Sinh lý bệnh quá trình sâu răng

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn chống sâu răng (Trang 28 - 30)

- Thời gian ngấm vôi trung bình của răng vĩnh viễn từ 36 năm tính từ lúc

1.1.3.Sinh lý bệnh quá trình sâu răng

Động học sinh lý bệnh quá trình sâu răng là sự mất cân bằng giữa 2 quá trình huỷ khoáng và tái khoáng. Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn các yếu tố bảo

Hình 1.3. Sự tái khoáng

vệ cho mô răng [18], [41], [90].

- Sự huỷ khoáng (Demineralization)

Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra dịch miệng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương tổ chức cứng của răng. Trên lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh rằng ở giai đoạn này, khi các matrix protein chưa bị huỷ thì thương tổn có khả năng hồi phục nếu muối khoáng từ dịch miệng và cơ thể lắng đọng trở lại. Khi các matrix protein đã bị huỷ thì sâu răng không thể hồi phục được.

Các thành phần tinh thể men răng có khả năng đề kháng lại mức giảm pH khác nhau: ở mức pH < 5,5 Carbonat, Hydroxyapatite [Ca10(PO4)6(OH)2] cùng CaF2 và các muối kim loại khác bị hòa tan, Fluorapatite bền vững hơn chỉ tan khi pH giảm tới mức < 4,5. Do sự mất khoáng không đồng đều này mà khung protein và tinh thể Fluorapatit bền vững hơn, phần còn lại chưa bị tan trở thành khung đỡ cho sự tái khoáng trở lại.

Sự giảm độ pH dẫn tới sự hủy khoáng men răng gây tăng khoảng cách giữa các tinh thể Hydroxyapatite và hư hỏng các tinh thể này, mất khoáng bắt đầu ở dưới bề mặt men, tổn thương lâm sàng được coi là sâu răng giai đoạn sớm khi lượng khoáng chất mất >10% [59], [61], [90].

- Sự tái khoáng (Remineralization)

Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng, xảy ra khi pH trung tính, có đủ ion F-, Ca2+

và PO43- trong môi trường nước bọt sau các bữa ăn, vi khuẩn (chủ yếu là Streptococcus mutans, Lactobacille và Antinomyces viscosus) lên men các loại Carbohydrate, làm tích tụ acid ở mảng bám răng và

với hiện tượng hủy khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt [56].

Các chất đệm, các chất kháng khuẩn, calcium, phosphat và fluor làm ngưng sự tấn công của acid và sửa chữa các tổn thương, đó là sự tái khoáng [116].

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn chống sâu răng (Trang 28 - 30)