Thực trạng mối quan hệ nội bộ

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 93 - 96)

2.3.4.1 Quan hệ giao dịch kinh doanh

Theo quy định, CTM– Tập đoàn HCVN quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch SXKD hàng năm của CTC; tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của CTC; tổ chức SXKD, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phân công và chuyên môn hóa; đối với các công ty cổ phần, chỉ đạo người đại diện phần vốn tại các công ty này về chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của công ty; yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc

đột xuất về tình hình SXKD của DN. Tuy nhiên, quan hệ giao dịch nội bộ còn rất hạn chế. Mặc dù nội bộ tổ hợp Tập đoàn thiết lập được quy chế mua bán sản phẩm của nhau, nhưng doanh số giao dịch giữa các DN thành viên dừng ở mức thấp, mang tính hình thức. Thực tế các DN không thấy sự cần thiết và lợi ích khi mua bán sản phẩm đối với các thành viên khác trong cùng tổ hợp Tập đoàn. Hơn nữa, các hoạt động về quan hệ giao dịch khác như chuyển giao triển khai và phát triển sản phẩm, cung cấp và nhận các dịch vụ, cho thuê, quyền sở hữu… không nhiều và nếu có cũng không có những đặc thù nổi bật so với những giao dịch quan hệ với DN khác ngoài Tập đoàn.

2.3.4.2 Quan hệ trao đổi thông tin

Hiện tại tổ hợp Tập đoàn đã hình thành được loại thông tin dọc, nhưng chỉ trong phạm vi các hoạt động điều hành từ CTM đối với CTC; quan hệ thông tin ngang giữa các CTC với nhau không có, vì vậy xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa các CTC cùng ngành hàng với nhau rất mạnh và thường xuyên (ngành hàng phân bón, cao su, pin-ắc quy). Hơn nữa, vai trò điều phối của CTM trong quan hệ liên kết thông tin thị trường còn nhiều hạn chế và yếu, chưa đảm bảo được mục tiêu thống nhất về ý chí và lợi ích chung trong hành động của cả tổ hợp Tập đoàn.

2.3.4.3 Báo cáo tài chính hợp nhất

CTM - Tập đoàn HCVN đã thực hiện được việc xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất toàn tổ hợp Tập đoàn. Tuy nhiên, việc lập báo cáo còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các khoản hạch toán bù trừ, hợp nhất doanh thu nội bộ, ví dụ: Báo cáo hợp nhất còn lúng túng trong việc xác định doanh số của toàn tổ hợp từ việc bán quặng apatít là sản phẩm của Cty TNHH MTV Apatít Việt Nam cho các Công ty sản xuất phân bón trong cùng tổ hợp Tập đoàn làm nguyên liệu sản xuất phân bón. Ngoài ra, vấn đề nộp NSNN trong báo cáo hợp nhất cũng chưa thực sự phản ánh đúng nghĩa vụ đóng góp của Tập đoàn. Tóm lại, liên kết tài chính trong tổ hợp Tập đoàn chưa phản ánh được hoạt động của tổ hợp Tập đoàn là một tổ hợp có liên kết nội bộ chặt chẽ, cũng như các quan hệ mang tính nghĩa vụ với nhà nước.

2.3.4.4 Văn hóa kinh doanh và thương hiệu chung

Theo quy định, CTM – Tập đoàn HCVN xây dựng và quản lý thương hiệu, nhãn hiệu, giúp CTC, công ty liên kết trong việc mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại… Hiện tại, CTM đã xây dựng được quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký bản quyền. Tuy nhiên, cho đến nay CTM chưa có kế hoạch triển khai áp dụng nhãn hiệu tập thể vào hoạt động của các DN thành viên. Hoạt động sử dụng nhãn hiệu tập thể tại các DN thành viên hiện nay còn mang tính tự phát, không có hướng dẫn đồng bộ và nhất quán… Do đó, tác dụng mang tính kết nối “mềm” qua nhãn hiệu tập thể để tạo nên sức mạnh và thương hiệu cho các DN nói riêng và cả tổ hợp Tập đoàn nói chung còn hạn chế.

2.3.4.5 Nhân sự

Theo quy định, CTM – Tập đoàn HCVN quyết định mô hình quản lý của các CTC do CTM nắm giữ 100% vốn điều lệ và nhân sự cấp cao của công ty này; cử người đại diện phần vốn nhà nước tại CTC, công ty liên kết. CTM chỉ đạo các CTC nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện trong việc xây dựng, quản lý kế hoạch lao động tiền lương, ban hành đơn giá tiền lương theo quy định của pháp luật. Hiện nay, tổ hợp Tập đoàn đang áp dụng thực hiện cơ chế quy hoạch cán bộ chủ chốt hàng năm cho CTM. Đối với CTC, quy hoạch cán bộ lãnh đạo chưa được công khai bằng văn bản. Mặc dù việc quy hoạch cán bộ được thực hiện tại CTM, tuy nhiên tiêu chuẩn và các bước thực hiện còn chưa được công khai và minh bạch, dẫn đến chất lượng lao động còn thấp như đã phân tích. Ngoài ra, các hoạt động liên kết liên quan khác như cơ chế quản lý cán bộ, quản lý lao động tiền lương… đã được thực hiện tại Tập đoàn. Tuy nhiên, cơ chế và phương pháp chỉ dừng ở phạm vi các đơn vị đơn lẻ, chưa có sự thống nhất trong tổ hợp Tập đoàn.

Tóm lại, từ góc độ TC, QL, hoạt động phát triển của tổ hợp Tập đoàn qua phân tích ở trên đã hình thành nên nhân tố tác động đến tăng trưởng, tuy nhiên chất lượng tăng trưởng còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Một phần của tài liệu 1_ LACV_K5_NguyenHoangManh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w