Khai thác và dầu khí:

Một phần của tài liệu Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực mỹ latinh (Trang 34 - 35)

M ột số tác động của địa lý đến nn kinh t Latinh: 30 ỹ

4.2.Khai thác và dầu khí:

Một trong những tài nguyên phong phú nhất trong khu vực Mỹ Latinh là khoáng sản. Châu Mỹ Latinh sản xuất 45% lượng đồng của thế giới, 50% lượng bạc của thế giới, 26% lượng molypden trên thế giới và 21% lượng kẽm trên thế giới.

Khai thác khoáng sản và dầu mỏ chiếm ưu thế trong nền kinh tế của một số quốc gia hơn là nông nghiệp, đặc biệt là Venezuela, Mexico, Chile và Bolivia.

Trong khi hầu hết các nước trong khu vực đều có một số tài nguyên khoáng sản, Chile, Peru, Brazil và Mexico chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và kim loại. Các kim loại được khai thác rộng rãi nhất ở Mỹ Latinh là đồng, quặng st, vàng và bạc. ... Do đó, trong một số loại khoáng sản, Mỹ Latinh là nước sản xuất chủ đạo.

Ở Chile, một đất nước mà ngành khai thác không có sự đầu tư nhiều trong những năm thuộc địa. Ngành khai thác mở đã tăng trưởng gấp 3 lần trong 10 năm gần đây với 15% GDP của Chile thuộc về ngành khai thác mỏ. Ở những nước như Colombia và Peru, ngành khai thác mỏ tăng trưởng gấp 2 lần với sự tham gia trong nền kinh tế là 10% GDP.

Nhìn chung, các địa điểm khai thác chỉ có tác động môi trường cục bộ, sử dụng công nghệ năng lượng tương đối thấp như công cụ cầm tay, nhưng công nghệ khai thác hiện đại sử dụng máy móc và tạo ra các mỏ lộ thiên thay vì đường hầm, có tác động môi trường đáng kể. Các hóa chất độc hại được sử dụng trong chế biến mỏ, bao gồm thủy ngân và asen. Xả chất thải hóa học vào hệ thống nước làm ô nhiễm chúng. Thực tiễn khai thác hiện nay tạo ra các vấn đề trong tất cả các giai đoạn sản xuất, từ khai thác đến thành phẩm.

Ở Mexico và Venezuela, dầu mỏ là một nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với nền kinh tế. Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới với 297.570 triệu thùng, từng trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất của Mỹ Latinh nhưng sụt giảm sản lượng qua từng năm do thiếu đầu tư và bất ổn chính trị.

35

Năm 2019, Brazil là nước sản xuất dầu lớn th 10 trên thế giới, với 2,8 triệu thùng/ngày. Mexico đng th 12 với 2,1 triệu thùng/ngày, Colombia đng th 20 với 886 nghìn thùng/ngày, Venezuela đng th 21 với 877 nghìn thùng/ngày, Ecuador đng th 28 với 531 nghìn thùng/ngày và Argentina đng th 29 với 507 nghìn thùng/ngày.

Một phần của tài liệu Tình hình địa lý kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực mỹ latinh (Trang 34 - 35)