Thực trạng các biện pháp Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam, chi nhánh huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 76 - 81)

7. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Thực trạng các biện pháp Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và

tiến hành để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng tiêu.

a. Điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng

Việc điều tra, phân loại, lựa chọn khách hàng cho vay của chi nhánh không những có ý nghĩa quan trọng về quá trình nghiên cứu lý luận mà nó còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc vận hành trong thực tiễn, dựa trên kết quả của quá trình điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng cho vay cũng đã tạo điều kiện giúp cho chi nhánh có thể tự xây dựng, hoạch định cho mình những chiến lƣợc, chính sách kinh doanh mang tầm vĩ mô, có tính khả thi cao và hiệu quả. Đặc biệt, vấn đề điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng cho vay còn giúp chi nhánh có nền cơ sở lý luận để từ đó xây dựng thành các quy tắc kỹ thuật nghiệp vụ tƣơng thích với từng loại nghiệp vụ cho vay nhằm phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của mình trong thực tiễn. Chi nhánh luôn tìm kiếm và đa dạng hoá các loại hình khách hàng, chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khuynh hƣớng phát triển thêm nông nghiệp có nhu cầu

trồng hồ tiêu, các hộ trồng hồ tiêu có quy mô lớn. Xây dựng lực lƣợng khách hàng tiềm năng có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, dƣ nợ cho vay chiếm tỷ trọng còn thấp, bình quân chỉ đạt 4%. Dƣ nợ cho vay đối với hộ sản xuất và cá nhân chiếm tỷ trọng cao 96%.

Nhận xét, đánh giá:

Biện pháp này giúp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn, phân định rõ đối tƣợng khách hàng mà chi nhánh cần chú trọng phát triển, từ đó có những loại hình cho vay thích hợp cho từng đối tƣợng khách hàng.

Qua việc điều tra, phân loại và lựa chọn khách hàng giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tƣợng khách hàng, đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó giúp cho chi nhánh xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là khách hàng mục tiêu, khách hàng hiện hữu, khách hàng truyền thống, khách hàng VIP, khách hàng đối tác để có những ứng xử phù hợp.

Việc điều tra, phân loại khách hàng gặp nhiều khó khăn do khách hàng chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ, số lƣợng nhiều, đƣờng xá đi lại khó khăn nên quá trình thực hiện cần nhiều thời gian, chi phí và nhân lực để tiếp cận điều tra khách hàng

b. Thực hiện cơ cấu đầu tư theo hướng vừa tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn, vừa tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn với mục tiêu tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ 20%

Trong các năm từ 2011 – 2013, chi nhánh chú trọng cho vay các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu cho vay ngắn hạn để chăm sóc hồ tiêu, hoặc có thực hiện thêm một số phƣơng án đào giếng, làm hàng rào, làm sân phơi hay làm nhà kho và cho vay trung hạn đối với hộ có dự án trồng mới hồ tiêu, mua đất nông nghiệp trồng hồ tiêu, đôi khi có kết hợp với dự án đào giếng, làm hàng rào, làm sân phơi hay làm nhà kho. Hiện nay, tại chi nhánh tỷ trọng

cho vay trung, dài hạn bình quân chiếm gần 16% trên tổng dƣ nợ cho vay hộ trồng hồ tiêu.

Bảng 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời gian

Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 TH So 2010 TH So 2011 TH So 2012 +/- % +/- % +/- % Dƣ nợ nội bảng 71 5 8% 91 21 29% 143 52 57% -Ngắn hạn 59 4 7% 77 18 30% 118 42 54% Tỷ lệ 84% -1% -1% 84% 1% 1% 83% -2% -2% -Trung, dài hạn 12 2 17% 14 3 24% 25 11 73% Tỷ lệ 16% 1% 8% 16% -1% -4% 17% 2% 10%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN huyện Chư Sê Gia Lai)

Năm 2011 dƣ nợ trung hạn là 11.560 triệu đồng (tỷ lệ 16%), năm 2012 dƣ nợ trung hạn là 14.337 triệu đồng (tỷ lệ 16%), năm 2013 dƣ nợ trung hạn là 24.872 triệu đồng (tỷ lệ 17%).

Nhận xét, đánh giá:

Xác định rõ cơ cấu đầu tƣ với nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể có những biện pháp đảm bảo đáp ứng vốn vay cho khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ vay sao cho hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Cho vay vốn trung, dài hạn có lãi suất cao hơn cho vay vốn ngắn hạn nên chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào cũng tăng tƣơng ứng, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào đang dần dần thu hẹp.

Mức độ rủi ro cho vay trung, dài hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn đó là khi sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ gặp rủi ro, chính

là vấn đề thanh khoản, khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và phải bù đắp trong việc cho vay trung, dài hạn. Trong khi dƣ nợ cho vay, nhất là với vốn cho vay trung, dài hạn, hiện không dễ thu hồi và nợ có khả năng mất vốn đang tăng nhanh.

c. Biện pháp đảm bảo tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu:

Có thể nói do mức độ rủi ro trong cho vay ngày càng cao nên việc lựa chọn cho vay có bảo bảo đảm bằng tài sản nhằm mục đích về phía khách hàng là làm tăng tính trách nhiệm còn về phía ngân hàng là giảm thiểu khả năng mất vốn. Tại chi nhánh, hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, và thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của ngƣời khác, cho nên đảm bảo an toàn vốn cao.

Bảng 2.5. Biện pháp bảo đảm tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 TH So 2010 TH So 2011 TH So 2012 +/- % +/- % +/- % Dƣ nợ nội bảng 71 5 8% 91 21 29% 143 52 57% Cho vay có bảo đảm bằng tài sản 64 4 7% 82 18 28% 130 48 58%

Tỷ lệ 91% -1% -1% 90% -1% -1% 91% 1% 1%

Cho vay không bảo đảm bằng tài sản 6 1 22% 9 3 40% 13 4 49%

Tỷ lệ 10% 2% 24% 10% 0% 9% -1% -5%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT VN – CN huyện Chư Sê Gia Lai)

Dƣ nợ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng bình quân hằng năm là 90% Năm 2011 dƣ nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng là 91%, Năm 2012 dƣ nợ cho vay có bản đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng là 90%, năm 2013 dƣ nợ cho vay có bản đảm bằng tài sản chiếm tỷ trọng là 91%.

Nhận xét, đánh giá:

Quan điểm tôi cho rằng, với tình hình hiện nay để bảo đảm an toàn tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu, giải pháp siết chặt điều kiện tài sản bảo đảm là lựa chọn phù hợp nhất vì: tình hình thị trƣờng bất động sản đang chìm lắng, giá bất động sản có xu hƣớng giảm thấp, tính thanh khoản kém; Sử dụng điều kiện tài sản bảo đảm siết chặt nhƣ một “hàng rào” sàng lọc khách hàng xấu từ các ngân hàng thƣơng mại khác, nhất là từ các ngân hàng nhóm 3, 4 chuyển sang. Cho nên biện pháp cho vay có đảm bảo bằng tài sản giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu, giảm thiểu khả năng mất vốn

Nhƣng việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản lại giới hạn khách hàng vay vốn không bảo đảm bằng tài sản, chỉ đảm bảo cho khách hàng vay vốn với dƣ nợ nhỏ từ 50 triệu đồng trở xuống thông qua kênh tổ vay vốn, hộ nông dân, hộ phụ nữ.

d. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu

Công tác xử lý rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu giai đoạn 2011 – 2013. Hiện nay, lợi nhuận đang là nguyên nhân h

dự phòng rủi ro hằng năm. Các n

doanh khiến họ phải giấu đi những khoản nợ đáng lẽ phải trích dự phòng rủi ro một cách sòng phẳng. Chi nhánh luôn thực hiện tốt việc đánh giá phân loại nợ, trích lập dự phòng và rà soát các khoản nợ có đủ điều kiện để xử lý rủi ro, đảm bảo trích lập dự phòng đúng theo quy định. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn cố gắng thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro để giảm thiểu thiệt hại tài chính, tăng thêm thu nhập.

cuối cùng trong việc xử lý nợ của một hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam, chi nhánh huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 76 - 81)