NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế nhập khẩu trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 35)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2.NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ NHẬP KHẨU

1.2.1. Công tác tuyên truyền á văn bản p áp luật về t uế n ập ẩu

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế nhập khẩu cho ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Hải quan. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế NK cho các doanh nghiệp, ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế đã góp phần giúp nhân dân có nhiều hiểu biết trong việc kê khai, nộp thuế nhập khẩu, nắm bắt

kịp thời sự thay đổi của các văn bản pháp luật; góp phần giúp Chính phủ thực hiện tốt mục tiêu thu đúng, thu đủ.

Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho NKHQ và NNT về thuế NK đƣợc sử dụng rất phong phú, linh hoạt; bao gồm: thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài; tổ chức các buổi tập huấn; trả lời các vƣớng mắc bằng văn bản; hƣớng dẫn qua điện thoại; cập nhật các quy định mới kịp thời trên Website của cơ quan; giải đáp vƣớng mắc, hƣớng dẫn thủ tục trên trang Website; niêm yết công khai thủ tục hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật mới tại trụ sở các Chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu...Hiện nay các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: internet, báo chí, truyền hình đã trở nên phổ biến với mọi ngƣời dân. Do đó công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế NK cũng gặp những thuận lợi nhất định, NKHQ/NNT dễ dàng truy cập vào website, báo chí để tìm hiểu các thông tin hoặc gửi câu hỏi trực tuyến khi có vƣớng mắc. Tuy vậy việc quan trọng mà cơ quan hải quan cần làm là nâng cao nhiều hơn nữa cho NKHQ/NNT về ý thức về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật khi khai báo hải quan.

Chính vì vậy mà thực hiện tốt việc tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin, NKHQ và NNT sẽ nhận đƣợc những thông tin, kiến thức về thuế NK một cách đầy đủ, kịp thời; từ đó sẽ tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế NK của mình.

Tiêu chí đánh giá:

Kết quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin về thuế NK cho NKHQ và NNT thông thƣờng đƣợc đánh giá thông qua các tiêu chí sau:

- Số thủ tục hành chính về Hải quan liên quan đến thuế NK đăng tải trên website;

- Số lƣợng trả lời tƣ vấn về thuế NK trên website; - Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc trực tiếp về thuế NK; - Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc qua điện thoại về thuế NK; - Số lƣợt giải đáp vƣớng mắc bằng văn bản về thuế NK.

1.2.2. Quản lý ê t uế n ập ẩu

a. Quản lý khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu

Đó là những thủ tục cần thiết mà ngƣời khai Hải quan, ngƣời nộp thuế cần khai báo với cơ quan Hải quan để hàng hóa đƣợc nhập khẩu vào một quốc gia. Ngƣời khai hải quan cần kê khai những tiêu chí bắt buộc, đã quy định sẵn trên tờ khai hải quan để khai báo về hàng hóa nhập khẩu. Ngƣời khai hải quan phải tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã khai báo. Việc khai báo hải quan có hai hình thức: khai báo thủ công và khai báo điện tử. Đối với việc khai báo hải quan thủ công, ngƣời khai hải quan cần nộp/ xuất trình các chứng từ giấy cần thiết để cơ quan hải quan kiểm tra. Đối với việc khai báo hải quan điện tử, ngƣời khai hải quan chuyển các thông tin qua dữ liệu điện tử để cơ quan hải quan kiểm tra.

Hiện nay, theo điều 29 Luật hải quan năm 2014 thì việc khai hải quan đều phải thực hiện theo phƣơng thức điện tử, trừ các trƣờng hợp ngƣời khai hải quan đƣợc khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ. Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan trong 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đƣợc áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Khi phát hiện có sai sót trong khai báo Hải quan, khai báo thuế, NKHQ/NNT đƣợc khai sửa chữa, bổ sung hồ sơ Hải quan, hồ sơ thuế theo quy định, thực hiện tiếp nghĩa vụ thuế và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

b. Quản lý khai báo thuế nhập khẩu

Khai thuế, tính thuế nhập khẩu:

- Khai thuế NK là việc NKHQ, NNT tự xác định, tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp theo đúng quy định của pháp luật. NKHQ, NNT thực hiện việc khai báo cho từng trƣờng hợp cụ thể theo đúng quy định tại các Luật quản lý thuế, Nghị định hƣớng dẫn Luật và theo các quy trình đƣợc hƣớng dẫn tại các Thông tƣ liên quan.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách thuế nhập khẩu đối với đối tƣợng NKHQ/NNT, loại hàng hóa phân loại theo mục đích sản xuất, kinh doanh, theo đối tƣợng doanh nghiệp mà việc khai thuế NK là khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa: Loại hàng hóa này thƣờng đƣợc dùng với mục đích kinh doanh, bán buôn trên thị trƣờng Việt Nam. NKHQ/NNT kê khai thuế và nộp thuế NK đầy đủ trƣớc khi thông quan hàng hóa.

+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài: Loại hàng hóa này đƣợc miễn thuế nhập khẩu, sau khi sản xuất sản phẩm, xuất khẩu cho đối tác nƣớc ngoài thì cần thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Định kỳ chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, NKHQ/NNT phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Do đó, không phải kê khai, tính thuế nhập khẩu.

+ Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: Loại hàng hóa này thuộc đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu, nếu NKHQ/NNT đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì đƣợc hƣởng ân hạn thuế 275 ngày. Sau khi sản xuất sản phẩm, xuất khẩu cho đối tác nƣớc ngoài thì cần thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ ban hành quyết định không thu thuế nhập khẩu (nếu chƣa nộp thuế) hoặc hoàn thuế nhập khẩu (nếu đã nộp thuế). Do đó,

NKHQ/NNT phải kê khai, tính thuế nhập khẩu đầy đủ.

+ Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: Loại hàng hóa này thuộc đối tƣợng không chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên doanh nghiệp chế xuất chỉ đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế khi nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng trong nội bộ, hoặc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa bán ra thị trƣờng nƣớc ngoài, hoặc gia công hàng hóa cho thƣơng nhân nƣớc ngoài. Vì vậy, không phải kê khai tính thuế nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan.

+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tƣ: Loại hàng hóa này thuộc đối tƣợng miễn thuế nhập khẩu, nhƣng phải có Danh mục miễn thuế hàng hóa nhập khẩu do Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tƣ hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định đƣợc Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tƣ cấp. Do vậy, NKHQ/NNT cần kê khai, xác định số thuế nhập khẩu đƣợc miễn.

+ Hàng hóa kinh doanh theo phƣơng thức tạm nhập tái xuất: Loại hình này thuộc đối tƣợng chịu thuế NK, sau khi xuất khẩu sản phẩm cho đối tác nƣớc ngoài thì đƣợc hoàn thuế nhập khẩu theo quy định. NKHQ/NNT phải kê khai, tính thuế nhập khẩu đầy đủ.

+ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt: Loại hình thuộc đối tƣợng miễn thuế NK, thẩm quyền xét miễn thuế là Tổng cục Hải quan. NKHQ/NNT nộp hồ sơ miễn thuế cho Tổng cục Hải quan để đƣợc phê duyệt, sau khi có kết quả phê duyệt thì thực hiện thủ tục hải quan tại Cục Hải quan nơi thuận tiện nhất và phải kê khai số thuế nhập khẩu đƣợc miễn.

+ Một số loại hàng hóa khác: đều thuộc đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu, khai và nộp đủ thuế nhập khẩu theo quy định.

- Thời điểm tính thuế NK là thời điểm đối tƣợng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan với cơ quan Hải quan. Thuế NK đƣợc tính theo thuế suất, giá

tính thuế và tỷ giá dùng để tính thuế theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trong đó:

+ Thuế suất: Thuế suất đối với hàng hóa NK gồm thuế suất ƣu đãi, thuế suất ƣu đãi đặc biệt và thuế suất thông thƣờng.

Muốn kiểm tra về thuế suất thì phải kiểm tra việc áp mã số HS của hàng hóa. Đây là các mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giá tính thuế: Giá tính thuế đối với hàng hóa NK là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế.

- Cơ quan Hải quan tôn trọng việc tự tính thuế và khai thuế NK của NKHQ, NNT, tuy nhiên luôn có các biện pháp giám sát việc kê khai tính thuế một cách hiệu quả, vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của NKHQ, NNT, vừa bảo đảm phát hiện, ngăn ngừa những trƣờng hợp vi phạm pháp luật thuế.

Ấn định thuế NK:

- Về nguyên tắc quản lý thuế NK, NKHQ, NNT phải tự xác định số thuế phải nộp, kê khai và nộp số thuế NK kê khai vào NSNN theo đúng thời hạn. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan hoặc do ý thức của NKHQ, NNT nên thực tế còn có trƣờng hợp NKHQ, NNT không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các căn cứ để tính thuế NK, khai báo giá NK không đúng hoặc không tự tính đƣợc thuế... trong trƣờng hợp đó Luật Quản lý thuế quy định cơ quan Hải quan đƣợc quyền ấn định thuế NK và ra thông báo ấn định thuế cho NKHQ, NNT. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan thực hiện quyền ấn định thuế cũng nhƣ hạn chế tình trạng lạm dụng khi thực hiện ấn định thuế, đảm bảo công bằng trong công tác quản lý thuế NK.

Căn cứ ấn định thuế NK:

- Căn cứ để cơ quan Hải quan ấn định thuế nhập khẩu là lƣợng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mã số HS, mức thuế suất NK của hàng hóa thực tế NK; tỷ giá tính thuế; phƣơng pháp tính thuế theo quy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác có liên quan.

- Các trƣờng hợp phải ấn định thuế NK:

+ Ngƣời khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế;

+ Ngƣời khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan Hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp;

+ Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

+ Ngƣời khai thuế không tự tính đƣợc số thuế phải nộp.

- Tuỳ từng trƣờng hợp, cơ quan Hải quan ấn định số thuế phải nộp (ấn định toàn bộ) hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

T êu í đán g á:

Hiệu quả của công tác quản lý khai báo hải quan, khai thuế NK thƣờng đƣợc đánh giá bằng các tiêu chí:

- Số lƣợng tờ khai hàng hóa NK; - Kim ngạch hàng hóa NK;

- Tỷ lệ phân luồng kiểm tra; trong đó, tỷ lệ luồng đỏ kiểm tra thực tế hàng hóa NK chiếm không quá 10% trên tổng số tờ khai hàng hóa NK.

1.2.3. Quản lý t u nộp t uế n ập ẩu

Nộp thuế NK: NKHQ, NNT có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN. Theo quy định của Luật quản lý thuế trƣớc đây thì hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thƣờng đƣợc ân hạn thuế nhập khẩu 30 ngày, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thì đƣợc ân hạn thuế nhập khẩu là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất.... Theo quy định mới tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 có hiệu lực ngày 01/07/2013 thì có một số thay đổi, cụ thể nhƣ sau:

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hàng hóa NK kinh doanh theo phƣơng thức tạm nhập tái xuất, một số loại hàng hóa khác: phải nộp thuế nhập khẩu trƣớc khi thông quan hàng hóa. Tuy nhiên nếu đƣợc tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì việc bảo lãnh đƣợc chấp nhận khi NKHQ/NNT đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 43 Thông tƣ 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015. Đồng thời số ngày đƣợc bảo lãnh cũng theo quy định đối với từng trƣờng hợp, nhƣ: hàng NK theo hợp đồng mua bán là không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng NK kinh doanh theo phƣơng thức tạm nhập tái xuất tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất….

+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài: không phải nộp thuế nhập khẩu.

+ Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: nộp thuế nhập khẩu trƣớc khi thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, đối với NKHQ/NNT đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định nhƣ: có hoạt động xuất nhập khẩu trên 2 năm tính đến ngày mở tờ khai hiện tại, không bị xử lý vi phạm hành chính, có cơ sở sản xuất…thì đƣợc ân hạn thuế 275 ngày.

+ Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất: không phải nộp thuế nhập khẩu

+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tƣ: đây là loại hàng hóa miễn thuế NK cần đăng ký danh mục miễn thuế NK nên cần kê khai, xác định số thuế nhập khẩu đƣợc miễn, không phải nộp thuế nhập khẩu.

+ Hàng hóa nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh quốc phòng; nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo do các Bộ quản lý chuyên ngành duyệt: NKHQ/NNT khi làm thủ tục hải quan cần khai báo số thuế NK đƣợc miễn, số thuế này đƣợc ân hạn 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan, sau khi có quyết định miễn thuế NK, NKHQ/NNT sẽ đƣợc điều chỉnh giảm số thuế NK này trên hệ thống kế toán tại cơ quan hải quan.

Hiện nay ngƣời nộp thuế có thể chuyển khoản số tiền thuế sang cơ quan Hải quan thông qua việc kết nối dữ liệu điện tử của ngân hàng với kho bạc nhà nƣớc và cơ quan hải quan. Bộ phận kế toán tại cơ quan hải quan có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc nộp thuế của ngƣời nộp thuế.

Đốc thu: là hình thức mà cơ quan hải quan đôn đốc, nhắc nhở ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế chậm nộp thuế. Quá thời hạn quy định, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản số thuế NK nợ của ngƣời nộp thuế. Nếu ngƣời nộp thuế vẫn không chấp hành sau khi cơ quan hải quan gửi thông báo nhắc nhở ba lần thì cơ quan Hải quan tiến hành cƣỡng chế việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa NK của ngƣời khai hải quan, ngƣời nộp thuế trên toàn quốc.

Hiệu quả của công tác quản lý thu nộp thuế nhập khẩu thƣờng đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế nhập khẩu trên địa bàn huyện ngọc hồi, tỉnh kon tum (Trang 35)