- Giúp HS củng cố kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Rèn kỹ năng vận dụng.
B/ Nội dung:
I.Ghi nhớ:
- Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm tức là lập một chuỗi sự việc kế tiếp nhau, có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc.
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý một bài văn tự sự có 3 phần: MB, TB, KB.
- Khi kể về sự việc và con ngời, cần kết hợp với các yếu tố ở miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Song chú ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm nên sử dụng trong bài sao cho phù hợp.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích”.
Một bạn HS đã triển khai phần thân bài nh sau:
-ý 1: Gà lai tre không đợc bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm)
-ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà)
-ý 3: em bé ( em tôi) đợc ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả: màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi ngời, cảm xúc trào dâng trong tôi)
-ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì t- ởng gà lạc mất ( xen yếu tố biểu cảm và miêu tả)
Em có tán thành cách triển khai đề bài nh bạn HS trên đây không? Vì sao?
( Gợi ý: sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3)
Bài 2
Lập dàn ý cho đề văn ở BT1. Đ/h: Cho Hs tham khảo dàn bài sau: a.MB:
- Trong giấc mơ, em thấy Cún Bông.
- Tỉnh dậy, em bồi hồi nhớ những kỉ niệm về Bông. b. TB:
- Hồi học mẫu giáo, bố mua cho em một con cún, em đặt tên nó là Bông vì nó rất trắng.
- Những ngày tháng vui vẻ với Bông.
- Chuyển nhà ra Hà Nội, em cũng đem cả Bông theo.
- Năm sau, gia đình em thêm em bé, bố muốn bán Bông đi lấy tiền đóng học phí cho em.
- Em khóc xin bố đừng bán Bông đi. - Bố dỗ dành mãi, em đành nghe theo.
c. KB: Lớn lên, em mới hiểu ra rằng, Bông đã đi xa lắm. Bài 3. Viết một số doạn văn cho đề bài trên.
- Đoạn mở bài. - Đoạn kết bài.
- Chọn một đoạn ở thân bài cần yếu tố miêu tả và biểu cảm. * Dặn dò: Dựa vào dàn ý đã lập ở BT2 hãy viết thành bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Tiết 19 Ôn tập truyện kí Việt Nam
A/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về những tác phẩm truyện ký đã học: nội dung, đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu… để có thể vận dụng tốt vào bài kiểm tra viết.
- Rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn bản.
B/ Nội dung:
I. Kiến thức cơ bản:
- Bốn văn bản truyện kí hiện đại VN học ở lớp 8 đều thuộc giai đoạn 1900 – 1945, đều có nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Các văn bản Trong lòng mẹ, Tức nớc vỡ bờ, Lão Hạc, đều lấy đề tài về con ngời và cuộc sống xã hội đơng thời, đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con ngời bị vùi dập. Đó là các tác phẩm đợc viết bằng tấm lòng đồng cảm sâu sắc, bằng thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cao quý của ng- ời lao động.
- Các tác phẩm khác nhau về thể loại, cách thể hiện, màu sắc và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình cũng không hoàn toàn nh nhau. II. Luyện tập:
1.Phân tích tinh thần nhân đạo của ba văn bản đã đợc học: “ Trong lòng mẹ”, “Tức nớc vỡ bờ”, “Lão Hạc”.
Đ/h: Hs có thể phân tích qua những mặt cơ bản:
- Diễn tả một cách chân thực và cảm động những nỗi đau, những bất hạnh của con ngời.
- Tố cáo những gì tàn ác, xấu xa chà đạp lên quyền sống, nhân phẩm của con ngời.
- Trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm, tâm hồn phong phú của con ngời trong các tình thế nghiệt ngã.
2.Trình bày sự khác nhau về mặt thể loại, phơng thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật của ba văn bản trên.
3.Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ, ấn tợng của em về một nhân vật hoặc một đoạn văn nào đó trong ba văn bản trên.
Đ/h:
- Độ dài: khoảng mộy trang giấy.
- Nội dung: cảm nghĩ của em về một nv (chị Dậu, lão Hạc, bé Hồng) hoặc một đoạn văn hay trong mỗi VB ( đoạn đấu lí và đáu lực giữa chị Dậu với cai lệ và ngời nhà lí trởng, đoạn miêu tả cái chết của lão Hạc, đoạn bé Hồng gặp lại mẹ sau gần một năm xa cách).
*Dặn dò: Đọc kĩ lại 3 VB trên nắm đợc nội dung, Nt… để làm tốt bài Kiểm tra Văn