KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế nhập khẩu trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 26)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.1.KHÁI QUÁT VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

a. Khái niệm

Hàng hóa nhập khẩu bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đƣợc nhập khẩu, quá cảnh hay lƣu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan của một quốc gia theo quy định của quốc gia đó, chịu sự quản lý của cơ quan hải quan. [17, tr 105]

Đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đƣợc phép và thực tế đã nhập khẩu, quá cảnh qua biên giới quốc gia.

b. Phân loại hàng hóa nhập khẩu [1, tr 110] [8, tr 107]

Hàng hóa nhập khẩu là các loại hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh sách các mặt hàng đƣợc phép nhập khẩu với mục đích kinh doanh mua bán, sản xuất…hàng hóa nhập khẩu đƣợc phân loại theo mục đích sản xuất kinh doanh và theo đối tƣợng doanh nghiệp, bao gồm các loại hình nhập khẩu sau:

- Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa: Là hàng hóa nhập khẩu với mục đích thƣơng mại thông thƣờng, có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng hợp đồng, có hóa đơn thƣơng mại, vận tải đơn…Trong nhiều trƣờng hợp, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Loại hàng hóa này thƣờng đƣợc dùng với mục đích kinh doanh, bán buôn trên thị trƣờng Việt Nam (thƣờng đƣợc gọi là hàng NK kinh doanh).

- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài: là những nguyên liệu gia công nhập khẩu do bên đặt gia công

giao cho bên nhận gia công để sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu, đảm bảo yêu cầu của bên đặt gia công.

- Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: hàng hóa nhập khẩu theo loại hình này là nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu.

- Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: là hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, đƣợc làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tƣ: là hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, phục vụ sản xuất của dự án đƣợc ƣu đãi đầu tƣ.

- Hàng hóa kinh doanh theo phƣơng thức tạm nhập tái xuất: là việc thƣơng nhân Việt Nam mua hàng của một nƣớc để bán cho một nƣớc khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Khái niệm “bán cho nƣớc khác” đƣợc hiểu là bán cho thƣơng nhân nƣớc khác - nƣớc thứ 3.

- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt…

- Một số loại hàng hóa khác: thông thƣờng là những hàng hóa không có hợp đồng mua bán, bao gồm: Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài; hàng mẫu không thanh toán; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; hành lý cá nhân của ngƣời nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo ngƣời của ngƣời nhập cảnh vƣợt tiêu chuẩn miễn thuế, hàng nhập khẩu tham dự hội chợ triển lãm.

1.1.2. T uế n ập ẩu

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nƣớc theo mức độ và thời hạn đƣợc pháp luật quy định nhằm sử dụng

cho mục đích công cộng, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tƣợng tự nhiên mà là một hiện tƣợng xã hội do chính con ngƣời định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nƣớc và pháp luật. Ở Việt Nam, công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng do cơ quan thuế Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế và cơ quan Hải quan nhƣ Tổng cục Hải quan, các Cục Hải quan địa phƣơng và Chi cục Hải quan đảm nhận.

a. Khái niệm [44, tr 109]

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nƣớc ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phƣơng tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ hay đƣờng sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan, đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trƣớc. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải đƣợc nộp trƣớc khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đƣa mặt hàng nhập khẩu vào lƣu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

Từ những nội dung trên, chúng ta có thể nêu một khái niệm tổng quát về thuế nhƣ sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nƣớc quy định đối với các tổ chức và các nhân trong xã hội nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội.

Thuế nhập khẩu là một phần thu nhập đƣợc tạo ra từ các hoạt động nhập khẩu mà các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật thuế nhập khẩu,

nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cũng nhƣ các chính sách của Nhà nƣớc.

Nói cách khác, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá từ nƣớc ngoài nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia hoặc từ khu chế xuất xuất vào thị trƣờng thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.

b. Đặc điểm và vai trò của thuế nhập khẩu

* Đặc điểm của thuế nhập khẩu: [17, tr 105]

- Đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu là các hàng hóa đƣợc phép vận chuyển qua biên giới. Cụ thể các loại hàng hóa đó đƣợc quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 4 Luật Hải Quan năm 2014 nhƣ sau: “ bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc đƣợc lƣu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan ". Tuy nhiên, thuế nhập khẩu không tác động vào đối tƣợng nhập khẩu là các loại dịch vụ bởi những sản phẩm này khó có thể kiểm soát đƣợc nhƣ sản phẩm công nghệ thông tin đƣợc giao dịch qua mạng máy tính Internet.

-Bản chất của thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhƣng chỉ mang tính tƣơng đối bởi nếu hàng hóa đƣợc nhập khẩu về nhằm sử dụng, tiêu dùng thì khi ấy ngƣời tiêu dùng là ngƣời nộp thuế đồng thời là ngƣời chịu thuế có tính chất là thuế trực thu. Còn nếu nhƣ nhà nhập khẩu đã nộp thuế hàng hóa và sau đó kinh doanh với chính số hàng hóa đó thì số tiền thuế nhập khẩu đã nộp có xu hƣớng chuyển sang cho ngƣời mua hàng và khi đó, khoản thuế nhập khẩu này lại có tính chất gián thu.

- Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nên thuế nhập khẩu không những góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc mà còn thể hiện cả những chủ trƣơng, chính sách đối ngoại của nhà nƣớc trong từng thời kỳ một cách rõ ràng.

chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế nhƣ sự biến động của kinh tế thế giới, xu hƣớng thƣơng mại quốc tế.

* Vai trò của thuế nhập khẩu:

- Thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ra đời, dựa vào quyền lực chính trị của mình, Nhà nƣớc đã đặt ra các thứ thuế để bắt buộc các thành viên trong xã hội đóng góp một phần thu nhập của họ cho Nhà nƣớc. Nhờ có khoản đóng góp đó, bộ máy Nhà nƣớc mới tồn tại và hoạt động đƣợc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch sử phát triển của ngành thuế qua các thời kỳ đã cho thấy: Tỷ trọng thu bằng thuế chiếm phần lớn trong tổng thu NSNN, tỷ trọng này thƣờng chiếm tới trên 90% tổng số thu, trong đó, thuế nhập khẩu đóng vai trò là một nguồn thu quan trọng.

Vai trò truyền thống của thuế NK là động viên một phần thu nhập cho NSNN từ hoạt động ngoại thƣơng. Tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng thuế quan của mỗi nƣớc mà thuế quan có vai trò khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN.

- Là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nƣớc đối với nền kinh tế. Thuế nhập khẩu tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa thƣơng mại quốc tế, thuế nhập khẩu điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trƣờng.

Thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hoá, làm giá hàng hoá tăng, do đó có tác dụng điều tiết hoạt động nhập khẩu và hƣớng dẫn tiêu dùng; bởi vì lƣợng hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ của hàng hoá đó, yếu tố này phụ thuộc vào giá cả. Giá cả cao hay thấp sẽ quyết định giảm hay tăng sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, thông qua thuế nhập khẩu, nhà nƣớc điều tiết việc nhập khẩu hàng hoá, đồng thời hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hoá không đƣợc

khuyến khích sử dụng nhƣ: thuốc lá, rƣợu, bia…

- Thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo hộ nên sản xuất trong nƣớc. Đặc trƣng cơ bản của loại thuế này là đánh vào hàng hoá nhập khẩu và sau đó đƣợc cấu thành trong giá cả hàng hoá nhập khẩu nên loại thuế này có vai trò khá đặc thù là bảo hộ sản xuất trong nƣớc và chống lại xu hƣớng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hoá trong nƣớc và hàng hoá ngoại nhập. Cụ thể là, đối với hàng hoá nhập khẩu do bị đánh thuế nhập khẩu nên về lý thuyết giá cả hàng hoá này trên thị trƣờng nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi đó, các hàng hoá đƣợc sản xuất trong nƣớc do không phải chịu thuế nhập khẩu (hoặc chỉ chịu thuế nhập khẩu do phần nguyên liệu hoặc máy móc nhập khẩu) nên giá cả của chúng có xu hƣớng rẻ hơn và do đó, sức cạnh tranh lớn hơn hàng hoá ngoại nhập. Điều này cho thấy, việc đánh thuế nhập khẩu thực chất là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nƣớc, khi chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hoá đƣợc sản xuất từ phía các doanh nghiệp trong nƣớc. Mặt khác, thuế nhập khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nƣớc có thời gian trƣờng thành và sinh lời, từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.

Theo quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT), thuế quan với rất ít ngoại lệ là một công cụ chính sách duy nhất đƣợc chấp nhận để bảo hộ. Nó là công cụ cấp cao hơn để thay thế cho các công cụ bảo hộ nhƣ các rào cản phi thuế, hạn ngạch, giấy phép và các rào cản kỹ thuật thƣơng mại vì thuế quan ít tạo ra trục lợi và tham nhũng trong thực tế và nó cũng hạn chế đƣợc việc sử dụng sức mạnh độc quyền trong nƣớc, nếu có, trong khi các rào cản phi thuế quan không làm đƣợc. So với các công cụ bảo hộ khác thuế nhập khẩu có đặc điểm khá rõ ràng, ổn định, thuận tiện cho nhà nhập khẩu dự báo về thị trƣờng.

xuất và tiêu dùng nhƣ: khuyến khích sản xuất không hiệu quả trong nƣớc làm tăng giá hàng hoá khiến ngƣời tiêu dùng cắt giảm mua sắm, gián tiếp tạo ra môi trƣờng cho buôn lậu…do vậy, điều quan trọng là phải “lựa chọn ngƣời đƣợc bảo hộ”, tức là xác định ứng cử viên có thể đáp ứng các điều kiện cho sự can thiệp, lựa chọn và duy trì mức thuế suất nhập khẩu.

- Thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại:

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thƣơng mại với rất nhiều nƣớc và vùng lãnh thổ, tham gia rất nhiều hiệp định thƣơng mại, rất nhiều hiệp định hợp tác đầu tƣ, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nƣớc đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp tự định hoặc phƣơng pháp thƣơng lƣợng giữa các quốc gia. Cho nên thuế quan còn có vai trò thực hiện chính sách đối ngoại với từng quốc gia trong từng thời kỳ.

1.1.3. Quản lý t uế n ập ẩu

a. Đặc điểm của quản lý thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch đƣợc phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Để đảm bảo lợi ích của ngƣời tiêu dùng Nhà nƣớc nên thực hiện những biện pháp về quản lý thuế xuất nhập khẩu nhƣ: xây dựng và hoàn thiện về chính sách, thuế nhập khẩu. Chính sách thuế nhập khẩu bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu nhƣ: thuế nhập khẩu, Nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Thông tƣ của các Bộ hƣớng dẫn Nghị định của Chính phủ. Xây dựng quy trình quy phạm quản lý thuế nhập khẩu. Trên thực tế đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế nhập

khẩu nhƣng khi áp dụng lại gặp nhiều vƣớng mắc về quy trình thực hiện, điều này chứng tỏ vẫn còn có sự chƣa đồng bộ về mặt quy định nên mới phát sinh nhiều vấn đề. Vậy căn cứ trên cơ sở các văn bản pháp luật đã có ngành Hải quan cần tiến hành xây dựng các quy trình cụ thể cho tất cả các loại hình kinh doanh nhập khẩu; quy định cụ thể các khâu, nghiệp vụ từ khâu kiểm tra hàng hóa đến khâu tính thuế, theo dõi số thu thuế, số nợ thuế, nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp thuế, tiền phạt theo Luật thuế nhập khẩu, các khoản phí, lệ phí Hải quan. Tổ chức thực hiện chính sách thuế có hiệu quả. Nhà nƣớc và cơ quan thuế cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các trƣờng hợp nợ thuế, trốn thuế...giải quyết các khiếu nại về thuế để đảm bảo quyền lợi cho cả ngƣời kinh doanh lẫn ngƣời tiêu dùng. Tiến hành cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm quy trình thủ tục thu thuế nhập khẩu, cần rút gọn các quy trình để thủ tục qua Hải quan có thể tiến hành nhanh chóng nhất, giảm thiểu tối đa chi phí các mặt hàng nhập khẩu. Cải cách về thái độ phục vụ cũng nhƣ cách làm việc của các cơ quan quản lý thuế tránh trƣờng hợp có sự sai phạm đến từ chính cán bộ công chức. Biện pháp này là biện pháp quan trọng nhất, thực tế nhất để có thể cải thiện tình hình việc quản lý thuế nhập khẩu, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cũng nhƣ đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.

b. Vai trò của quản lý thuế nhập khẩu

Quản lý thu thuế nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Hải quan. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế nhập khẩu không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống cơ quan nhà nƣớc, mà có tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế nhập khẩu trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 26)