- Về cơ chế một cửa trong tiếp nhận đầu tư, Thực hiện chủ trương cải cách
3.3.2.6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ra những xung đột về mặt xã hộ
Nguồn vốn FDI di chuyển vào trong nước làm tăng thu nhập của vốn FDI trên thị trường trong nước và làm giảm thu nhập của vốn trong nước. Về thực chất, đây là việc tái phân phối thu nhập của vốn trong nước cho vốn nước. Do đó có thể gây ra làn sóng “bài ngoại” của vốn trong nước và hiện tượng phân biệt hoặc xung đột ngấm ngầm, hoặc công khai trong quan hệ giữa vốn trong nước và vốn FDI. Điều này thể hiện nhiều ở các xung đột giữa các bên mang quốc tịch khác nhau trong liên doanh và trên thực tế có rất nhiều liên doanh bị đổ vỡ do những bất đồng phát sinh khơng thể dung hịa. Bên cạnh đó, việc vốn di chuyển ra nước ngồi đã làm giảm thu nhập của đội ngũ nhân công trong nước đi đầu tư và tăng thu nhập của đội ngũ nhân cơng ở nước ngồi cho nên có thể gây ra tình trạng xung đột về lợi ích giữa những người lao động trong nước và lao động nước ngoài. Đồng thời, do cách xử sự trên cơ sở những sự khác biệt về văn hóa của nước chủ nhà, và nước tiếp nhận đầu tư gắn với mối quan hệ “bóc lột” của vốn đối với lao động, sự khác biệt trong nhận thức về pháp luật, cách hiểu khác nhau về thái độ và hành vi trong quá trình điều hành, giao tiếp và xử sự làm phát sinh các cuộc xung đột lao động giữa giới chủ với công nhân. Như vậy, trong quan hệ này nảy sinh những vấn đề mang tính chất kinh tế - chính trị xoay quanh mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn đầu tư và nguồn lao động chứ không đơn thuần là một vấn đề kinh tế thuần túy. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với những nước khơng chịu chấp nhận sự bóc lột của chủ đối với thợ, ở một mức độ nhất định và đặc biệt là có tư tưởng “bảo thủ” khơng có quan niệm, nhận thức mới đối với khu vực FDI trong điều kiện mới hiện nay của sự hội nhập kinh tế quốc tế.