- Tạp chí Kiểm tra
2.2.3. Mối quan hệ giữa công tác kiểm tra của Đảng với các cơ quan liên quan trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà
quan trong phòng, chống tham nhũng đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trung ƣơng
Thứ nhất, mối quan hệ giữa UBKT Trung ương và Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước.
- Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN. Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Chính phủ là phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý; phát hiện sở hở trong cơ chế quản lý, chính sách phục vụ cơng tác quản lý điều hành của Chính phủ. Vì vậy Thanh tra Chính phủ có chức năng nhiệm vụ quan trong trong PCTN. Thời gian qua Thanh tra Chính phủ đã góp phần chấn chỉnh cơng tác quản lý trên nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó góp phần quan trọng trong cơng tác PCTN trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương.
- Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chun mơn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trên cơ sở Luật Kiểm tốn nhà nước; có chức năng kiểm tốn báo cáo tài chính, kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Trong những năm qua hoạt động Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, thất thốt, lãng phí, chuyển hồ sơ nhiều vụ có dấu hiệu vi phạm cho cơ quan điều tra để xem xét, xử lý hình sự; cảnh báo những hạn chế, thiếu sót và yếu kém, sơ hở, bất cập trong công tác quản lý để các cơ quan, đơn vị kịp thời khắc phục, phòng ngừa, hồn thiện kiểm sốt nội bộ, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
-Thực tế đấu tranh PCTN cho thấy sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra Đảng và Thanh tra, Kiểm toán nhà nước đã tạo nên một cơ chế đấu tranh PCTN đặc thù có hiệu
quả thiết thực.Thơng qua tham gia cơng tác PCTN có hiệu quả sẽ nâng cao vị thế của công tác kiểm tra của Đảng, Thanh tra Chính phủ và Kiểm tốn Nhà nước tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong phương thức đấu tranh, nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện đội ngũ ngày càng vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, cơng tác kiểm tra của Đảng và Thanh tra Chính phủ và Kiểm tốn Nhà nước với PCTN có mối quan hệ nhân quả với nhau (nguyên nhân và kết quả). Nếu thực hiện cơng tác kiểm tra thì cơng tác Thanh tra Chính phủ, Kiểm tốn Nhà nước cũng đỡ khó khăn, phức tạp và tham nhũng được ngăn ngừa và đẩy lùi.
Thứ hai, mối quan hệ giữa UBKT đảng ủy các bộ, với thanh tra bộ, ngành.
Là quan phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành về công tác kiểm tra, thanh tra đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của tổ chức và cá nhân. Nhất là những nội dung, nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực phát sinh sai phạm trong quy định về pháp luật tham nhũng và quy định của tổ chức đảng, đảng viên.
Các cơ quan thanh tra các bộ, ngành cung cấp những thông tin, chứng cứ về hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng, đồng thời có thể trao đổi thống nhất trong nội dung thực hiện hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong nội dung lĩnh vực liên quan.
Thứ ba, mối quan hệ giữa công tác kiểm tra Đảng và công tác điều tra, xét xử trong lĩnh vực tham nhũng.
Mối quan hệ giữa công tác kiểm tra của Đảng với cơng tác điều tra, xét xử có liên hệ mật thiết, gắn bó, qua kết quả công tác kiểm tra của Đảng làm căn cứ để các cơ quan điều tra, xét xử xem xét, bổ sung chứng cứ trong việc điều tra, xét xử. Đồng thời qua kết quả công tác điều tra, xét xử của cơ quan pháp luật làm căn cứ cho cơ quan UBKT xem xét, xử lý và thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên, VD: khi đảng viên vi phạm pháp luật bị hình phạt tù, thì cơ quan kiểm tra căn cứ để khai trừ ra khỏi đảng đối với đảng viên đó. Trong giai đoạn hiện nay kết quả cơng tác kiểm tra của Đảng có những vụ việc "mở đường" cho công tác điều tra, xét xử. Như vậy mối quan hệ giữa công tác kiểm tra của Đảng và công tác điều tra xét xử là mối quan hệ nhân quả, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác của mỗi ngành, lĩnh vực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, VD: kết quả kiểm tra đối với Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam vừa qua của UBKT Trung ương, mở ra hướng điều tra, xét xử đối với cá nhân nguyên là lãnh đạo của Tập đoàn; kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Thành
ủy Đà Nẵng, mở ra hướng điều tra, xét xử đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm); kết quả kiểm tra đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); kết quả kiểm tra đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, mở ra hướng điều tra, xét xử đối với các cá nhân liên quan.