Biến cố tim mạch theo tổng điểm khuyết xạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 (Trang 25)

Khi phân chia tổng điểm theo từng mức độ thì tỷ lệ biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ tính theo điểm SSS ở mức độ nhẹ (<4 điểm) là 3%, mức độ vừa (4-8 điểm) là 10,5% và mức độ nặng (9-13 điểm) là 14,3%, còn rất nặng (>13 điểm) là 21,4 %. Như vậy biến cố tim mạch có liên quan đến các mức tổng điểm SSS, nếu tổng điểm càng nhiều thì tỷ lệ biến cố tim mạch càng cao. Nghiên cứu chúng tôi thấy rằng ở bệnh nhân ĐTĐ đối với cả tổng điểm SSS và SRS khi vượt quá ngưỡng 8 điểm thì biến cố tim mạch tăng đáng kể, tăng thêm 4,6 lần so với khi SSS < 8 và tăng thêm 3,0 lần so với khi SRS < 8.

Lê Ngọc Hà (2010) thấy ngưỡng điểm lên tới 13 cho cả SSS và SRS đối với sự gia tăng đáng kể biến cố tim mạch. Cũng như giải thích ở trên, vì đối tượng nghiên cứu của tác giả là những bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ĐMV nên tổn thương ĐMV ở giai đoạn tiến triển do đó mức độ và diện khuyết xạ sẽ nặng nề hơn và tổng điểm SSS và SRS sẽ ở mức cao hơn. Rajagopalan phân loại mức độ khuyết xạ theo SSS sau đó theo dõi 10 năm, kết quả cho thấy ở mức độ nặng tỷ lệ tử vong là 5,9% /năm, mức độ vừa là 5% /năm và ở mức độ thấp là 3,6% /năm. Zellweger thấy cả 3 chỉ số SSS, SRS và SDS đều là yếu tố tiên lượng độc lập cho biến cố tim mạch.Tuy nhiên, Elhendy chỉ thấy SSS là yếu tố tiên lượng độc lập biến cố tim mạch chính còn SRS thì không.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 250 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được đánh giá bệnh động mạch vành bằng phương pháp xạ hình tưới máu cơ tim và theo dõi các biến cố tim mạch trong thời gian 19,8 ± 5,9 tháng, chúng tôi có một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm và giá trị của xạ hình tưới máu cơ tim trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường Týp 2 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w