Vai trị cơng tác kiểm tra của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 44 - 47)

- Tạp chí Kiểm tra

2.1.3.4. Vai trị cơng tác kiểm tra của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương

Thứ nhất, cơng tác kiểm tra của Đảng có tầm trọng trong thực hiện quan điểm,

chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật về PCTN trong các cơ quan hành chính cấp trung ương. Thơng qua cơng tác kiểm tra, giám sát của các cấp uỷ, tổ chức đảng và UBKT đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, từng vị trí cán bộ, cơng chức; đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc ngăn ngừa, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí xảy ra ở cơ quan, đơn vị mình. Cấp ủy đảng, UBKT cấp ủy và mọi cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm khi có vi phạm thì tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi, mặt khác sẽ nâng cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên. Qua đó đường lối, chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước trung ương được thực hiện có hiệu quả.

Thứ hai, cơng tác kiểm tra của Đảng có vai trị là một trong những phương thức

phòng ngừa tham nhũng hiệu quả trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Nhiệm vụ cơ bản của công tác kiểm tra của Đảng là kiểm tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết đơn thư tố cáo…liên quan đến công tác PCTN, lãng phí. Đối tượng kiểm tra là tổ chức đảng và đảng viên trong các bộ, ngành trung ương, qua kiểm tra làm rõ những sai sót, phát hiện kẽ hở của cơ chế, chính sách dẫn đến tham nhũng, từ đó có thể dự báo tham nhũng có thể xảy ra để phịng ngừa. Cùng với việc sửa đổi, bổng sung hồn chỉnh cơ chế, chính sách để ngăn chặn nguy cơ tham nhũng xảy ra. Khi thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên ln cảm thấy có người theo dõi nên sẽ tự giác thực hiện nhiệm vụ, thận trọng sử dụng quyền lực một cách đúng đắn, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn hơn khơng dám tham nhũng, tiêu cực.

Đồng thời, để PCTN thì công tác kiểm tra của Đảng được xem là một trong những phương thức phát hiện nhanh và hiệu quả các vụ tham nhũng. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát có thể phát hiện được các dấu hiệu tham nhũng để tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý. Thực tế, qua công tác kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương và cấp ủy, UBKT cấp ủy trong các bộ, ngành thời gian qua, nhất là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết đơn thư tố cáo tổ chức đảng, đảng viên đã phát hiện nhiều vụ vi phạm chế độ, chính sách, tham ô, chiếm dụng tài sản của Nhà nước, tập thể. Qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng có thể phát hiện sớm các vụ tham nhũng, khác với các cơ quan điều tra hay chống tham nhũng là khi vụ tham nhũng đã xảy ra, thậm chí đã gây ra hậu quả mới tiến hành điều tra, xem xét.

Mặt khác thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng góp phần cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương. Thực tế hiện nay, hầu hết các vụ tham nhũng bị phát hiện ở nước ta đảng viên là những người có chức, có quyền chủ yếu trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương là đối tượng vi phạm trực tiếp, hoặc gián tiếp. Do vậy, mấu chốt của công tác kiểm tra là phát hiện kịp thời và kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những đảng viên có thành vi tham nhũng, khi đã phát hiện tham nhũng thì phải xử lý nghiêm minh với mọi đối tượng. Với tội trạng tham nhũng của cán bộ, đảng viên phải xử phạt nặng ngoài việc đưa ra khỏi Đảng cần tạo điều kiện

thuận lợi cho cơ quan bảo vệ pháp luật có điều kiện tiếp cận tới những cán bộ, đảng viên có dấu hiệu phạm tội tham nhũng; người ở ngơi vị càng cao, càng phải xử nặng; làm mạnh từ trên xuống dưới, từ trong ra ngồi, khơng sợ đụng chạm, khơng sợ liên lụy để làm tăng lịng tin của nhân dân với Đảng.

Thứ ba, thơng qua cơng tác kiểm tra của Đảng có tác dụng góp phần tăng cường

ý thức trách nhiệm của tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương, quyết tâm PCTN. Trên cơ sở thông qua công tác kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đồng thời thực hiện tốt việc cơng khai, minh bạch. Từ đó, đấu PCTN, tiêu cực được đẩy mạnh và có hiệu quả, bảo đảm sự phối hợp thực hiện trong hệ thống chính trị của cơ quan, đơn vị.

Thông qua công tác kiểm tra của Đảng đối với cơ quan hành chính cấp trung ương trong quá trình PCTN, cơng tác xây dựng được tăng cường, góp phần trong sạch, vững mạnh, đảm bảo rằng Đảng và cơ quan nhà nước là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, nâng cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, cơng chức trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân và quyết tâm PCTN, tiêu cực. Đối tượng của công tác kiểm tra của Đảng là các tổ chức đảng và đảng viên, trong đó có đối tượng giữ những vị trí quan trọng thực thi quyền lực, thực thi pháp luật, làm cho họ ln ln gương mẫu đi đầu, có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, khơng quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh PCTN, lãng phí và tiêu cực khác. Điều này được ghi trong mục 2, Điều 2, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam về nhiệm vụ của đảng viên là: “Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức, năng lực cơng tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác” [20, tr.8-9]. Trong điều kiện một đảng cầm quyền nếu các đảng viên đều chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, pháp luật nhà nước thì chắc chắn nạn tham nhũng khơng có đất sống để tồn tại. Bởi vì, người đảng viên vẫn ln là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Vì vậy:

“Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm, phòng ngừa và khắc phục kịp

thời khuyết điểm; kiểm tra, giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vững mạnh” [10, tr.278].

Một phần của tài liệu Luận án_Trần Văn Tĩnh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w