Định hướng quản lý chi ngân sách của huyện Bình Giang

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 43)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.2. Định hướng quản lý chi ngân sách của huyện Bình Giang

Trước những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, sự thay đổi của hệ thống pháp luật, các chính sách tài chính đã đòi hỏi các địa phương phải có những thay đổi, tiến bộ trong công tác quản lý ngân sách để đạt được những mục tiêu trong những năm ngân sách tiếp theo, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước, điều chỉnh lại quy mô chi NSNN,

tương quan giữa các cấu trúc phần chi ngân sách, điều chỉnh mối quan hệ giữa thu và chi ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH đã đề ra trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế tài chính ngân sách cấp huyện, thúc đẩy mạnh mẽ cơ

chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công.

Thứ ba, đổi mới, cải thiện cơ chế xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước, chú

trọng đến kế hoạch ngân sách ngắn hạn và trung hạn, chủ động kiểm soát bội chi, thực hiện việc phân bổ ngân sách gắn với các mục tiêu phát triển. Thực hiện chu trình ngân sách phải bám sát các quy định pháp luật, các chính sách tài chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo tính dân chủ, công khai minh bạch trong công tác quản lý.

Thứ tư, điều hành ngân sách chủ động, tích cực, tiếp tục rà soát, cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng không tăng tỷ lệ chi thường xuyên năm sau so với năm trước, tăng chi cho đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng KTXH, phấn đấu nâng tỷ trọng lên cao hơn đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn thực hiện các nhiệm vụ phát triển hạ tầng KTXH; bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng – an ninh, các chính sách an sinh xã hội.

Thứ năm, thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (ngoài chi lương và

các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi cho con người và các khoản chi chế độ chính sách theo quy định) để bổ sung nguồn cải cách tiền lương.

Thứ sáu, chi ngân sách theo nguyên tắc chi tiêu tiết kiệm hợp lý, có hiệu quả, chi đúng và chi đủ tránh lãng phí. Phân bổ nguồn chi một cách hợp lý, ưu tiên chi cho các

mục tiêu chiến lược của huyện, tránh việc chi dàn trải; kiểm soát nguồn chi dựa trên cơ sở các nguồn thu, đảm bảo cân đối ngân sách.

Thứ bảy, tiếp tục việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị quản lý để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ tám, giảm thiểu tối đa các sai phạm trong quá trình quản lý chi ngân sách;

thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách, phát hiện kịp thời các sai phạm và thực hiện xử lý, khắc phục đúng quy định của pháp luật, chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm nhằm đưa công tác quản lý chi ngân sách của huyện ngày càng công khai minh bạch.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)