Giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam (Trang 28 - 33)

TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH ẨM THỰC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1. Giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam trong thời gian tới.

3.1.1.Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch

Như đã phân tích ở trên ,tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam là rất lớn và hầu như vùng miền nào cũng có nét văn hóa ẩm thực đặc sác riêng .Tuy nhiên không vì thế mà có thể phát triển du lịch tràn lan.Bởi như vậy có thể dẫn tới sự trùng lắp của các sản phẩm du lịch ở các địa phương và sẽ không thể tạo ra sức hấp dẫn đủ để thu hút du khách.Bên cạnh đó,sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch còn để lại nhiều tác động tiêu cực khác như sư ô nhiễm môi trường,sự xuống cấp của các giá trị văn hóa-lịch sử…Vì vậy ,phải có sự quy hoạch tổng thể và chi tiết để có thể phát triển lâu dài du lịch ẩm thực.

Trước hết,cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí về du lịch ,chính quyền địa phương,các chuyên gia về ẩm thực và các đơn vị kinh doanh lĩnh vực chế biến và cung cấp đồ ăn,thức uống trong việc rà soát,kiểm tra,đánh giá các yếu tố,điều kiện cho sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam.

Trên cơ sở những đánh giá đó,quy hoạch thành những vùng,điểm du lịch ẩm thực mang đặc trưng riêng những vẫn đảm bảo hài hòa trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.

3.1.2.Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Thực trạng sự phát triển các nhà hàng ,quán ăn,cũng như các làng nghề ở Việt Nam hiện nay còn rất manh mún,nhỏ lẻ.Vì vậy,việc cải tạo,nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là điều cần thiết.Cơ sở vật chất phát triển không những có thể phục vụ nhu cầu của du khách một cách tốt hơn mà bên cạnh đó còn tạo ra tính hấp dẫn thứ cấp để phát triển du lịch nói chung và du lịch ẩm thực nói riêng.

Trong việc đầu tư vào phát triển các cơ sở kinh doanh ăn uống và các làng nghề ẩm thực,Nhà nước nên có sự khuyến khích các cơ sở kinh doanh tận dụng môi trường và đặc điểm lối ăn truyền thống của địa phương đưa vào sử dụng.Bằng việc kết hợp với các yếu tố văn hóa như vậy sẽ làm tăng thêm giá trị cho các cơ sở kinh doanh này

3.1.3.Giải pháp về đào tạo,phát triển nguồn nhân lực

Từ thực tế nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng,yếu cả về chất lượng hiện nay đặt ra vấn đề cấp bách là cần chú trọng nhiều hơn nữa vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.Không chỉ đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác đào tạo mà chương trình đào tạo cũng cần điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu thực tế.Điều đó đòi hỏi các cấp quản lí về du lịch ,nhà trường và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau nhằm xây dựng và tổ chức đào tạo cả về kiến thức và kĩ năng cho học viên.

Một tín hiệu vui cho công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam là hiện có khá nhiều dự án,chương trình quốc gia hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực du lịch.Việt Nam đã hợp tác với Cộng đồng Châu Âu thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu Euro).Được biết, Dự án đã đào tạo giúp cho Việt Nam 2.500 huấn luyện viên ngành du lịch, thuộc thành phần cán bộ từ các doanh nghiệp. Những nhân viên này là hạt nhân có trách nhiệm đào tạo chuyên môn lại cho những người khác, theo đúng tiêu chuẩn của Châu Âu, về nguồn nhân lực có trình độ cao.Dự án còn hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, tham gia các hội thảo, hội nghị của ASEAN, APEC, PATA, ASEANTA… nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

Mới đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo "Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015 và tầm nhìn đến 2020" đã định hướng: Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất 500.000 lao động trực tiếp và 1,3 - 1,5 triệu lao động gián tiếp.Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn

nhân lực du lịch của Việt Nam phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới năm 2015 là 2.400 tỉ đồng.

Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực du lịch,Nhà nước cũng cần chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề ẩm thực.Đặc biệt ,với các nghệ nhân và các đầu bếp giỏi cũng cần có những ghi nhận và chính sách đãi ngộ xứng đáng để họ có thể có thêm động lực gắn bó hơn với nghề.Đồng thời ,đó cũng là cách thức giáo dục các thế hệ trẻ thêm tự hào về nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam

3.1.4.Tuyên truyền,nâng cao nhận thức về du lịch ẩm thực

Thứ nhất:Cần tăng cường tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư,các đơn vị kinh doanh cũng như chính quyến địa phương về văn hóa ẩm thực của dân tộc và lợi ích của việc phát triển của du lịch ẩm thực.Hình thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền thông,qua các lớp bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức các chuyến tham quan,học hỏi những mô hình hay..Tùy theo từng đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

Thứ hai:Xây dựng đạo đức kinh doanh,cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

Thứ ba:Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tuân thủ các điều kiện vệ sinh,an toàn thực phẩm cho mọi tầng lớp nhân dân

Thứ tư:Cần xây dựng một chương trình hợp tác liên ngành giữa những nhà nghiên cứu ẩm thực, văn hóa dân gian, công nghệ chế biến và bảo quản, giữa những nghệ nhân, nhà khoa học, nông nghiệp và thương mại, du lịch... để cùng nhau quảng bá các giá trị ẩm thực trong hệ thống đặc sản Việt Nam.

3.1.5.Giải pháp về thị trường khách cho loại hình du lịch ẩm thực

Trước hết,các doanh nghiệp cùng chủ thể quản lí nhà nước về du lịch nên có sự đầu tư vào việc nghiên cứu đặc điểm,thị trường khách cho loại hình du lịch này.Dựa cào đặc điểm và thị hiếu tiêu dùng của từng đối tượng khách mà các cơ quan quản lí đưa ra những hoạch định cho sự phát triển của du lịch ẩm thực Việt Nam nói chung và cho từng địa phương cụ thể.Đồng thời ,các đơn vị kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để xây dựng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách

Thứ hai:Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lễ hội ẩm thực ,xây dựng website chuyên về ẩm thực và du lịch ẩm thực ,mở rộng mạng lưới các nhà hàng mang đậm phong cách Việt ra nước ngoài,liên kết với các hãng lữ hành trong và ngoài nước …để quảng bá về ẩm thực Việt Nam

Thứ ba : Xây dựng các kênh phân phối sản phẩm du lịch ẩm thực tới các đối tượng khách du lịch

Với thị trường khách nội địa

( 1)

(2)

-Kênh 1 : Các nhà sản xuất sản phẩm du lịch ẩm thực làm marketing trực tiếp đến khách du lịch, chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương pháp hiện đại,đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website

-Kênh 2 :Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành trong nước

Với thị trường khách quốc tế

(1) (2) (3) Sản phẩm du lịch ẩm thực Khách du lịch Các hãng lữ hành nước ngoài Các hãng lữ hành trong nước Các hãng lữ hành ngoài nước Sản phẩm du lịch ẩm thực Khách du lịch Các doanh nghiệp lữ hành

-Kênh 1 : Các nhà sản xuất sản phẩm du lịch ẩm thực làm marketing trực tiếp đến khách du lịch ,chào bán dịch vụ theo phương thức truyền thống hoặc phương pháp hiện đại,đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các website

-Kênh 2 : Chào bán sản phẩm du lịch ẩm thực trực tiếp với các hãng lữ hành nước ngoài

-Kênh 3 :Chào bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành quốc tế trong nước để các công ty lữ hành quốc tế sử dụng các mối quan hệ đối tác với các hãng lữ hành nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm

3.1.6.Ban hành hệ thống chính sách quản lí thống nhất,đầy đủ, đặc biệt về các

hoạt động kinh doanh ăn uống,chế biến thực phẩm tại các làng nghề,về đào tạo nhân lực ,về việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực ăn uống,về công tác đảm bảo VSATTP.

Đối với việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực ăn uống phục vụ việc phát triển du lịch ẩm thực,theo tôi nghĩ chỉ nên khuyến khích đầu tư từ trong nước và do địa phương làm chủ trong việc xây dựng và quản lí.Điều đó nhằm tận dụng được nhiều hơn các yếu tố sẵn có của địa phương và mang lại lợi ích nhiều hơn cho chính địa phương.còn nếu thu hút dự án đầu tư nước ngoài thì các công ty nước ngoài sẽ lấy đi một phần doanh thu và có thể đánh mất đi bản sắc của ẩm thực Việt Nam

Về vấn đề ATVSTP,nếu như ở các lĩnh vực khác, nếu thấy quá bất lợi, Nhà nước có thể hạn chế, thậm chí là cấm sử dụng. Nhưng riêng vấn đề ATVSTP thì không, chính quyền không thể dừng, càng không thể cấm người dân ăn, uống hàng ngày. Vì thế, dù khó khăn đến đâu chúng ta vẫn phải quyết liệt tuyên chiến với việc vi phạm ATVSTP

Theo tôi,có một giải pháp cấp bách nằm trong tầm tay của Nhà nước là cần tạo ra một công cụ đủ mạnh để kiểm soát ATVSTP thông qua hệ thống pháp lý và bộ máy nhân sự.

Về pháp lý, phải tăng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm ATVSTP bằng việc phạt tiền thật nặng. Thậm chí, chúng ta không nên chùn tay nếu vì thế mà doanh nghiệp bị phá sản. Áp dụng các hình phạt tù đối với những người vi phạm ATVSTP cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm.

phạm ATVSTP, lực lượng này có quyền thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế và khởi tố các vụ vi phạm. Tôi nghĩ, chúng ta có các lực lượng như: Kiểm lâm (được vũ trang), Quản lý thị trường, Hải quan và gần đây là Thanh tra thuế, là những lực lượng được trao quyền rất lớn trong đó có quyền khởi tố vụ án.Vậy tại sao lại không có lực lượng “Kiểm soát ATVSTP” với quyền hạn như vậy? Trong khi vấn đề ATVSTP đang nóng hổi hàng giờ thì chúng ta đang gần như mất tầm quyền soát.

Hiện nay, thanh tra y tế có lẽ là lực lượng duy nhất thực hiện quyền lực này, trong sự bối rối “trăm dâu đổ đầu tằm” hiện nay, thanh tra y tế ôm đồm quá nhiều lĩnh vực nên “lực bất tòng tâm” là chuyện không có gì phải bàn cãi.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở Việt Nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w