Những mặt hạn chế trong việc thực hiện FD

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 104 - 105)

- Về cơ chế một cửa trong tiếp nhận đầu tư, Thực hiện chủ trương cải cách

3.2.2.2. Những mặt hạn chế trong việc thực hiện FD

Một là, số dự án đang đầu tư hầu hết có quy mơ nhỏ, chủ yếu trên các

lĩnh vực như: cà phê, cao su, du lịch, khách sạn, nhà hàng xây dựng khu du lịch… chưa có những dự án lớn của các tập đoàn kinh tế lớn; một số dự án FDI hoạt động khơng có hiệu quả, một số dự án phải thu hồi giấy phép đầu tư, ngừng hoạt động… chưa khai thác và phát huy được một cách có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Hai là, sản xuất của một số doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường,

hoặc nhập khẩu những công nghệ lạc hậu vào tỉnh Chăm Pa Sắc, khơng có sự chuyển giao cơng nghệ nguồn cho tỉnh Chăm Pa Sắc.

Ba là, FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc nhiều nhất trong những ngành, lĩnh vực

thực sự cởi mở, ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ. Trong khi đó, một số lĩnh vực khác dù được quan tâm kêu gọi doanh nghiệp FDI nhưng chưa thu hút được nhiều dự án. Do vậy, đến nay hầu hết doanh nghiệp FDI các ngành công nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn chỉ ở trình độ cơng nghệ khiêm tốn, tạo được ít giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh hạn chế, cạnh tranh chủ yếu bằng khai thác giá nhân cơng rẻ và ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Bốn là, “về cấu trúc địa lý, FDI tập trung rõ rệt ở vùng kinh tế trọng

điểm, như huyện Pắc Xong, Pác Xê, Ba Chiêng... Riêng ba huyện có doanh nghiệp FDI có 204 dự án (trong 286 dự án) với tổng số vốn là 15.834,64 tỷ kíp chiếm 57,52% trong tổng số vốn FDI tồn Tỉnh” [71, tr.11]. Tuy nhiên, cho đến nay bản đồ địa lý FDI của nhà đầu tư vẫn khác với bản đồ tỉnh Chăm Pa Sắc muốn lập ra cho họ, trong khi có một số nơi lại quá tải, một số qui hoạch phát triển bị đảo lộn do có quá nhiều cam kết FDI.

Năm là, về cấu trúc doanh nghiệp, nếu như trong những năm đầu đa số FDI

chọn phương thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước như họ thường làm ở hầu hết các nơi khác trên thế giới, thì càng những năm sau, phương thức lập doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài càng trở nên phổ biến hơn, kể cả nhiều doanh nghiệp liên doanh cũng được họ mua nốt phần đóng góp của tỉnh Chăm Pa Sắc để trở thành 100% của họ. Từ đó có thể thấy sự yếu kém của phía đối tác của Tỉnh, đặc biệt là trong cơng tác quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý.

Sáu là, các dự án FDI được triển khai và đã đi vào hoạt động chưa góp

phần thúc đẩy các ngành, nghề hỗ trợ, chưa tác động nhiều tới phát triển nông nghiệp - nông thôn, chưa thực sự tạo nhiều việc làm ở vùng sâu vùng xa, khu vực nông thôn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lược; một số dự án gây tác động xấu đến môi trường làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững trong tương lai.

Bảy là, cùng với những lợi ích do FDI mang lại, tỉnh Chăm Pa Sắc đang

phải đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn “ xuất khẩu ” ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỉnh đang phải đối mặt với tình trạng “nhập khẩu” chuyển các ngành gây ơ nhiễm môi trường từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w