Các nghiên cứu về đồng lợi ích của giảm phát thải KNK

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu định lượng đồng lợi ích của giảm phát thải khí nhà kính trong linh vực giao thông công cộng ở thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

Gần đây, hướng tiếp cận đồng lợi ích đã được đề cao trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, nơi phải đối mặt với các vấn đề về phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu [73]. Đồng lợi ích được đánh giá là cầu nối quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững, liên kết giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế [43]. Do đó, đồng lợi ích là một hướng tiếp cận mới, ưu tiên các dự án mà vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, vừa giải giải quyết mối quan tâm biến đổi khí hậu dài hạn.

Pearce [71] và Allwood [38] định nghĩa rằng những lợi ích có được từ những hiệu ứng phụ của một chính sách/ biện pháp được gọi là “đồng lợi ích” (co-benefits) hoặc “lợi ích thứ cấp” (secondary benefits). Do mỗi chính sách

môi trường đều được đặt ra một số mục tiêu cụ thể chính như giảm phát thải khí nhà kính hoặc bảo vệ tầng ô-dôn. Để đạt được những mục tiêu chính sẽ cần sử dụng một hoặc nhiều công cụ chính sách. Các công cụ này sẽ không những ảnh hưởng đến các mục tiêu chính mà còn ảnh hưởng đến các mục tiêu khác. Hiển nhiên là việc đạt được các mục tiêu phụ cũng sẽ cho phép tạo ra các lợi ích ròng phụ. Tương tự, IPCC [58] đã định nghĩa “đồng lợi ích” là những lợi ích có được từ những chính sách được thực hiện với những lý do khác nhau trong cùng một lúc bao gồm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thừa nhận rằng hầu hết các chính sách được thiết kế cho việc giảm thiểu khí nhà kính còn có những vai trò khác cũng rất quan trọng (ví dụ liên quan tới các mục tiêu phát triển bền vững, công bằng).

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính khi được triển khai thường đem lại các đồng lợi ích khác về kinh tế, xã hội và môi trường [44, 46, 78, 81]. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các đồng lợi ích có thể nhận được bao gồm sức khỏe của con người, an ninh lương thực, hệ sinh thái, phát triển bền vững và chuyển đổi công nghệ [67]. Các nghiên cứu này đều thống nhất rằng giảm phát thải khí nhà kính và đồng lợi ích cần được xem xét đồng thời khi đánh giá các giải pháp về giảm phát thải khí nhà kính do sự liên quan chặt chẽ của chúng với nhau.

Các nghiên cứu của Kelly [62] và Nemet [70] cho thấy các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính có thể có các đồng lợi ích bổ sung, độc lập ngoài mục đích chính là giảm phát thải khí nhà kính. Việc lượng giá đồng lợi ích có thể khuyến khích triển khai các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính khi giá trị của đồng lợi ích có thể giảm đi một phần hoặc vượt qua chi phí triển khai các giải pháp này.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu định lượng đồng lợi ích của giảm phát thải khí nhà kính trong linh vực giao thông công cộng ở thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)