Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Chƣ Sê – tỉnh GiaLai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam, chi nhánh huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 61 - 63)

7. Tổng quan tài liệu

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Chƣ Sê – tỉnh GiaLai

a. Điều kiện tự nhiên

Huyện Chƣ Sê cách thành phố 40 km về phía nam. Quốc lộ 14 nối ngã ba Chƣ Sê với tỉnh Đăk Lăk, tỉnh Đăk Nông, tỉnh Bình Phƣớc, tỉnh Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngã ba Chƣ Sê cũng có thể đi theo quốc lộ 7 (cũ, nay là quốc lộ 25) đến thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Huyện Chƣ Sê có diện tích tự nhiên 64.296,27 ha.

b. Về kinh tế - xã hội * Về kinh tế

Huyện Chƣ Sê có trồng các cây công nghiệp, bao gồm 12.000 ha cà phê, 20.000 ha cao su, hồ tiêu kinh doanh 4.000 ha, 2.000 ha bông và một số cây trồng ngắn ngày nhƣ đậu đỗ các loại, ngô khoai, lƣơng thực, thực phẩm. Dự kiến đến năm 2015, Huyện sẽ phát triển thêm một số loại cây công nghiệp mang tính chiến lƣợc khác nhƣ: Ca cao, ca ri, mac ca, thuốc lá...

Về Du lịch: Thác Phú Cƣờng thuộc xã Dun, huyện Chƣ Sê, cách thành phố Pleiku 45 km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nƣớc khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cƣờng đƣợc nhiều ngƣời biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối La Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cƣờng đang đƣợc ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện tăng lên nhanh chóng: Giai đoạn 1981-1990 chỉ đạt 4,6% đến giai đoạn 2005-2009 đã đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ. Đến nay, nông nghiệp giảm còn 45%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30%, thƣơng mại- dịch vụ 25%, thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời năm 1981 là 45 USD, năm 2009 là 532 USD; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 80,5% năm 1981, đến cuối năm 2008 còn 14,2%. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm từ 80 tỉ đồng đến 110 tỉ đồng, đứng thứ 2 trong tỉnh sau thành phố Pleiku.

Các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nhƣ cà phê, hồ tiêu đƣợc chú trọng đầu tƣ thâm canh và phát triển ổn định. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đƣợc đầu tƣ phát triển phù hợp với lợi thế và tiềm năng của địa phƣơng. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đang từng bƣớc đƣợc đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá và nâng cao vại trò chủ động sản xuất của hộ nông dân.

Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm đƣợc quan tâm đúng mực, góp phần phát triển ngành chăn nuôi ổn định. Tổng đàn gia súc 48.888 con, đàn gia cầm 58.200 con. Giá trị ngành chăn nuôi đạt 38,6 tỷ đồng.

* Về xã hội

Dân số của huyện có 94.389 ngƣời.

Huyện Chƣ Sê có 1 thị trấn (Chƣ Sê) và 14 xã (Albá, Bờ Ngoong, Dun, Hbông, Ia Glai, Ia Ko, Ia Tiêm, Kông Htok, Ayun, Bar Măih, Ia Pal, Ia Blang, Ia Hlốp, Chƣ Pơng).

Trƣớc năm 2009, huyện Chƣ Sê có 2 thị trấn (Chƣ Sê, Nhơn Hòa) và 22 xã (Albá, Bờ Ngoong, Dun, Hbông, Ia Glai, Ia Ko, Ia Tiêm, Kông Htok, Ayun, Bar Măih, Ia Pal, Ia Blang, Ia Hlốp, Chƣ Pơng, Chƣ Don, Ia Dreng, Ia Hrú, Ia Rong, Ia Hla, Ia Le, Ia BLứ, Ia Phang).

có 2 xã Albá (đạt 11 tiêu chí) và Ia Glai (đạt 9 tiêu chí) đƣợc chọn là xã điểm của tỉnh và 2 xã Ia Blang (đạt 11 tiêu chí) và Ia Hlốp (đạt 9 tiêu chí) là xã điểm của huyện.

Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phát huy tích cực; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, lồng ghép các chƣơng trình dự án đầu tƣ có hiệu quả, làm thay đổi đáng kết đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ trồng hồ tiêu tại ngân hàng nông nghiệp PTNT việt nam, chi nhánh huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 61 - 63)