Khái niệm động lực và các yếu tố tạo động lực trong lao động

Một phần của tài liệu 7quan-tri-nhan-luc (Trang 110)

6.1.1. Khái niệm

Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên.

Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Tạo động lực được hiểu là một hệ thống, chính sách, biện pháp, cách thức tác động vào quá trình làm việc của người lao động đây chính là khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác của doanh nghiệp. Đây cũng chính là trách nhiệm của nhà quản trị, của những nhà quản lý trong quá trình tạo ra sự gắng sức tự nguyện của người lao động có nghĩa là tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình.

← Động lực làm việc có thể ở dạng có ý thức hay vô thức, vì vậy không phải lúc nào người lao động cũng hiểu rõ điều gì đã tạo động lực cho họ

← Động lực làm việc là sự thôi thúc khiến người ta hành động vì thế nó có ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng này có thể tốt hoặc xấu.

← Khi một người được tạo động lực, họ sẽ bị thôi thúc và hành động theo một cách thức nào đó. Nếu tác nhân tạo động lực đủ mạnh thì có thể chúng ta sẽ không dễ chỉ đạo và giám sát những hành động này từ bên ngoài

← Một thách thức trong tạo động lực làm việc là làm sao cho “mục tiêu mong muốn của cá nhân” phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 7quan-tri-nhan-luc (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w