Hệ thống tiền lương thống nhất của Nhà nước

Một phần của tài liệu 7quan-tri-nhan-luc (Trang 164 - 165)

a. Các yếu tố của một chế độ tiền lương cấp bậc

Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước để trả lương cho người lao động căn cứ vào chất lượng và điều kiện lao động. Chế độ này được áp dụng đối với lao động trực tiếp và trả lương theo kết quả lao động thể hiện qua số lượng và chất lượng.

Để trả lương một cách đúng đắn và công bằng cần căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động. Như vậy muốn xác định đúng đắn tiền lương cho một loại công việc, cần phải xác định rõ số lượng và chất lượng lao động nào đó đã tiêu hao để thực hiện công việc đó. Ngoài ra cũng phải xác định điều kiện lao động của công việc cụ thể đó.

Nội dung chế độ tiền lương cấp bậc gồm:

Yếu tố 1- Thang lương: Là bản xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những lao động cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng khác nhau. Thang lương gồm:

Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của lao động và được xếp từ thấp

đến cao (bậc cao nhất có thể là bậc 3, bậc 6, bậc 7 ...).

Hệ số lương chỉ rõ ở một bậc nào đó (lao động có trình độ lành nghề cao), được trả lương cao hơn lao động bậc 1 (bậc có trình độ lành nghề thấp nhất hay còn gọi là lao động giản đơn) trong nghề bao nhiêu lần.

Yếu tố 2: Mức lương: là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp các bậc trong thang lương

Mức tiền lương các bậc trong các thang, bảng lương được tính như sau: Mi = M1* Ki

Trong đó: Mi: Mức lương của bậc i M1: Mức lương cơ sở

Ki: Hệ số lương bậc i

Yếu tố 3: Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất

định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. Độ phức tạp của công việc được hiểu là những đặc tính vốn có của công việc đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm ở mức cần thiết để thực hiện hoàn thành công việc (do những yêu cầu của công việc) và cấp bậc công nhân (do yêu cầu về trình độ lành nghề đối với họ) và có liên quan chặt chẽ với nhau.

b. Chế độ tiền lương chức vụ.

Chế độ tiền lương chức vụ là toàn bộ những quy định của nhà nước để trả lương cho lao động quản lý. Lao động quản lý tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ, nhưng lại có vai trò quan trọng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khác với lao động trực tiếp, lao động quản lý làm việc bằng trí óc nhiều hơn, cấp quản lý càng cao thì đòi hỏi càng sáng tạo nhiều, phải kết hợp cả yếu tố khoa học và nghệ thuật, không chỉ thực hiện các vấn đề chuyên môn mà còn giải quyết các quan hệ con người quá trình làm việc.

Chính vì vậy việc tính toán để xây dựng thang lương, bảng lương cho lao động quản lý rất phức tạp. Những yêu cầu đối với lao động quản lý không chỉ khác với lao động trực tiếp mà còn khác nhau giữa các loại cấp quản lý với nhau.

Một phần của tài liệu 7quan-tri-nhan-luc (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w