Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 12_ Dao Thi Hong (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, tạo động lực lao động tại công ty Cổ phần Thương mại hàng hóa Quốc tế IPC còn tồn tại một số hạn chế như:

- Tiền lương của người lao động có sự chênh lệch lớn giữa khối kinh doanh và khối văn phòng, do đặc điểm của khối kinh doanh được tính theo doanh số bán hàng. Trả lương theo sản phẩm có tác dụng kích thích người lao động chủ động vượt định mức nhưng cũng làm gia tăng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa người lao động trong Công ty.

- Công ty đã chú trọng đến các khoản thưởng, lễ tết… tuy nhiên số tiền chi cho các khoản này đang còn thấp so với quy mô Công ty cũng như doanh số mà người lao động tạo ra cho Công ty.

- Công ty đã chú trọng đến nâng cao sức khỏe thể chất cho người lao động thông qua việc dùng một phòng làm nơi đánh bóng bàn, tuy nhiên do điều kiện thực tế, nhân viên chỉ có một môn thể thao là bóng bàn để chơi sau giờ làm, chính vì thế có một số người không tham gia được do đặc điểm giới hoặc không có hứng thú với môn thể thao này. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kì cũng chưa được quan tâm, chủ yếu người lao động được nghỉ để tự đi khám sức khỏe, chính vì vậy Công ty không nắm được chính xác tình hình sức khỏe thực tế của nhân viên.

- Công ty đã có công đoàn công ty nhưng công đoàn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong tham gia quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Bởi đây là doanh nghiệp tư nhân nên chủ yếu công đoàn phụ thuộc vào ý chí của người lãnh đạo.

- Người lao động Công ty có cơ hội thăng tiến tuy nhiên cơ hội này chưa nhiều và không phải người lao động nào cũng có cơ hội này. Vì cơ hội thăng tiến chủ yếu là dành cho nhân viên khối kinh doanh với các thành tích cao về tăng doanh số. Điều này cũng sẽ gây bất mãn cho các khối khác.

- Công việc khá áp lực đối với các nhân viên, tính cạnh tranh cao, nhân viên bị ép doanh số bán hàng từ đó có thể mất việc hoặc giảm lương bất cứ lúc nào. Điều này vô tình tạo áp lực lên người lao động khiến họ luôn trong tình trạng bất an, lo lắng.

- Các hoạt động tập thể chưa phong phú và đa dạng để đóng góp vào việc nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.

Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế đó là do các nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, do nhận thức của lãnh đạo Công ty về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe thể chất cho người lao động. Lãnh đạo Công ty chưa thực

sự để cao sức khỏe thể chất của người lao động chính vì thế chưa có những đầu tư hợp lý cho việc khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động.

-Thứ hai, chưa có sự thống nhất cao trong việc xác định nhu cầu cũng như đánh giá đúng tầm quan trọng của các mức nhu cầu.

-Thứ ba, các quỹ dự phòng cho các hoạt động tập thể cũng như các khoản thưởng lễ tết chưa nhiều.

-Thứ tư, mức doanh số đặt ra là khá cao, vô tình tạo áp lực nhiều cho nhân viên.

Tiểu kết chƣơng 2

Ở chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần thương mại Hàng hóa Quốc tế IPC thông qua các nội dung sau:

- Tác giả đã khái quát sơ lược về lịch sử hình thành và các đặc điểm của Công ty.

- Tác giả phân tích thực trạng tạo động lực trong Công ty thông qua việc xác định nhu cầu của từng nhóm đối tượng lao động (sử dụng bảng hỏi); có các kích thích vật chất, kích thích tinh thần cho người lao động (lương, thưởng, tạo điều kiện, môi trường làm việc, tạo cơ hội thăng tiến…) và đánh giá tạo động lực lao động ( khảo sát mức độ hài lòng và doanh thu).

- Tác giả đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế trong tạo động lực lao động tại Công ty.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ IPC 3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần Thƣơng mại Hàng hóa Quốc tế IPC

3.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu tạo động lực của Công tỷ Cổ phần Thương mại hàng hóa Quốc tế IPC bao gồm:

- Duy trì và củng cố thị phần hiện tại, tăng cường các biện pháp tạo động lực để nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần cho Công ty.

- Chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực – nguồn lực đóng vai trò trung tâm và quan trọng nhất của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.

- Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là năng lực của cán bộ phụ trách nhân sự để có những tham mưu ngày càng tốt hơn cho lãnh đạo Công ty để sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả.

- Tăng tiền lương, thưởng và các loại phụ cấp, phúc lợi cho người lao động nói chung để những yếu tố này thực sự trở thành công cụ kích thích người lao động gắn bó và phấn đấu hết mình vì Công ty.

- Ngoài các yếu tố vật chất, cần quan tâm hơn nữa đến các yếu tố kích thích tinh thần cho người lao động, đặc biệt là đối với những người lao động ở vị trí cao, đã thỏa mãn phần nào nhu cầu vật chất.

Một phần của tài liệu 12_ Dao Thi Hong (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w