6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.1.1. Tổng quan thị trường nội địa với sản phẩm hóa chất và xút lỏng
Cuộc đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hóa chất chuyển mình, tăng cao năng suất, chất lượng khi ứng dụng khoa học, công nghệ mới, thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững. Sau khi các dự án đang đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp. Tính đến năm 2020, toàn ngành công nghiệp hóa chất có khoảng 1818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước, trong đó có 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón ( chiếm 49%), 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật ( chiếm 6%), 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu ( chiếm 1%) … với khoảng 2,7 triệu lao động trong đó có 725.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hóa chất Việt Nam sau khi sụt giảm trong năm 2019 và 2020 đã tăng mạnh trở lại từ năm 2021. Theo số liệu Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hóa chất của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoàng Việt Hưng – 18D160165 26
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng hóa chất từ năm 2016 đến tháng 8/2021
Nguồn: https://moit.gov.vn/
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 8 tháng đầu năm 2021, cơ cấu thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam đã có sự chuyển dịch khi thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên và thị phần của Ấn Độ và Nhật Bản giảm. Trong 8 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam với kim ngạch 377,9 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hóa chất sang các thị trường khác lại tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2021 như: Nhật Bản tăng 21,4% , Ấn Độ tăng 126,5% , Hàn Quốc giảm 67,6%...Đối với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU, lĩnh vực hóa chất được đánh giá sẽ có cơ hội cải thiện kim ngạch xuất khẩu vào EU nhờ tác động từ thuế suất giảm dần về 0%.
Như vậy, ta có thể thấy ngành hóa chất là ngành công nghiệp cơ bản, lâu đời, có đóng góp quan trọng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Công nghiệp hóa chất đã được Đảng, Nhà nước quan tâm trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển ngành, đã có những đóng góp quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực của nhiều thập kỷ trước và đồng hành, hỗ trợ quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh tế, xã hội trong những thập kỷ gần đây.
Hoàng Việt Hưng – 18D160165 27 Xút (NaOH) là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của ngành công nghiệp hóa chất (CNHC). Đây cũng là sản phẩm hóa chất thông dụng duy nhất mà giá bán có mức dao động lớn, từ 30 đến 500 USD/tấn. Tuy sản phẩm xút không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các quy định về bảo vệ môi trường, nhưng nó lại liên quan chặt chẽ với triển vọng của sản phẩm clo - một sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng mạnh bởi các chính sách về bảo vệ môi trường vì xút và clo là đồng sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch muối ăn với tỷ lệ 1,1 tấn xút kèm theo 1 tấn clo. Xút cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sản xuất kinh doanh các hợp chất chứa clo, nhất là EDC, VCM và PVC. Sự bất cân bằng giữa nhu cầu xút và nhu cầu clo tạo ra cơ hội tốt cho những nước sản xuất xút - clo với giá năng lượng thấp, ví dụ như Australia, Mỹ, UAE,...
Tại Việt Nam, sản xuất Xút lỏng chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong nước khi trong nhiều năm vừa qua ta vân phải nhập khẩu lượng lớn xút lỏng từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan , Ấn Độ,… Mỗi năm chúng ta nhập khẩu khoảng 3-4 triệu USD xút lỏng. Các nước châu Á với nguồn điện rẻ và các ngành sản xuất công nghiệp ổn định và nhu cầu tiêu thụ xút – clo lớn hiện đang là khu vực hấp dẫn nhất đối với sản xuất xút -clo. Châu Á hiện có thị trường xút – clo quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao. Là một quốc gia ở Châu Á, Việt Nam hiển nhiên có tiềm năng trong ngành công nghiệp sản xuất xút lỏng này.
Tại công ty Cổ phần hóa chất Việt Trì, kinh doanh xút lỏng trong những năm qua có phần biến đổi tích cực với lượng doanh thu tăng theo từng năm. Đặc biệt năm 2019 đã có những bước ngoặt mà những năm trước chưa từng có, với lượng doanh thu lên đến 307,8 tỷ đồng, tăng 16,78% so với năm 2018. Tuy nhiên, năm 2020 do chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid 19 nên doanh thu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi chỉ đạt 225 tỷ đồng , giảm khoảng 27% so với năm 2019. Tuy nhiên, doanh thu công ty đã phục hồi đáng kể vào 6 tháng đầu năm 2021 khi đạt 141,5 tỷ đồng. Đây được đánh giá là con số ấn tượng trong tình hình nhu cầu sử dụng sản phẩm xút lỏng trong sản xuất ngày càng cao và giá trị toàn ngành tăng mạnh.