Biện pháp thứ tư: Cung cấp củng cố kiến thức kĩ năng nặn ở mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp hướng dẫn trẻ 3 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn trong trường mầm non huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

- Hoạt động nặn theo ý thích

6.2.4.Biện pháp thứ tư: Cung cấp củng cố kiến thức kĩ năng nặn ở mọi lúc, mọi nơi.

mọi lúc, mọi nơi.

Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động nặn là 1 dạng sản phẩm đặc biệt.

Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.Tôi thấy rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ.

Tôi đã tận dụng tất cả các thời điển trên ngày, tích hợp trong các giờ hoạt động chung...để dạy trẻ. Giờ hoạt động có chủ định tôi phát huy hết khả năng của trẻ, giúp trẻ hoạt động một cách thoải mái, hứng thú, có biện pháp kích thích sự sáng tạo của trẻ, các giờ kết hợp tân dụng rèn cho trẻ các kĩ năng nặn cơ bản.

25

* Thông qua hoạt động đón trả trẻ và hoạt độngchiều

Tôi có thể trao đổi với phụ huynh về khả năng, năng khiếu vốn có của mình để cùng bồi dưỡng phối hợp với nhà trường.

Trong lúc chờ bố mẹ đón về. Tôi chuẩn bị đồ dùng để trẻ nặn theo ý thích. Những lúc này tôi chỉ cần đến gần và hỏi trẻ đang nặn gì? nặn như thế nào?có thể gợi ý động viên và khuyến khích để trẻ nặn. Sau khi nhận xét xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình lên góc nghệ thuật để mọi người cùng quan sát. Với những bài nhận xét tốt trẻ thường thích thú và giói thiệu cho bố mẹ xem sản phẩm của mình. Từ đó kích thích trẻ hoạt động tích cực, ham muốn được nặn.

* Hoạt độngngoài trời: Trẻ được làm quen với môi trường xunh quanh

khi đi dạo chơi trẻ được nhìn, ngắm nghía vật thật, được sờ nắn, khi cho trẻ hoạt động ngoài trời cô có thể chuẩn bị đất nặn để trẻ nặn, định hướng cho trẻ nặn theo chủ đề.Tôi cùng với giáo viên phụ lớp tổ chức cho trẻ nặn trực tiếp như sau:

Ví dụ: Trẻ dùng đất để nặn hoa, lá quả mà trẻ thích

* Hoạt động góc: Góc học tập cho trẻ nặn theo đề tài mà trẻ đang

học. Đây là khoảng thời gian trẻ được tạo ra sản phẩm mà trẻ đã thực hành

trên tiết học cũng như mọi lúc, mọi nơi. Tôi chuẩn bị các đồ dùng ở góc học tập để trẻ thoải mái được lựa chọn nội dung mang tính sáng tạo. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ có năng khiếu say mê nhất là với hoạt động nặn cũng như những trẻ còn lúng túng. Có như vậy mới góp phần củng cố kiến thức cho trẻ yếu kém và phát triển những trẻ có năng khiếu tốt.

Mọi lúc mọi nơi kích thích trẻ bằng các cảm xúc nghệ thuật, khơi gợi trẻ, giúp trẻ nặn, động viên, khen ngợi trẻ.

Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp hướng dẫn trẻ 3 4 tuổi phát triển thẩm mỹ qua hoạt động nặn trong trường mầm non huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)