NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 28)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO

BẢO LÃNH NHTM

1.2.1. Nội dung của hoạt động ảo lãnh NHTM

Hoạt động bảo lãnh thƣờng đƣợc triển khai qua các nội dung sau:

a.Hoạch định chính sách bảo lãnh

Chính sách bảo lãnh là những quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM đối với khách hàng, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh diễn ra an toàn, hiệu quả. Chính sách bảo lãnh đƣợc xây dựng nhằm để ngân hàng đạt đƣợc các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đặt ra trong hoạt động bảo lãnh, phù hợp với khả năng hiện tại của ngân hàng.

Thông thƣờng mục tiêu mà mỗi ngân hàng đặt ra đối với hoạt động bảo lãnh gồm một hoặc một số các mục tiêu sau: nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ bảo lãnh, tăng trƣởng quy mô hoạt động bảo lãnh, gia tăng thị phần hoạt động bảo lãnh, kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh, tăng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh.

Chính sách bảo lãnh phải bao gồm những nội dung cụ thể sau:

Phạm vi bảo lãnh

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.

Điều kiện cấp bảo lãnh

Khách hàng đƣợc xem xét cấp bảo lãnh khi đủ các điều kiện sau: có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp; có khả năng hoàn trả lại số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu nhƣ: Văn bản đề nghị bảo lãnh, tài liệu về bên đƣợc bảo lãnh: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính; tài liệu về nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh, tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có).

Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh

Hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải đƣợc ký bởi: ngƣời đại diện pháp luật hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền.

Phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là chi phí thỏa thuận mà ngƣời đƣợc bảo lãnh phải trả cho bên bảo lãnh để đƣợc phát hành Cam kết bảo lãnh.

Thời hạn hiệu lực

Thời hạn bảo lãnh đƣợc thỏa thuận xác định từ ngày/sau ngày phát hành thƣ bảo lãnh cho đến thời điểm hết nghĩa vụ bảo lãnh.

b.Tổ chức, triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh

Tổ chức hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng cần có sự tham gia của phòng tín dụng, phòng thẩm định, phòng quản lý tín dụng, ban giám đốc. Các phòng ban luôn có sự phối hợp để phát hành cam kết bảo lãnh theo đúng quy trình và đảm bảo các điều kiện bảo lãnh.

Các cán bộ tín dụng có nhiệm vụ xuyên suốt trong quy trình bảo lãnh ngân hàng: tiếp nhận nhu cầu bảo lãnh, thẩm định hồ sơ, phối hợp với bộ phận Quản lý tín dụng để phát hành Cam kết bảo lãnh, kiểm tra tình hình thực hiện cam kết của khách hàng, tiếp nhận và trình xử lý các tình huống phát sinh. Trƣởng phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ thẩm định từ cán bộ tín dụng; đánh giá khách hàng; cùng với cán bộ tín dụng kiểm soát các khoản bảo lãnh đã cấp; ra quyết định phê duyệt và trình hồ sơ lên Ban giám đốc.

lãnh cho các hồ sơ đƣợc trình bởi phòng tín dụng hoặc chuyển hồ sơ lên phòng thẩm định tín dụng nếu vƣợt quá thẩm quyền phê duyệt tín dụng; là ngƣời đại diện ký cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh; chỉ đạo, ra quyết định khi có phát sinh khác.

Phòng thẩm định tín dụng là bộ phận xem xét những hồ sơ không nằm trong thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc. Bộ phận này thẩm định hồ sơ một cách khách quan nhất và có thể đƣa thêm các điều kiện phê duyệt áp dụng cho khách hàng nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và trình hồ sơ lên Ban tín dụng theo quy định.

Phòng quản lý tín dụng phối hợp với phòng tín dụng thực hiện các thủ tục phát hành cam kết bảo lãnh cho khách hàng sau khi nhận đƣợc phê duyệt đồng ý phát hành cam kết bảo lãnh; đảm bảo sử dụng đúng phôi mẫu và chịu trách nhiệm nội dung cam kết bảo lãnh; hạch toán thu phí và theo dõi khoản bảo lãnh trên hệ thống; lƣu trữ hồ sơ.

Triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh

 Quy trình hoạt động bảo lãnh ngân hàng cơ bản nhƣ sau: - Bước 1: Chuẩn bị và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo lãnh

Tiếp nhận nhu cầu bảo lãnh, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ.

- Bước 2: Thẩm định yêu cầu bảo lãnh và ra quyết định

Thẩm định hồ sơ khách hàng, sau đó ra quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành cam kết bảo lãnh.

- Bước 3: Thực hiện và theo dõi tiến trình bảo lãnh

Thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm, lập hợp đồng, phát hành thƣ bảo lãnh và thu phí dịch vụ.

- Bước 4: Xử lý các tình huống phát sinh

Xử lý các tình huống phát sinh trong thời gian bảo lãnh nhƣ: gia hạn bảo lãnh, thay đổi nội dung bảo lãnh theo yêu cầu, nhận nợ bắt buộc.

- Bước 5: Kết thúc giao dịch bảo đảm

Giải toả các biện pháp đã bảo đảm, phân loại và lƣu hồ sơ.

Để đạt đƣợc các mục tiêu trong hoạt động bảo lãnh, mỗi ngân hàng triển khai thực hiện những hoạt động khác nhau. Có thể nhƣ:

- Đa dạng hoá sản phẩm bảo lãnh nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng, tăng tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

- Đa dạng đối tƣợng khách hàng nhằm đổi mới cơ cấu bảo lãnh một cách hợp lý, phù hợp với những biến động trong nhu cầu của thị trƣờng và năng lực đáp ứng của ngân hàng trong từng thời kỳ.

- Các hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả sinh lời từ hoạt động bảo lãnh nhƣ: tăng phí thu từ hoạt động bảo lãnh, kiểm soát tốt chi phí trong hoạt động bảo lãnh…

- Các hoạt động nhằm gia tăng chất lƣợng cung ứng dịch vụ bảo lãnh: + Về cơ sở vật chất, công nghệ: đầu tƣ nâng cấp phầm mềm quản lý ngân hàng, xây dựng và duy trì hình ảnh chuyên nghiệp về không gian giao dịch, đầu tƣ cơ sở vật chất…

+ Về quy trình hoạt động bảo lãnh: nghiên cứu quy trình để đơn giản hoá các thủ tục, giảm thời gian ra Cam kết bảo lãnh cho khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo độ an toàn, tính chặt chẽ, chính xác.

+ Về nhân sự: Tăng cƣờng các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, kỹ năng phục vụ cũng nhƣ thái độ ứng xử.

- Các hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh nhƣ: quản lý việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp bảo lãnh; thực hiện phân tán rủi ro thông qua việc phân bổ khách hàng theo nhiều ngành nghề kinh tế, địa bàn hoạt động; thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của khách hàng…

c.Kiểm soát hoạt động chính sách bảo lãnh

Kiểm soát hoạt động bảo lãnh nhằm kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo lãnh của các phòng ban có liên quan, phát hiện những thiếu sót trong qua trình tác nghiệp nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng và đƣợc thực hiện từ lúc xét duyệt cho đến khi giải toả bảo lãnh, cụ thể:

- Kiểm soát quá trình xét duyệt bảo lãnh: đảm bảo hồ sơ thẩm định đầy đủ, trung thực; chính xác cấp phê duyệt.

- Kiểm soát quá trình phát hành cam kết bảo lãnh: kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ phát hành; nội dung thƣ bảo lãnh.

- Kiểm soát sau khi phát hành cam kết bảo lãnh: giám sát tần suất kiểm tra thực hiện cam kết của khách hàng, kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm.

1.2.2. Ti u chí đánh giá kết quả hoạt động ảo lãnh NHTM

Kết quả hoạt động bảo lãnh đƣợc thể hiện qua các tiêu chí sau:

a.Quy mô hoạt động bảo lãnh

- Doanh số bảo lãnh: là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ, sự tăng lên hay giảm xuống của tiêu chí này cho thấy sự phát triển hay sụt giảm hoạt động bảo lãnh trong một thời kỳ.

- ố dư bảo lãnh: là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, tiêu chí này phản ánh quy mô hoạt động bảo lãnh của ngân hàng qua các năm tài chính.

- ố lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh: là số lƣợng khách hàng cũ duy trì và số lƣợng khách hàng mới tăng thêm. Chỉ tiêu cho thấy sự thu hút, quan tâm của khách hành đến dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

- ố lượng hợp đồng cấp bảo lãnh: cho biết số món bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ. Số món bảo lãnh càng nhiều cho thấy khách hàng thoả mãn dịch vụ đồng thời hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đƣợc phát triển.

b.Cơ cấu hoạt động bảo lãnh

Cơ cấu hoạt động bảo lãnh đƣợc thể hiện qua các tiêu thức sau:

-Cơ cấu bảo lãnh theo sản phẩm: cho biết thị phần của từng sản phẩm bảo lãnh trong tổng số các loại bảo lãnh; một ngân hàng có cơ cấu sản phẩm đa dạng sẽ giảm thiểu đƣợc rủi ro, tăng cạnh tranh trên thị trƣờng.

-Cơ cấu bảo lãnh theo phân khúc khách hàng: phản ánh các phân khúc khách hàng (lớn, vừa và nhỏ, siêu nhỏ) đang sử dụng dịch vụ bảo lãnh, cho biết đối tƣợng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng cần tập trung phát triển.

-Cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng ngành nghề: phản ánh đối tƣợng ngành nghề nào đang sử dụng sản phẩm tại ngân hàng, qua đó ngân hàng biết đƣợc cần tập trung phát triển hay thu hút thêm đối tƣợng khách hàng nào.

-Cơ cấu bảo lãnh theo hình thức bảo đảm: phản ánh các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh. Nếu một ngân hàng có hình thức bảo đảm là ký quỹ, phần còn lại là tín chấp chiếm tổng số cao trong cơ cấu thì ngân hàng cần tập trung kiểm soát chặt chẽ rủi ro, gia tăng các hình thức bảo đảm khác.

c.Thị phần hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Thị phần hoạt động bảo lãnh cho biết quy mô hoạt động bảo lãnh cũng nhƣ sức cạnh tranh của một ngân hàng so với toàn bộ ngân hàng trong một phạm vi nhất định, từ đó ngân hàng cần đƣa ra những mục tiêu phát triển hoạt động bảo lãnh để chiếm lĩnh thị phần của đối thủ cạnh tranh.

d.Kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh

Kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh đƣợc phản ánh qua các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ những khoản trả thay: là khoản tiền mà ngân hàng trả thay cho bên đƣợc bảo lãnh khi họ không thực hiện theo đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Tỷ lệ những khoản trả thay =

Tổng giá trị các khoản ngân hàng trả thay Doanh số bảo lãnh

-Dư nợ bảo lãnh quá hạn: là khoản trả thay đến hạn trả nợ nhƣng bên đƣợc bảo lãnh chƣa thanh toán lại cho ngân hàng.

Tỷ lệ dƣ nợ bảo lãnh quá hạn =

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn Tổng dƣ nợ bảo lãnh

Tỷ lệ những khoản trả thay và tỷ lệ dƣ nợ bảo lãnh quá hạn phản ánh khả năng thẩm định, công tác quản trị rủi ro của một ngân hàng.

e.Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh là các khoản phí dịch vụ từ hoạt động này, chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Thu nhập từ bảo lãnh thƣờng đƣợc đánh giá trong tổng thu nhập dịch vụ của ngân hàng, từ đó thấy đƣợc mức đóng góp và vai trò của hoạt động bảo lãnh.

f. Chất lượng cung ứng dịch vụ bảo lãnh

Chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh đƣợc đánh giá từ bên trong nội bộ của ngân hàng và từ bên ngoài thông qua khảo sát ý kiến khách hàng. Chất lƣợng cung ứng dịch vụ bảo lãnh đƣợc phản ánh qua các tiêu thức:

- Quy trình hoạt động bảo lãnh: phản ánh chất lƣợng hoạt động bảo lãnh bởi nó thể hiện sự chuẩn hoá các bƣớc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, đảm bảo đƣợc sự chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp để hạn chế rủi ro, đem lại hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh.

- Thời gian tác nghiệp hoạt động bảo lãnh: tiêu thức này đánh giá khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo lãnh cho khách hàng hay không.

- Thái độ phục vụ và tác phong làm việc: thể hiện qua sự năng động, nhiệt tình và khả năng xử lý tình huống của nhân viên, thái độ phục vụ tốt sẽ giữ chân khách hàng và phát triển đƣợc các khách hàng khác.

nghệ quản lý, đảm bảo an toàn dữ liệu, rút ngắn thời gian tác nghiệp hoạt động bảo lãnh, qua đó phần nào đánh giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM CỦA NHTM

1.3.1. Các nhân tố n ngoài

a.Môi trường kinh tế

Kinh tế ổn định, phát triển kéo theo nhiều hợp đồng đƣợc ký kết và nhu cầu phát hành bảo lãnh ngân hàng càng tăng cao, đồng thời rủi ro trong hoạt động bảo lãnh cũng hạn chế nhờ các chủ thể có khả năng thực hiện đúng các cam kết. Ngƣợc lại, nền kinh tế bất ổn, suy thoái làm giảm nhu cầu phát hành bảo lãnh và rủi ro có thể xảy ra khi các chủ thể bị thua lỗ trong kinh doanh.

b.Môi trường chính trị - xã hội

Môi trƣờng chính trị - xã hội là nhân tố tác động hoạt động đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tác động đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Đặc biệt, môi trƣờng chính trị - xã hội càng ổn định sẽ là cầu nối để phát triển các loại bảo lãnh có yếu tố nƣớc ngoài.

c.Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách an toàn, hạn chế những tranh chấp giữa các chủ thể kinh tế. Những văn bản pháp lý đƣợc ban hành là nền tảng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng, hạn chế cũng nhƣ giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình bảo lãnh.

d.Môi trường công nghệ

Công nghệ cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại sẽ đảm bảo việc lƣu trữ thông tin bảo lãnh an toàn, rút ngắn thời gian tác nghiệp, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, quản trị rủi ro của NHTM.

e.Khách hàng

Những nhân tố thuộc khách hàng tác động đến hoạt động bảo lãnh nhƣ: -Nhu cầu của khách hàng: tác động đến quy mô của hoạt động bảo lãnh và sự đa dạng các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng.

-Năng lực tài chính của khách hàng: là cơ sở để ngân hàng đồng ý phát hành bảo lãnh hay không và ảnh hƣởng đến khả năng thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với ngân hàng.

-Năng lực thực hiện hợp đồng: là khả năng tạo ra các sản phẩm phù hợp với ngành nghề hoạt động, chuyên môn, kinh nghiệm của khách hàng.

-Uy tín của khách hàng: cũng là cơ sở để ngân hàng ra đồng ý phát hành bảo lãnh hay không, khách hàng có uy tín sẽ đƣợc tin tƣởng hơn thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.

f. Môi trường cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh ảnh hƣởng đến sức thu hút khách hàng của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến quy mô và lợi ích phát sinh từ dịch vụ bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (Trang 28)