Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 29 - 37)

tài liệu tác giả sử dụng để làm cơ sở nghiên cứu phân tích là những nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu ROA cho mô hình nghiên cứu của họ.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên các đại lƣợng kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra cũng nhƣ trình độ sử dụng các nguồn lực chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp .

a) Cơ cấu vốn

Bất kỳ DN nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có vốn, DN phải bố trí nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn đó. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của DN nhƣ: Nguồn vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu…Cơ cấu tài chính có ảnh hƣởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nên công ty cần thiết phải hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu.

Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.

Lý thuyết Modigliani & Miller về cơ cấu vốn

Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mƣợn. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller đã đƣa ra một số những giả định đơn

giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả định là thị trƣờng vốn là hoàn hảo; vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch, tỷ lệ vay giống nhƣ tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế đƣợc bỏ qua và nguy cơ đƣợc tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền. Nếu thị trƣờng vốn là hoàn hảo, Modilligani và Miller tranh luận rằng: thế thì các doanh nghiệp có nguy cơ kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty nhƣ vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH. Modilligani và Miller chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhƣng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn.

Với giả thuyết nêu trên dẫn đến sử dụng cơ cấu vốn không có ảnh hƣởng gì đến giá trị DN hay nói cách khác DN không thể tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.

Năm 1963, Modilligani và Miller đƣa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập DN. Theo Modilligani và Miller, với thuế thu nhập DN, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của DN. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý đƣợc khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN, do đó mà một phần thu nhập của DN có sử dụng nợ đƣợc chuyển cho các nhà đầu tƣ. Chính vì vậy mà giá trị DN đƣợc tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.

Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (hay còn gọi cách tiếp cận truyền thống).

Quan niệm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một DN bắt đầu vay mƣợn, thuận lợi vƣợt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và VCSH tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi phí VCSH tăng). Đồng thời khi gia tăng các khoản nợ có thể dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh cũng tăng cao từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tăng lên là kết quả của vốn vay sản xuất, nhƣng lợi nhuận lại giảm mạnh do sự gia tăng của chi phí, thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. Bên cạnh đó khi sử dụng các khoản nợ đặc biệt là nợ ngắn hạn luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng thanh toán giảm tới một mức độ báo động. Vì vậy, ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao hơn, WACC sẽ tăng.

Theo cách tiếp cận này, công ty trƣớc tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế. Tuy nhiên khi tỷ số nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng, các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi phí vốn CSH tăng), đến một lúc nào đó thì lợi ích của việc tiết kiệm thuế không bù đắp cho việc gia tăng của chi phí sử dụng vốn bình quân khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa. Đồng thời, ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng DN không trả đƣợc nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn).

Do đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đến chi phí sử dụng vốn bình quân và giá trị công ty hay nói khác đi có một tỷ lệ nợ tối ƣu, ở đó chi phí sử dụng vốn bình quân của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN lớn nhất.

Nhƣ vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu chúng ta có thể thấy đƣợc việc lựa chọn và sử dụng vốn nhƣ thế nào sẽ có tác động đến HQKD của DN.

Từ các nghiên cứu trƣớc đây của Zeitun & Tian (2007), Onaolapo & Kajola (2010), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, K.Mathur & I.Mathur (2000) đều nhận thấy cơ cấu vốn có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của DN có thể đƣợc hiểu là mức doanh thu, mức tài sản, nguồn vốn, số công nhân, DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ nhƣ dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn). Những doanh nghiệp này với sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra. Lý do tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô:

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn luôn cần một số yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, các yếu tố này không phụ thuộc vào việc có sản xuất kinh doanh hay không, các chi phí đó đƣợc gọi là chi phí cố định và nó không thay đổi theo mức sản lƣợng. Nó bắt đầu từ những mức sản lƣợng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lƣợng. Vì vậy khi sản lƣợng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt đƣợc lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lƣợng nhiều hơn các đơn vị sản lƣợng và nhƣ vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm. doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lƣợng cao thì chi phí khấu hao máy móc

có thể giải đều cho một số lƣợng lớn sản phẩm và với kỹ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm. Quy mô sản lƣợng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí giao dịch. Khi bán một khối lƣợng hàng lớn hơn, chi phí đàm phán, liên lạc (qua thƣ từ, điện thoại, fax v.v...) không tăng tƣơng ứng so với trƣờng hợp bán một khối lƣợng hàng nhỏ hơn...

- Quy mô sản lƣợng lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác đƣợc lợi thế của việc chuyên môn hóa. Lao động, máy móc phải với số lƣợng đủ lớn mới cho phép ngƣời ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt. Chúng có thể đƣợc phân bổ và đƣợc sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên. Khi sản lƣợng còn quá nhỏ, những điều trên sẽ không xảy ra nếu số lƣợng đầu vào đƣợc sử dụng quá thấp.

Một số nghiên cứu trƣớc đây đều nhận thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu quan tâm quy mô doanh nghiệp có thể là tài sản, VCSH, số lƣợng nhân viên, doanh thu…. Trong nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, K.Mathur &I.Mathur, (2000), quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả của doanh nghiệp.

c) Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, và công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị đối với mọi doanh nghiệp đều vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định DN đó sẽ sản xuất những sản phẩm gì, chủng loại gì, số lƣợng bao nhiêu và hiệu quả nhƣ thế nào. Trong cơ chế thị trƣờng sức cạnh

tranh giữa các DN đặc biệt là các DN cùng sản xuất một loại sản phẩm thì chất lƣợng chính là nền tảng cho sức cạnh tranh. Vì vậy đầu tƣ trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm nhằm đáp ứng một tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng đƣợc thị trƣờng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Máy móc thiết bị chính là một trong những yếu tố biểu hiện quan trọng của công nghệ. Công nghệ góp phần quan trọng trong việc DN đó có thành công hay không. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm, ảnh hƣởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn và công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại sẽ bảo đảm doanh nghiệp:

- Nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí lao động, nguyên nhiên vật liệu

- Giảm nhẹ quá trình lao động, dần dần thay thế lao động thủ công bằng máy móc, trên cở sở đó tạo điều kiện hoàn thiện ngƣời lao động

- Hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Đầu tƣ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, và công nghệ có thể xem chung là đầu tƣ tài sản cố định của doanh nghiệp, nhân tố tỷ trọng tài sản cố định luôn đƣợc các nghiên cứu trƣớc đây đƣa vào mô hình nghiên cứu và đem lại những kết quả với chiều hƣớng tác động khác nhau. Trong Abbasali & Malekian (2012) cho thấy việc nâng cao đầu tƣ tài sản cố định có tác động tích cực đến HQKD thì nghiên cứu của Zeitun,Titan (2007) và Onaolapo & Kajola (2010) lại cho thấy chiều hƣớng ngƣợc lại. Điều này có thể thấy nếu doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến đƣợc

hiệu quả kinh doanh thì sẽ gây nên lãng phí vốn có thể khiến doanh nghiệp bị thiếu vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó cũng có thể gia tăng rủi ro và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

d) Tốc độ tăng trƣởng

Tăng trƣởng là một trong những điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể đạt đƣợc các mục tiêu của mình trong suốt cuộc đời hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng trƣởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tƣ mở rộng sản xuất đồng thời tạo dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ với các nhà cung cấp và các nhà đầu tƣ. Tăng trƣởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.

Về mặt lý thuyết, tăng trƣởng có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên tăng trƣởng nhanh không phải không mang lại rủi ro cho doanh nghiệp, khi năng suất và năng lực quản lý không phù hợp, trƣờng hợp này phát triển nhanh không đƣa lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vây, doanh nghiệp cần duy trì một tốc độ tăng trƣởng phù hợp dựa trên một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp lý từ đó làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.

Theo nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Onaolapo & Kajola (2010); Abbasali & Esfandiar (2012) tốc độ tăng trƣởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

e) Năng lực quản trị tài chính

Quản trị tài chính DN có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động thƣờng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho HĐKD thƣờng xuyên của DN cũng nhƣ đầu tƣ phát

triển. Vai trò của nhà quản trị tài chính là phải xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, chủ động lựa chọn các hình thức và phƣơng pháp huy động vốn đảm bảo DN hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. Hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Ngƣời quản lý phải biết đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ trên cở sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án từ đó chọn ra dự án đầu tƣ tối ƣu. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để DN có thể chớp lấy các cơ hội kinh doanh. [3]

Để tiến tới hành động sản xuất kinh doanh, mọi DN đều cần phải có tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Trong đó tài sản lƣu động chủ yếu đóng góp vai trò đối tƣợng lao động. Tài sản lƣu động là những tài sản ngắn hạn và thƣờng xuyên luân chuyển, do đó nó giúp DN có thể quay vòng vốn nhanh hơn, giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tài sản lƣu động là tiền mặt, khoản phải thu, dự trữ tồn kho… Để bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành liên tục và hiệu quả thì quản lý và sử dụng tài sản lƣu động có ảnh hƣởng lớn đối với việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lƣu động luôn là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại là phá sản. Vì vậy năng lực của nhà quản trị là làm thế nào giữ tiền vừa để đảm bảo giao dịch kinh doanh hằng ngày, đáp ứng đƣợc nhu cầu dự phòng trong trƣờng hợp biến động không lƣờng truớc, hàng hoá, nguyên vật liệu cần bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu để đáp ứng kịp thời cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)