Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31 - 34)

1. Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, hình thức, phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương nhằm hướng tới một bộ máy nhà nước gọn về tổ chức, hiệu quả trong hoạt động, đáp ứng ngày càng tích cực hơn các yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực của chế độ pháp quyền.Tạo môi trường pháp lý ổn định và an toàn cho việc xây dựng, vận hành và phát triển các loại thị trường, đặc biệt là các thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ, huy động được mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển các loại hình thị trường.

Tiểu kết chương 3

Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh, cần phải có sự cố gắng và quyết tâm từ hai phía: công dân và nhà nước để phát huy hơn nữa vai trò của công dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, chúng ta cần thiết phải thực hiện một số giải pháp cơ bản với trọng tâm chính và trước hết là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN làm nền tảng, là điều kiện để xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong đó, phải chú trọng kết hợp hài hòa và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân công dân nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, động lực để các cá nhân công dân hành động trên cơ sở định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, tổ chức, nhất là đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn trách nhiệm với quyền lợi. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ với một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giỏi giang, chuyên nghiệp, tận tụy cống hiến. Hơn nữa, phải nâng cao năng lực, trình độ cho công dân, lôi cuốn họ hăng hái tham gia xây dựng nhà nước, tạo lập môi trường dân chủ, văn minh để mọi công dân có thể bộc lộ năng lực của mình, đóng góp xây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền thì bắt đầu đặt cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân vào một nhiệm vụ mới, tâm thế mới, bối cảnh mới và tầm cao mới. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề như: thực trạng phát huy dân chủ hiện nay còn nhiều bất cập; hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế; hệ thống tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành chưa hiệu quả và một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Điều đó đặt ra vấn đề cần phải giải quyết như: cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách nền hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu vận hành một nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì thế, việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN chính là góp phần vào quá trình giải quyết các vấn đề, các thách thức đặt ra. Bằng cách thực hiện một cách đồng bộ một số giải pháp liên quan tới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, quan tâm chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, giải quyết bài toán lợi ích gắn liền với ý thức trách nhiệm của cá nhân công dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, hiểu biết, năng lực ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy, các thiết chế, cơ chế phù hợp và nâng cao nhận thức của công dân về vấn đề dân chủ, bồi dưỡng niềm tin cho công dân, lôi cuốn công dân hăng hái tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng môi trường xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật, v.v... Trên cơ sở ấy, chắc chắn quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới sẽ thành công.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa X):

Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 12/3/2009 về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

2. Bùi Ngọc Sơn (2004), Xây dựng nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hóa

Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

3. Chính phủ: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương

trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2011), Chủ nghĩa lập hiến hiện đại ở Việt Nam: Những thành tựu và các vấn đề đang đặt ra, trong Hiến pháp: Những vấn đề lý luận

và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Hiến pháp Việt Nam năm 2013. 8. Luật tổ chức Tòa án 2014.

9. Luật tổ chức Viện Kiểm sát 2014

10. Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

11. Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 về công tác tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.

12. Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trịquốc gia,

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31 - 34)