7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Quy trình, nội dung kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ tháng 2 năm 2010 trở về trước, công tác quản lý thuế nói chung và tổ
chức kiểm soát thuế thu nhập DN nói riêng tại các cơ quan thuế được thực hiện dựa vào mô hình quản lý thuế theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày 22/4/2008 của Tổng cục Thuế. Đặc trưng của quy trình quản lý thuế này là nhằm nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thông qua việc thực hiện phương pháp tự tính, tự kê khai thuế, xóa bỏ chế độ cán bộ
thuế chuyên quản người nộp thuế...
Từ tháng 3 năm 2010 đến nay, quản lý theo mô hình chức năng trên cơ
sở Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế thực hiện Kiểm soát và quản lý thuế theo mô hình chức năng có những ưu điểm như
phản ánh đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; có phân công, phân cấp rõ ràng. Ngoài ra, quản lý theo mô hình chức năng phù hợp với cơ chế tự
tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế. Mỗi chức năng quản lý thuế
như tuyên truyền-hỗ trợ, xử lý tờ khai thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế
thuế, kiểm tra, thanh tra thuế có một bộ phận chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng đầy đủ rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót.
Dựa vào Luật Quản lý thuế, quy trình, nội dung kiểm soát thuế được thực hiện theo bốn giai đoạn sau: 1) Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế
thu nhập doanh nghiệp, 2) Kiểm tra, kiểm soát thuế doanh nghiệp tự kê khai, 3) Kiểm soát thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, 4) Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp. Các nội dung này được trình bày tóm lược dưới đây.
a. Kiểm soát ở khâu đăng ký, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Hàng tháng, trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế của người nộp thuế, bộ phận Kê khai và Kế toán thuế (KK&KTT) thực hiện cập nhật và tổng hợp danh sách theo dõi NNT phải nộp các loại hồ sơ khai thuế để xác định số
lượng hồ sơ khai thuế phải tiếp nhận, xử lý và theo dõi đôn đốc tình trạng kê khai của người nộp thuế.
Đối với người nộp thuế được cấp MST/MSDN mới: Bộ phận KK&KTT xác định các nội dung liên quan về hồ sơ khai thuế của người nộp thuếđể cập nhật theo dõi hồ sơ khai thuế.
Đối với người nộp thuế được cấp MST/MSDN mới: Bộ phận KK&KTT xác định các nội dung liên quan về hồ sơ khai thuế của người nộp thuếđể cập nhật danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thay đổi MST/MSDN và không thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp Bộ
phận KK&KTT cập nhật các nội dung liên quan về hồ sơ khai thuế mới phát sinh vào danh sách theo dõi người nộp thuế. Cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế không còn phải nộp cho cơ quan thuế vào danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với người nộp thuế chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp
định tình hình nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đến thời điểm chuyển
đi, nếu chưa nộp đủ thủ tục thì lập Thông báo về tình trạng kê khai thuế
chuyển cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến để tiếp tục theo dõi, quản lý. Cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ
sơ khai thuế của người nộp thuế.
Đối với người nộp thuế tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổi MST/MSDN: Đối với người nộp thuế được cấp MST/MSDN mới sau khi tổ
chức, sắp xếp lại doanh nghiệp thì Bộ phận KK&KTT cập nhật các hồ sơ khai thuế vào Danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế. Nếu người nộp thuế chấm dứt hiệu lực MST/MSDN thì Bộ phận KK&KTT cập nhật ngày kết thúc phải nộp hồ sơ khai thuế đối với toàn bộ hồ sơ khai thuế
của người nộp thuế theo quy định.
Đối với người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh có thời hạn: Bộ phận KK&KTT cập nhật thời gian tạm ngừng kinh doanh vào Danh sách theo dõi người nộp thuế, hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, Bộ phận KK&KTT thực hiện khôi phục Danh sách phải nộp hồ sơ khai thuế để tiếp tục việc theo dõi,
đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với người nộp thuế giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động: Bộ phận KK&KTT cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động sau khi Bộ phận
đăng ký thuế đóng MST/MSDN trên hệ thống đăng ký thuế vào Danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúc việc theo dõi người nộp thuế.
Đối với người nộp thuế bỏ trốn, mất tích, không tìm thấy địa chỉ hoạt
động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST/MSDN: Bộ phận KK&KTT cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động vào Danh sách theo dõi người nộp thuế khi nhận được thông báo của các bộ phận liên quan xác
Bộ phận KK&KTT khôi phục lại khi nhận được thông báo của Bộ phận Kiểm tra thuế về tình trạng người nộp thuế vẫn đang hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc và đôn đốc người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế được tính kể
từ ngày khôi phục.
Tổ chức thực hiện kiểm soát thuế TNDN ở khâu đăng ký, kê khai:
Bộ phận KK&KTT: tổ chức thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của Quy trình đăng ký, kê khai thuế; đôn đốc, theo dõi các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện.Thường xuyên cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, chứng từ nộp, các thông báo và các quyết định về thuế do cơ
quan thuế ban hành vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành; Thực hiện quản lý sổ thuế, kế toán hạch toán, ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời theo nguyên tắc kế toán trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
Bộ phận hỗ trợ người nộp thuế hoặc bộ phận hành chính văn thư thực hiện tiếp nhận thủ tục, hồ sơ về thuế chuyển bộ phận KK&KTT và các bộ
phận chuyên môn có liên quan và đồng thời gửi các thông báo, quyết định cho người nộp thuế. Thực hiện ghi chép, theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế và thực hiện các công việc liên quan được chỉ ra trong quy trình này theo quy định tại Quy chế “một cửa” của cơ quan thuế.
Các bộ phận chức năng (hỗ trợ người nộp thuế, QLTN, thanh tra – kiểm tra): phối hợp thực hiện các công việc liên quan được xác định trong quy trình kê khai, đăng ký thuế, tiếp tục rà soát, khai thác các thông tin liên quan về
thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra – kiểm tra và quản lý thu nợ thuế; cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận KK&KTT.
Bộ phận tin học: phối hợp với các bộ phận chức năng liên quan tổ chức tập huấn, triển khai hệ thống ứng dụng quản lý thuế, thực hiện hỗ trợ, phân quyền sử dụng ứng dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận,
từng công chức trong việc cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin về quản lý thuếđối với người nộp thuế.
b. Thanh tra, kiểm soát số thuế thu nhập doanh nghiệp do doanh nghiệp kê khai
Quy trình thanh tra, kiểm tra số thuế thu nhập doanh nghiệp
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm soát doanh thu tính thuế
TNDN. Các nội dung kiểm tra gồm kiểm tra, kiểm soát doanh thu từ hoạt
động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập chịu thuế khác như thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, thu về vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi đã trừ đi tiền phạt, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản thu nhập bị bỏ sót nay mới phát hiện ra...
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra để xác định đúng giữa doanh thu để tính thuế TNDN theo luật thuế TNDN với doanh thu được xác
định theo quy định của chuẩn mực kế toán dựa trên “Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN” theo quy định hiện hành (hiện tại là Thông tư số 151/2014/TT- BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính).
Về chi phí, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra các khoản chi theo yếu tốđược trừ.
+ Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ: Bộ phận thực hiện kiểm tra tổng hợp việc hạch toán kế toán đối với TSCĐ, kiểm tra các thông tin bổ sung trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính về tăng, giảm TSCĐ theo từng loại để xác
định số khấu hao được trích trong năm. Việc kiểm tra tổng hợp chỉ tiêu này nhằm xác định giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ theo nguyên giá đầu năm và
Doanh thu tính thuế TNDN Doanh thu (mã A1) Đ/C tăng (mã B2) Đ/C giảm DT(mã A3; mã B8) = + -
cuối năm đồng thời cũng biết được toàn bộ giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ luỹ kế đến thời điểm báo cáo. Cơ quan thuế cũng kiểm tra số liệu khấu hao tăng, giảm trong năm, chi tiết việc ghi chép trong kỳ báo cáo đối tài sản cố định nhằm xác định việc bố trí TSCĐ trong doanh nghiệp ở đâu ? Có thực tế tồn tại không ? xác định việc sử dụng TSCĐ có đúng mục đích, đúng đối tượng không ? Kiểm tra chọn mẫu một vài chứng từ phát sinh về tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao.
+ Kiểm tra về chi phí nguyên, nhiên vật liêu, công cụ, dụng cụ của người nộp thuế: Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện kiểm tra các chi phí không
được trừ thuế để xác định chi phí hợp lý; kiểm tra các quy định về tài chính
đối với chi phí, việc hạch toán kế toán đối với khoản chi phí, việc phản ánh, ghi chép trên các sổ kế toán, số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán, truy lần chứng từ gốc theo sơđồ hạch toán của người nộp thuế [5].
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thu thập, khai thác thông tin về
người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện thu thập hồ sơ khai thuế, hồ
sơ hoàn thuế, các báo cáo về hóa đơn, hồ sơ quyết toán thuế, báo cáo tài chính doanh nghiệp của người nộp thuế; Thu thập thông tin về đăng ký kinh doanh, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế, kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế của các năm trước đó, tình hình miễn, giảm thuế . . . trên hệ
thống các cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành thuế.
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế tiếp tục thực hiện thu thập thông tin của người nộp thuế trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá và dữ liệu, thông tin của các cơ
quan khác có liên quan, thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 2: Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng thanh tra: Từ những thông tin của người nộp thuế đã được thu thập, khai thác tại Bước 1, Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện phân tích, đánh giá phân loại từng hồ sơ
khai thuế của người nộp thuếđểđưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Bộ
phận thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra và Quyết định thanh tra tại cơ sở người nộp thuế theo Quy trình thanh tra thuế.
c. Kiểm soát thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy trình, thủ tục kiểm soát thu nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Bộ phận quản lý nợ thuế thực hiện phân loại tiền thuế nợ, thường xuyên
đôn đốc, nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế. Bộ phận này tiến hành soạn thảo văn bản trình Thủ trưởng cơ quan thuế xử lý các hồ sơđề nghị
xóa nợ, gia hạn, nộp dần, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ, xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh, tiền thuế nợ khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ theo đúng Quy trình quản lý nợ thuế. Bộ phận quản lý nợ thuế lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ, thực hiện báo cáo kết quả thực hiện, lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ.
Tổ chức thực hiện
Bộ phận quản lý nợ thuế thường xuyên nắm tình hình nợ thuế của từng doanh nghiệp do phòng phụ trách để kịp thời nhắc nhở doanh nghiệp nộp số
thuế còn nợ.
Đối với khoản nợ từ 01 ngày đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế: bộ phận quản lý nợ thuế thực hiện gọi điện thoại hoặc nhắn tin (SMS) hoặc gửi thư điện tử (Email) cho của người nộp thuế thông báo về số tiền thuế nợ.
Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên kể từ ngày hết hạn nộp thuế, bộ
phận quản lý nợ thuế lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp bao gồm các khoản nợ mới phát sinh từ 01 ngày trở lên trình lãnh đạo Cục ký
gửi người nộp thuế. Nếu phát hiện việc tính phạt bị sai thì bộ phận quản lý nợ
thuế tập hợp, phân tích lỗi tính sai, nguyên nhân để trình lãnh đạo Cục duyệt
điều chỉnh lại số tiền phạt nộp chậm và kịp thời thông báo cho bộ phận Kê khai và kế toán thuế thực hiện điều chỉnh trong hệ thống QLT.
Bộ phận quản lý nợ thuế thực hiện lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thực hiện đôn đốc thu nợ của doanh nghiệp. Bộ phận tin học thực hiện lưu trữ, đảm bảo an toàn bảo mật đối với dữ liệu đã xử lý vào cơ sở dữ
liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế bao gồm toàn bộ báo cáo, nhật ký, sổ tổng hợp.
d. Kiểm soát xử lý vi phạm về thuế thu nhập doanh nghiệp
Quy trình, thủ tục và tổ chức thực hiện xử lý vi phạm trong lĩnh vực
đăng ký, kê khai
Về quy trình, thủ tục, bộ phận phụ trách phải mở sổ theo dõi danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về đăng ký thuế theo Mẫu số 06/QTr- KK; thông báo đôn đốc, kê khai đăng ký thuế và tiến hành phạt vi phạm hành chính về thuế khi người nộp thuế không tuân thủ.
Về mặt tổ chức thực hiện, bộ phận KK&KTT mở sổ theo dõi danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi phạm về đăng ký thuế theo mẫu quy định (hiện hành là Mẫu số 06/QTr-KK) thông qua việc quản lý doanh nghiệp và quản lý địa bàn như: phát hiện người nộp thuế vi phạm quy định về thời hạn
đăng ký thuế, về kê khai bổ sung thông tin đăng ký thuế có thay đổi; phát hiện người nộp thuế đã đăng ký kinh doanh hoặc đã hoạt động kinh doanh nhưng chưa đăng ký thuế. Bộ phận KK&KTT lập phiếu chuyển qua Bộ phận kiểm tra thuế thực hiện rà soát địa bàn quản lý để thông báo kịp thời các trường hợp này.
Bộ phận KK&KTT in thông báo đôn đốc kê khai đăng ký thuế ngay sau khi phát hiện hành vi vi phạm vềđăng ký thuế để chuyển Bộ phận hành chính
gửi người nộp thuế. Sau khi ra thông báo, bộ phận KK&KTT theo dõi việc chấp hành của người nộp thuế để xem xét áp dụng các mức phạt hành chính