Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải long hải trên thị trường hà nội (Trang 50 - 53)

6. Kết cấu đề tài khóa luận

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà nước tạo môi trường kinh doanh ổn định

Tăng cường sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Chính Phủ và các cơ quản quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Các công cụ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanhm môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó thông qua các chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Để hội nhập tốt hơn và kinh tế khu vực và toàn cầu thì chính phủ nên hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật cho phù hợp. Đối với các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn cần kịp thời, tránh tình trạng luật có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa có.

• Đẩy mạnh quá trình cải các thủ tục hành chính

Từ lâu nay thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền khá là rườm rà, gây khó khăn cản trở cho nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà nươc cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, bỏ những thủ tục, những khâu không cần thiết trong quá trình xét duyệt, thông quan hàng hóa, đăng kí kinh doanh,... thực hiện cơ chế một cửa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí,

44

mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Đồng thời ban hành các chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm. Như vậy để đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lợi nhuận cho mọi tổ chức trong xã hội, cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Xây dựng.

• Bộ Xây dựng cần chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ, các Sở Xây dựng địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường xây dựng đã được ban hành, để nâng cao hiểu biết về pháp luật trong bộ máy quản lý cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp xây dựng.

Để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện đề nghị Bộ ban hành các quy định việc soát xét thủ tục trước khi bán đối với nhà ở hình thành trong tương lai và có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thực hiện đầy đủ theo quy định của luật.Việc có các quy định, hướng dẫn cụ thể này tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch và thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như chuẩn hóa đối với hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

• Bộ Xây dựng cần chỉ đạo và ủng hộ để các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan của Bộ, các Sở Xây dựng địa phương trong hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin dữ liệu thị trường xây dựng hàng tháng, từ đó thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin một cách hệ thống để cung cấp thường xuyên phục vụ công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ nhu cầu thông tin của thị trường; giúp cho các chủ đầu tư có cơ sở định hướng hoạt động xây dựng chuẩn xác và tạo cơ sở dữ liệu để nghiên cứu điều hành, phát triển thị trường xây dựng Việt Nam một cách chủ động, hiệu quả.

3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Với vai trò là sinh viên thực tập, thời gian và phạm vị tiếp cận tài liệu còn nhiều hạn chế, khóa luận nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải trên thị trường Hà Nội” vẫn chưa đánh giá, phân tích toàn diện mọi mặt về doanh nghiệp này. Vẫn còn một vài vấn đề của doanh nghiệp mà khóa luận chưa có điều kiện để tiếp cận và nghiên cứu:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải

45

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải

- Phát triển thương mại dịch vụ vận tải của Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị chiến lược (2015), Trường đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống kê

2. Ngô Xuân Bình (2011). Giáo trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Michael E. Porter (2013), “Chiến lược cạnh tranh”, TD Book và Nhà xuất bản Trẻ 5. Michael E. Porter (2016), “Lợi thế cạnh tranh”, Nhà xuất bản Trẻ.

6. Michael E. Porter (2013). “Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và các đối thủ cạnh tranh”. DT Books & NXB Trẻ.

7.. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Phạm Minh Anh (2018), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông I, Thái Nguyên, khóa luận, Đại học Thái Nguyên.

9. Bạch Ngọc Hoàng Ánh (2019), Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” khóa luận, Đại học Hà Nội.

10. Cấn Phúc Lộc (2021), Phát triển thương mại sản phẩm ke nhựa của Công ty Cổ phần Xây dựng Vật Liệu Xanh trên thị trường miền Bắc, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại .

11. Kiều Minh Tuấn (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khóa luận, Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Phạm Lê Vy (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Quảng Thành Việt Nam, khóa luật tốt nghiệp, Đại học Hải Phòng.

13. “Báo cáo thường niên năm 2018, Báo cáo thường niên năm 2019, Báo cáo thương niên năm 2020”, Công ty TNHH Xây dựng và Vận tải Long Hải.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH xây dựng và vận tải long hải trên thị trường hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)