Giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 (Trang 26 - 27)

2.1. Giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán bệnh động mạch vành

- XHTMCT có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán hẹp động mạch vành ≥ 50% là 92,8% và 40%. Trong chẩn đoán hẹp ≥ 50% đối với từng nhánh ĐMV, XHTMCT có độ đặc hiệu cao nhất (86,7%) với động mạch mũ, có độ đặc hiệu thấp nhất (32,3%) với động mạch vành phải và độ nhạy cao nhất (84,6%) với động mạch liên thất trước.

- Khi chọn ngưỡng điểm 4 với SSS và ngưỡng điểm 3 với SRS thì XHTMCT có giá trị chẩn đoán hẹp ĐMV ≥ 50% với độ nhạy tương ứng là 66,6% và 64,3%, độ đặc hiệu là 80% và 88%.

2.2. Giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong tiên lượng bệnh động mạch vành động mạch vành

- Tỷ lệ biến cố tim mạch ở nhóm XHTMCT dương tính (9,8%) tăng cao hơn so với nhóm XHTMCT âm tính (1,6%). Tỷ lệ biến cố tim mạch thấp ở năm thứ nhất (3,8%), tăng dần vào năm thứ hai (4%) và tăng cao ở năm thứ ba (8,7%) ở nhóm XHTMCT dương tính.

- Tỷ lệ biến cố tim mạch ở nhóm khuyết xạ mức độ vừa – nặng (11,4%) cao gấp 4,3 lần (p < 0,05) so với nhóm bệnh nhân không (11,4%) cao gấp 4,3 lần (p < 0,05) so với nhóm bệnh nhân không khuyết xạ - khuyết xạ mức độ nhẹ (2,9%). Tỷ lệ biến cố tim mạch ở nhóm khuyết xạ diện vừa – rộng (8,9%) cao gấp 3,4 lần (p <0,05) so với nhóm bệnh nhân không khuyết xạ và khuyết xạ diện hẹp (3,4%).

- Tỷ lệ biến cố tim mạch ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ tăng dần theo mức độ tổn thương trên XHTMCT tính theo điểm SSS và SRS với mức độ nhẹ (< 4 điểm) là 3% và 4,2%, mức độ vừa (4 – 8 điểm) là 10,5% và 6,2%, mức độ nặng (9 – 13 điểm) là 14,3% và 10%, rất nặng (>13 điểm) là 21,4% và 18,2%.

KIẾN NGHỊ

1. XHTMCT nên được thực hiện đối với bệnh nhân đái tháo đường để đánh giá bệnh động mạch vành nhằm tiên lượng biến cố tim mạch để từ đó có biện pháp điều trị dự phòng thích hợp.

2. Để nâng cao độ đặc hiệu của XHTMCT trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có ý nghĩa ở bệnh nhân đái tháo đường, nên sử dụng tổng điểm SSS với ngưỡng điểm 4 và SRS với ngưỡng điểm 3.

1. Phạm Trường Sơn, Vũ Điện Biên, Lê Ngọc Hà (2011), “Đặc điểm xạ hình tưới máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, (6), Tr. 25 - 31.

2. Phạm Trường Sơn, Vũ Điện Biên, Lê Ngọc Hà (2011), “ Đặc điểm tổn thương động mạch vành trên phim chụp cản quang động mạch vành đối chiếu với kết qủa xạ hình tưới máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không có đau ngực điển hình”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, (6), Tr. 44 - 49. 3. Phạm Trường Sơn, Vũ Điện Biên, Lê Ngọc Hà (2011), “ Giá

trị tiên lượng của xạ hình tưới máu cơ tim trong đánh giá biến cố tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108,(7), Tr. 112-117.

4. Phạm Trường Sơn, Vũ Điện Biên, Lê Ngọc Hà (2013), “ Vai trò của xạ hình tưới máu cơ tim trong đánh giá bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, (6), Tr. 33 – 43.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w