nể nang nên báo cáo chƣa trung thực những vấn đề còn tồn tại ở chi nhánh, điều này làm cho rủi ro tín dụng có cơ hội phát sinh. Vì vậy, MB Đắk Lắk cần tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đề xuất; khuyến nghị với Hội sở về việc đƣa kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng vào đánh giá kết quả công việc của chính chuyên viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ để công tác này ngày càng chính xác, công minh hơn.

- Mua bảo hiểm tín dụng:

Hầu hết các khoản cho vay hộ kinh doanh tại MB Đắk Lắk đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu chỉ dựa vào thu nhập của khách hàng để xem xét cho vay. Thế nhƣng, đặc thù cho vay hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với thu nhập hoàn toàn lệ thuộc vào tình hình việc làm của khách hàng, những khách hàng nào có việc làm không ổn định hoặc việc làm quá

phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế, những yếu tố mang tính ngoại cảnh: thời tiết, giá cả,... không thể đảm bảo có nguồn thu nhập chắc chắn để trả nợ. Ngân hàng Quân đội – chi nhánh Đắk Lắk nên áp dụng cho vay với điều kiện có bảo hiểm tín dụng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin: Chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể về việc nâng cấp, bảo dƣỡng, thay thế máy móc công nghệ để hoạt động có tính đồng bộ cao, dễ sử dụng và quản lý vì hệ thống máy móc thiết bị của MB Đắk Lắk hầu hết đƣợc trang bị từ khi thành lập nên nhiều loại đã cũ, không còn đáp ứng đƣợc cƣờng độ làm việc ngày càng tăng.

+ Kiểm tra và bảo trì hệ thống định kỳ để bảo đảm sự hoạt động ổn định. + Phối hợp với khối công nghệ thông tin tại hội sở, tại vùng miền trung tây nguyên nhằm tăng cƣờng an ninh mạng máy tính qua việc đƣa ra các quy định sử dụng máy cá nhân nối mạng, cài đặt chƣơng trình có bản quyền về bảo vệ sự thâm nhập từ bên ngoài.

- Thực hiện đôn đốc thu hồi nợ:

Tại MB Đắk Lắk việc nhắc nợ và đôn đốc khách hàng thanh toán đúng hạn món vay đã đƣợc thực hiện nhƣng bộ phận bán hàng vẫn chú trọng đến tăng trƣởng hoạt động tín dụng là chủ yếu nên nhiều trƣờng hợp vẫn để sót khách hàng, để quên dẫn đến phát sinh nợ quá han, hoặc quản lý không triệt để dẫn đến nợ xấu phát sinh. Vì vậy, chi nhánh cần quán triệt việc đôn đốc thu hồi nợ đúng han, đồng thời thông qua công tác kiểm tra giám sát, quản lý nợ từ những khoản nợ vay từ khách hàng, Ngân hàng tiến hành phân loại chất lƣợng các khoản vay từ đó đƣa ra những biện pháp thích hợp để tiến hành thu hồi nợ.

+ Đối với những khoản vay có chất lƣợng tốt, có khả năng hoàn trả nợ vay đúng thời hạn, ngân hàng chỉ cần đôn đốc khách hàng khi gần đến ngày

đáo hạn của khoản vay.

+ Đối với khoản vay có dấu hiệu xấu, khó có thể hoàn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng do những nhân tố từ bên ngoài tác động nhƣ: Lũ lụt, hạn hán, mất mùa… thì ngân hàng phải đƣa ra các biện pháp giúp ngƣời vay khắc phục sản xuất kinh doanh, điều chỉnh tình huống kịp thời đảm bảo khả năng thu hồi đƣợc nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn:

 Ngân hàng có thể kéo dài kỳ hạn nợ hay giảm bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nhất định.

 Ngân hàng có thể cho vay thêm nếu chắc chắn ngân hàng có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ngƣời vay có khả năng hoàn trả nợ vay.

+ Đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng: Sử dụng vốn sai mục đích nhƣ đã thoả thuận, làm ăn thua lỗ, phá sản không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh ngân hàng phải có biện pháp thu hồi nợ ngay bằng mọi cách, ngay cả khi khoản vay chƣa đến ngày đáo hạn.

- Tăng cường công tác nhân sự tại chi nhánh:

+ Thƣờng xuyên tổ chức các buổi đào tạo tại chi nhánh về các qui trình sản phẩm để các cán bộ tín dụng cập nhật đƣợc các sản phẩm mới và những qui định mới thay đổi của sản phẩm cũ.

+ Tổ chức các buổi trao đổi nội bộ để trau dồi nghiệp vụ, chia sẻ về những tình huống và những bài học kinh nghiệm trong quá trình công tác; thông qua những buổi trao đổi này giúp cho việc quản lí nhân sự sát sao hơn, nắm bắt kịp thời tâm tƣ tình cảm của nhân viên, đồng thời phát hiện sớm những trƣờng hợp có biểu hiện thái độ chƣa đúng để chấn chỉnh kịp thời;

+ Trong quá trình đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, kịp thời đề xuất khen thƣởng, thƣởng nóng cho các cá nhân có thành tích tốt, và nhắc

nhở, khích lệ tăng năng suất lao động với các cá nhân chƣa tốt; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với các cán bộ công tác lâu năm, có thành tích tốt cần có kế hoạch bổ nhiệm, điều động công khai, công bằng và đúng quy định nhằm khích lệ tinh thần làm việc của các cán bộ;

+ Đối với các cán bộ mới đƣợc tuyển dụng vào công tác, cần có sự theo dõi, phân công cán bộ cũ hƣớng dẫn sát sao công việc, đƣa cho họ cái nhìn tổng thể cũng nhƣ phƣơng châm hoạt động của ngân hàng;

- Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng tại địa phương:

Cơ quan công an, toà án, uỷ ban nhân dân,.... nơi chi nhánh đặt trụ sở cũng nhƣ các cơ quan chức năng tại nơi khách hàng vay cƣ trú và nơi có tài sản đảm bảo của khách hàng. Việc duy trì đƣợc mối quan hệ này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tác nghiệp, khai thác thông tin chính xác về nhân thân, tài sản và tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. Tất cả các biến động của ngƣời đi vay điều đƣợc các cơ quan này nắm bắt đầu tiên vì vậy nó sẽ hỗ trợ cho ngân hàng rất nhiều trong quá trình kiểm soát món vay, thu nợ, và xử lý rủi ro tín dụng nếu cần.

- Phát triển mạng lưới:

Hiện tại, trên địa bàn Đắk Lắk Ngân hàng TMCP Quân đội mới chỉ có 3 điểm giao dịch: 02 điểm tại thành phố Buôn Ma Thuột và 01 điểm tại thị xã Buôn Hồ. Điều này cũng gây khó khăn trong việc phát triển, mở rộng cho vay, vì vậy để chi nhánh tăng trƣởng tín dụng tốt thì chi nhánh nên trình Hội sở mở thêm PGD mới ở các huyện có ý định khai thác tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở nghiên cứu kĩ địa bàn với mục đích giúp dân tiếp cận đƣợc nguồn vốn ngân hàng và có điều kiện để kiểm soát khoản vay tốt hơn, tránh tình trạng cán bộ tín dụng cho vay những khách hàng ở địa bàn quá xa chi nhánh gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng Hộ kinh doanh vay vốn, đây cũng là một trong những nguyên

nhân có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đăk lắk (Trang 83 - 89)