7. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý
a. Đặc điểm tổ chức quản lý
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý:
- Hội đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, là người có quyền lực cao nhất trong Công ty, có quyền quyết định phương thức tổ
chức sản xuất kinh doanh. Có quyền bổ nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các vị trí khác …
- Ban kiểm soát: Được Hội đồng quản trị lập ra, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các sai phạm ở các bộ phận trong toàn công ty.
- Tổng giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty, là người đại diện của công ty trước pháp luật, tham gia quan hệ giao dịch ký kết hợp đồng ,đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể người lao động và cổđông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức tuyển chọn ,đào tạo và bố trí sắp xếp nhân sự một cách hợp lý .Theo dõi hoạt động của các phòng ban, đơn vị trực thuộc theo dõi xây dưng định mức lao động tiền lương ,chế độ người lao động cũng như việc thi đua, khen thưởng.Qua đó tham mưu cho lãnh đạo trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức công ty phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phối hợp với các phòng ban ,quan hệ với các cơ quan hữu quan để giúp công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ khai thác, ký kết hợp đồng kinh tế, kinh doanh của các mặt hàng; lập kế hoạch hoat động sản xuất kinh doanh.
- Phòng kế toán-tài chính: Có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện theo dõi, quản lý tài sản tài chính của DN, thường xuyên kiểm tra và tổng hợp số liệu, thông tin kinh tế tài chính, phân tích tình hình thực tế của DN. Qua đó đề xuất ý kiến tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý tài chính điều hành và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra các
- Các chi nhánh, cửa hàng: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản và tiêu thụ các mặt hàng Công ty giao theo sự chỉ đạo của công ty và nhà sản xuất; tìm kiếm và khai thác thị trường để tăng doanh số bán hàng, tham mưu cho Tổng Giám
đốc ký kết các hợp đồng kinh tế hoặc trực tiếp ký kết (nếu được ủy quyền).
b. Đặc điểm tổ chức kế toán
Hình 2.2. Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán Công ty: Thực hiện công tác tài chính, quản lý các loại vốn và quỹ, tổ chức thực hiện thống nhất công tác kế toán trong toàn Công ty. Kiểm tra phân tích tính hiệu quả của hoạt
động kinh tế, thực hiện thông tin kinh tế nội bộ của cơ quan cấp trên liên quan. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán thống kê Kế toán ngân hàng Kế toán Công nợ Phó phòng KT (KT tổng hợp) Kế toán các đơn vị trực thuộc
- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách bộ phận Kế toán, kiểm tra đôn
đốc việc hạch toán đúng chế độ hiện hành cũng như mọi vấn đề tài chính để
tham mưu cho Tổng Giám đốc.
- Phó phòng kế toán: Là người giúp việc cho kế toán trưởng, chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ các số liệu phát sinh trong Công ty, kiểm tra, kiểm soát các chứng từ gốc của các bộ phận để ghi vào sổ cái, thanh toán khoán cho một sốđơn vị, bộ phận và lập BCTC.
- Kế toán thanh toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về
hàng hóa, theo dõi thu chi tiền mặt. Theo dõi các tài khoản tiền gửi Ngân hàng, tiền vay, kèm kế ước vay vốn theo dõi và có kế hoạch trả nợ vay đối với các khoản nợ vay đến hàng.
- Kế toán thống kê: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu nộp BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn, báo cáo thống kê.
- Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ, thanh toán khoán cho một sốđơn vị, bộ phận.
- Kế toán các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ
thuộc, căn cứ chứng từ phát sinh kế toán lên bảng kê và báo cáo mua hàng, bán hàng. Cuối tháng thực hiện việc báo sổ lên Công ty để kế toán tổng hợp cho toàn Công ty.