Kiến nghị của bản thân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2. Kiến nghị của bản thân

3.2.1.Kiến nghị với Tổng cục du lịch

- Cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch ẩm thực Việt Nam trong thời gian tới.Đó là chiến lược về quy hoạch vùng du lịch,điểm du lịch:chiến lược về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực,chiến lược phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật,về thu hút đầu tư…

-Ban hành các tiêu chuẩn,quy tắc cho việc phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam

-Tăng cường việc xúc tiến,quảng bá cho ẩm thực và du lịch ẩm thực Việt Nam

3.2.2.Kiến nghị với cục VSATTP

-Cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc đảm bảo VSATTP và vệ sinh môi trường,xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm

-Đầu tư cho các phương tiện ,trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra VSATTP

-Xây dựng đội ngũ nhân lực để đảm bảo kiểm soát được tình hình ATVSTP trên địa bàn quản lí

3.2.3.Kiến nghị với các đơn vị kinh doanh sản phẩm du lịch ẩm thực

Thứ nhất : Lựa chọn các dự án đầu tư cho phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của loại hình du lịch ẩm thực .Đó là việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phải sử dụng các yếu tố địa phương như lao động,nguyên vật liệu của địa phương để tạo ra các hàng hóa,dịch vụ phục vụ khách.

Thứ hai : Các nhà kinh doanh du lịch ẩm thực phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư

Thứ ba : Các nhà kinh doanh du lịch ẩm thực cần tuân thủ nghiêm túc các điều kiện đảm bảo ATVSTP,giữ gìn vệ sinh môi trường

Thứ tư : Phải nhận thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng,bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao

3.2.4.Kiến nghị với chính quyền địa phương

-Không nên khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch ẩm thực tại địa phương

-Hỗ trợ các làng nghề ẩm thực trên địa bàn phát triển

-Xây dựng các website quảng bá về ẩm thực và du lịch ẩm thực của địa phương

-Phối hợp với cục ATVSTP kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các điều kiện VSATTP trên địa bàn quản lí

-Thực hiện thống kê khách du lịch một cách đầy đử theo các tiêu chí : Mục đích chuyến đi,độ tuổi,giới tính,địa phương,quốc tịch,hình thức đi du lịch,thời gian lưu lại của khách trên địa bàn

3.2.5.Kiến nghị với nhân dân các địa bàn phát triển du lịch ẩm thực

Thứ nhất : Phát huy tryền thống mến khách của dân tộc,tôn trọng khách,không chèo kéo,lịch sự văn minh trong giao tiếp ứng xử với khách.Nâng cao kiến thức du lịch ,sẵn sàng hướng dẫn,giúp đỡ khách

Thứ hai : Gìn giữ và phát huy những nghề truyền thống của địa phương.Kết hợp chặt chẽ với các hãng lữ hành,tổ chức cho khách tham quan làng nghề,giới thiệu cho khách về quy trình và phương pháp tạo ra sản phẩm,nâng cao nghệ thuật bán hàng…

Thứ ba : Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa,phong tục tập quán của dân tộc,đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống thông qua việc tổ chức các lễ hội ,lễ nghi trong giao tiếp, trang phục truyền thống và sinh hoạt thường ngày…

Thứ tư : Tôn trọng pháp luật ,nâng cao ý thức về ATVSTP,bảo vệ môi trường quê hương xanh ,sạch ,đẹp.

Từ những vấn đề rút ra ở chương II,chương III đã đề ra những giải pháp và kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm phát triển loại hình du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.Đó là các giải pháp về quy hoạch du lịch ẩm thực ,về phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch,về đào tạo phát triển nguồn nhân lực,về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về du lịch ẩm thực ;giải pháp cho thị trường khách của du lịch ẩm thực,về ban hành chính sách phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam.Bên cạnh đó còn đưa ra những kiến nghị với các chủ thể quản lí và hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Du lịch ẩm thực hiện nay vẫn còn là khái niệm mới mẻ không chỉ ở Việt Nam.Tuy nhiên,nó đang dần trở thành một xu hướng mới ,xu hướng mà ẩm thực như là một phần không thể thiếu để nắm bắt về một điểm đến.Việt Nam với một nền văn hóa ẩm thực phong phú,độc đáo hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn cho du lịch ẩm thực.Nhưng để làm được điều đó,Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ,phát triển nguồn nhân lực,ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ ,tạo điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực .Bên cạnh đó,Việt Nam cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề ATVSTP và vệ sinh môi trường.

Thực hiện chuyên đề này,tôi hy vọng có thể đóng góp phần nào vào sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam.Chuyên đề này đã đưa ra được cơ sở lí luận cho việc phát triển loại hình du lịch ẩm thực,phân tích thực trạng phát triển loại hình du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay.Qua đó,chỉ rõ tiềm năng phát triển và các mặt hạn chế sự phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.Trong chuyên đề,tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực nhằm phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam trong thời gian tới.Tuy vậy,hẳn chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót.Tôi hy vọng nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến từ tất cả quý vị để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w