Phân tích biến động số lượt khách

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 32 - 48)

2.2.1 Biến động số khách trong nước

2.2.1.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiện biến động số lượng khách trong nước giai đoạn 2000-2009 nước giai đoạn 2000-2009

Năm Số lượt khách trong nước( ng hìn lượt người) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối

Tốc độ phát triển(%)

Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%)

Liên

hoàn Định gốc hoànLiên Định gốc hoànLiên Định gốc

2000 8609.5 - - - - - - - 2001 15277.6 6668.1 6668.1 177.45 177.45 77.45 77.45 86.095 2002 17300.9 2023.3 8691.4 113.24 200.95 13.24 100.95 152.776 2003 18897.5 1596.6 10288 109.23 219.49 9.23 119.49 173.009 2004 21340.7 2443.2 12731.2 112.92 247.87 12.92 147.87 188.975 2005 24865.5 3524.8 16256 116.52 288.81 16.52 188.81 213.407 2006 24854.9 -10.6 16245.4 99.96 288.69 -0.04 188.69 248.655 2007 29582.9 4717.4 20973.4 119.02 343.01 19.02 243.01 248.549 2008 20000.0 -9582.9 11390.5 67.61 232.3 -32.39 132.3 295.829 2009 25000.0 5000 16390.5 125 290.37 25 190.37 200

Tổng lượng khách bình quân = 20572.95 (nghìn lượt người)

Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân = 1821.17(nghìn lượt người)

Tốc độ tăng bình quân = 1.1257 lần hay 112.57 % Tốc độ tăng bình quân = 0.1257 lần hay 12.57 %

Biểu đồ biểu hiện biến động số lượng khách trong nước giai đoạn 2000- 2009

Nhận xét:

Qua kết quả tính toán cho thấy, tổng lượng khách trong nước bình quân giai đoạn 2000-2009 của Việt Nam là 20572.95 (nghìn lượt người), lượng tăng bình quân là 1821.17 (nghìn lượt người), tốc độ tăng bình quân của các năm là 12.57 %.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2009 thì từ năm 2000-2007 số lượng khách trong nước liên tục tăng. Đến năm 2008 lượng khách trong nước giảm nhưng năm 2009 lại có chiều hướng tăng. Năm 2009 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn so với năm 2008 là 5000(nghìn lượt khách) đạt tốc độ tăng là 25%. Năm 2008 đánh dấu sự suy giảm của lượng khách trong nước. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người dân. Khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm trong tiêu dùng nên nhu cầu đi du lịch cũng vì vậy bị hạn chế. Năm 2009 thì

lượng khách nội địa bắt đầu có xu hướng khả quan. Sở dĩ có điều này là do, năm 2009 nước ta đã thực hiện thành công chương trình “Ấn tượng Việt Nam”. Chương trình đã thu hút sự tham gia của 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, hơn 300 tour đã được khuyến mại từ 30-50%, hang hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã giảm giá vé cho một số đường bay nội địa…Nhờ đó đã thu hút đông đảo lượng khách nội địa. Trong giai đoạn này thì năm 2008 so với năm 2007 đạt lượng tăng tuyệt đối liên hoàn thấp nhất, -9582.9(nghìn lượt khách) tương ứng với tốc độ giảm 32.39%. Năm 2001 so với năm 2000 có tốc độ tăng cao nhất 6668.1(nghìn lượt khách) đạt tốc độ tăng trưởng 77.45%. Những năm tiếp theo, 2002,2003,2004,2005 thì lượng khách vẫn tiếp tục tăng. Năm 2006, lượng khách trong nước giảm nhẹ, lượng giảm tuyệt đối là 10.6(nghìn lượt người) đạt tốc độ giảm 0.04%. Để đạt được những thành tích trên, trong giai đoạn này Nhà nước và toàn ngành du lịch đã không ngừng tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa để kích cầu du lịch trong nước.

2.2.1.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách trong nước qua thời gian

Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 3757.13 0.0806 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t2 2686.82 0.9184 Hàm hypebol Y=bo + t b1 3036.975 0.8784 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b 2 .t2 + b 3 .t3 2898.09 0.9187 Hàm mũ Y= b0.bt 1 0.2266 0.7926

Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu thế biến động số khách trong nước. Kiểm định T, sigT0 = 0.0002, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp.

Phương trình Y =11837,18.1.096t T VAR00001 Sequence 12 10 8 6 4 2 0 40000 30000 20000 10000 0 Observed Linear Inverse Quadratic Cubic

2.2.1.3 Dự đoán số lượt khách trong nước năm 2010

năm Điểm Khoảng

Cận trên Cận dưới

2.2.2 Biến động số khách quốc tế

2.2.2.1 Bảng tính các chỉ tiêu biểu hiên biến động số lượng khách quốc tế giai đoạn 2000-2009 giai đoạn 2000-2009 Năm Số lượt khách quốc tế (nghìn lượt người) Lượng tăng(hoặc giảm) tuyệt đối

Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng(giảm) liên hoàn (lượt Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 4015.3 - - - - - - - 2001 5549.1 1533.8 1533.8 138,2 138.2 38.2 38.2 40.153 2002 6881.8 1332.7 2866.5 124.02 171.39 24.02 71.39 55.491 2003 5612.2 -1269.6 1596.9 81.55 139.77 18.45 39.77 68.818 2004 7320.7 1708.5 3305.4 130.44 182.32 30.44 82.32 56.122 2005 7102.9 -217.8 3087.6 97.02 176.89 -2.98 76.89 73.207 2006 7746.4 643.5 3731.1 109.06 192.92 9.06 92.92 71.029 2007 9919.5 2173.1 5904.2 128.05 247.04 28.05 147.04 77.464 2008 4253.7 -5665.8 238.4 42.88 105.94 -57.12 5.94 99.195 2009 3800.0 -453.7 -215.3 89.33 94.64 -10.67 -5.36 42.537

Tổng lượng khách bình quân = 6220.16(nghìn lượt người)

Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân= -23.92(nghìn lượt người) Tốc độ tăng bình quân = 0.9938 lần hay 99.38 %

Biểu đồ biểu hiện biến động số lượng khách quốc tế giai đoạn 2000-2009

Nhận xét:

Kết quả tính toán trên cho thấy, giai đoạn 2000-2009, lượng khách quốc tế tăng giảm không đều, có xu hướng giảm. Tổng lượng khách quốc tế bình quân là 6220.16(nghìn lượt người), lượng giảm bình quân qua các năm là 23.92(nghìn lượt người), tốc độ giảm bình quân -0.62%.

Trong giai đoạn này, Năm 2007 lượng tăng tuyệt đối so với năm 2006 là cao nhất đạt 2173.1(nghìn lượt khách). Năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần gấp đôi năm 2000. Đây là năm đánh dấu một năm nước ta gia nhập tổ chức WTO, lượng khách tới Việt Nam để thăm thú, đánh giá khả năng kinh doanh để đầu tư tăng nhanh. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng thể hiện chính sách thông thoáng, khuyến khích, tạo điều kiện của Chính Phủ Việt Nam để tạo điều kiện cho khách tới Việt Nam. Đã tổ chức thành công năm du lịch quốc gia tại Thái Nguyên với chủ đề “về Thủ đô gió ngàn- chiến khu Việt Bắc” và Festival hoa Đà Lạt 2007. Năm 2007 cũng là năm

đánh dấu lần đầu tiên Du lịch Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình quốc tế CNN. Riêng năm 2008 so với năm 2007 đạt lượng giảm tuyệt đối liên hoàn cao nhất là 5665.8(nghìn lượt khách) tương ứng tốc độ giảm 57.12%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008,giá xăng dầu cao làm tăng chi phí hàng không, khiến giảm nhu cầu đi du lịch hoặc chọn những địa điểm gần, đi ngắn ngày, ưu tiên các dịch vụ giá rẻ. Mà giá khách sạn, dịch vụ ăn uống ở nước ta vẫn còn cao. Bên cạnh đó, nguy cơ khủng bố ngày càng cao khiến du khách lo sợ trong việc đi du lịch, mặc dù Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến an toàn trên thế giới.Từ năm 2000 đến năm 2002, lượng khách quốc tế vẫn theo chiều hướng tăng, nhưng đến năm 2003 thì bị giảm. Cụ thể, năm 2003 so với 2002 thì lượng giảm tuyệt đối là 1269.6(nghìn lượt khách) tương ứng với tốc độ tăng 18.45%. Nguyên nhân chủ yếu là do đại dịch SARS bùng nổ ở châu Á, Việt Nam cũng là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Dịch viêm phổi cấp tính này đã làm du khách ngoại quốc xa lánh Việt Nam và các nước Châu Á lúc bấy giờ.

2.2.2.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách quốc tế qua thời gian

Dạng hàm Hàm xu thế Sai số chuẩn R Hàm tuyến tính Y= bo + b1.t 2047.02 0.0981 Hàm parabol Y= b0 + b1t +b2t2 1512.51 0.7258 Hàm hypebol Y=bo + t b1 1894.54 0.3894 Hàm cubic Y= bo + b1.t + b 2 .t2 + b 3 .t3 1472.039 0.7847 Hàm mũ Y= b0.bt 1 0.3358 0.0236

Ta thấy hàm mũ có SE nhỏ nhất nên ta chọn hàm mũ để biểu diễn xu thế biến động số khách trong nước. Kiểm định T, sigT0 = 0.0024, sigT1 = 0.0000 đều < 0.025. nên mô hình này phù hợp

Phương trình Y= 5869,3.1,0024t A Sequence 12 10 8 6 4 2 0 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 Observed Linear Inverse Quadratic Cubic

2.2.2.3 Dự đoán số lượt khách quốc tế năm 2010

năm Điểm Khoảng

Cận trên Cận dưới

Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch ở nước ta

a. Giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch du lịch là một hoạt động cơ bản đối với tất cả các khu vực nơi đến du lịch, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi như hiện nay. Mặc dù, một số nơi đã thực sự phát triển mà không cần sự quy hoạch nào, nhưng những nơi này cuối cùng sẽ chịu phải hậu quả nghiêm trọng vì đã không cân nhắc thận trọng sự ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai.

Trước đây, quy hoạch thường liên quan đến việc sắp xếp không gian lãnh thổ thong qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng. Những năm gần đây, nó được bổ xung thêm các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì vậy, quy hoạch là một thể đa chiều và hướng tới thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ. Đồng thời quy hoạch cũng đề cập tới một chương trình hành động trong nhiều khả năng đặt ra. Nó cũng liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu và mục đích cơ bản cho khu vực nơi đến làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.

Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc khai thác theo hướng “ăn xổi” mà chưa phát triển được theo chiều sâu và chưa khai thác hết được mọi tiềm lực. Mặt khác,

do phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ. thống nhất nên hoạt động du lịch ở nước ta còn rời rạc, lẻ tẻ. ta cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Do quy hoạch du lịch rất quan trọng nên trong quá trình lập kế hoạch cần phải khảo sát, phân tích, cân nhắc cẩn thận các yếu tố môi trường để xác định loại hình phát triển và vị trí thích hợp nhất. Ở nước ta những năm qua, tình hình tổ chức du lịch tự phát ở các địa phương diễn ra ồ ạt đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường du lịch, khiến các di tích, dnah lam bị xuống cấp trầm trọng. Nhà nước cần đưa ra các quy hoạch về vùng du lịch, điểm du lịch để các địa phương định hướng khai thác và phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

b. Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh du lịch

Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đổi mới phương pháp quản lý, chú trọng hiệu quả nhiều mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch và khách du lịch theo pháp luật, xây dựng và áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là năng lực sáng tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh cao nhất là khi nước ta đã ra nhập WTO, ban hành các quy định để điều chỉnh hoạt động của các loại hình du lịch mới, các quan hệ phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Kiện toàn hệ thống nhà nước quản lý về du lịch.

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành các công ty hoặc tổng công ty mạnh, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong hoạt động du lịch. Đa dạng hóa sở hữu tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch để làm tăng trách nhiệm, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam.

- Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả và bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn trong hoạt động của ngành với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

c. Giải pháp về thị trường

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh du lịch Việt Nam, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường khu vực và thế giới.

Chủ động tham gia hợp tác đa phương trong khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện nghĩa vụ của mình. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống, nâng dần vị thế trên thị trường mới. Khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp và các cá nhân Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài.

Bên cạnh việc chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường cho du lịch, ta cần xúc tiến quảng bá du lịch để nâng cao hình ảnh và vịt hế du lịch của Việt Nam. Công tác quảng bá, tiếp thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, Nhà nước cần đầu tư thêm vốn, tổ chức quảng bá du lịch tầm cỡ quốc gia ra nước ngoài, mở các văn phòng đại diện ở các nước để thuận tiện cho du khách quốc tế tìm hiểu về du lịch Việt Nam.

Để mở rộng thị trường du lịch cần thực hiện những vấn đề sau:

- Có kế hoạch cụ thể khai thác thị trường quốc tế trọng điểm ở khu vực Đông Á, Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ bên cạnh đó khôi phục, khai thác các thị trường truyền thống các nước SNG, Đông Âu. Cần có kế hoạch kịp thời khi thị trường có biến động.

- Cần đẩy mạnh kích thích du lịch nội địa.

- Phát triển du lịch ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý.

- Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch Việt Nam. - Gắn sản phẩm với thị trường.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam.

d. Giải pháp về nhân lực

Yếu tố con người có tác động rất lớn tới nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Để phát triển du lịch ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có kỹ thuật nghiệp vụ và trình độ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu

hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch quốc tế và khu vực.

Các nhiệm vụ được đặt ra:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. - Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có kết hợp với đào tạo mới cả ở trong lẫn ngoài nước, để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân.

Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sắp xếp, sử dụng và quản lý đến đãi ngộ…Từng bước trẻ hóa đội ngũ

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w