Cơ sở tư tưởng

Một phần của tài liệu tiểu luận bản chất của nhà nước – liên hệ với bản chất của nhà nước hiện đại (Trang 29 - 32)

ppppp) Về mặt tư tưởng giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ

- đa

nguyên, nhưng trên thực tế lại tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

qqqqq) Như vậy, nhà nước tư sản thực hiện chuyên chính tư sản, như Lênin đã

chỉ rõ:

“những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau nhưng thực chất chỉ là một: chung quy thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”.

rrrrr) Chức năng của nhà nước tư sản

sssss) Bản chất của nhà nước tư sản thể hiện thông qua các chức năng đối nội và đối ngoại của nó. Chức năng của nhà nước tư sản chính là những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

a. Chức năng đối nội

Chức năng chính trị

• Trong suốt thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân liên tục đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột và thống trị của giai cấp tư sản. Chính vì vậy, nhà nước tư sản luôn thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh đó bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Nhà nước tư sản đã dùng bạo lực đàn áp sự phản kháng của giai cấp công nhân hoặc hạn chế quyền chính trị chính đáng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

• Chức năng chính trị càng được thể hiện rõ nét nhất khi nhà nước tư sản chuyển từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ phát xít. Điển hình là chế độ phát xít Đức. Chế độ phát xít đã không từ một thủ đoạn nào nhằm loại bỏ các lực lượng chính trị đối lập, kể cả việc dùng các biện pháp dã man và cực kỳ tàn bạo.

Chức năng kinh tế

• Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do chức năng này chưa được chú trọng.

• Chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước tư sản từng bước can thiệp vào lĩnh vực kinh tế.

• Và khi chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thì sự can thiệp này được tăng cường và làm nảy sinh chức năng mới - chức năng kinh tế.

• Mục đích của chức năng này nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

• Để thực hiện chức năng này, nhà nước tư sản sử dụng hàng loạt các hình thức và phương pháp như: sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tế, các kích thích kinh tế thể hiện trong các tác động mang tính hành chính - kinh tế lên hệ thống các quan hệ kinh tế.

Chức năng xã hội

• Nhà nước tư sản thực hiện chức năng xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thất nghiệp, dân số, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, vấn đề bảo trợ xã hội cho người già, giải quyết các tệ nạn xã hội...

• Chính sách xã hội và việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư sản tuỳ thuộc vào tương quan các lực lượng chính trị trong nhà nước tư sản ở các giai đoạn phát triển và trong từng quốc gia cụ thể.

Chức năng trấn áp về tư tưởng

• Đây là một trong những chức năng quan trọng nhằm trấn áp của nhà nước tư sản.

• Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đang phát triển và chủ nghĩa xã hội chưa xuất hiện, nhà nước tư sản lợi dụng nhà thờ và tín điều tôn giáo phục vụ gián tiếp cho lợi ích giai cấp.

• Chức năng này được chú trọng hơn trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội xuất hiện. Bởi sự xuất hiện sự khủng hoảng về kinh tế - chính trị và sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lênin đã ảnh hưởng sâu đậm trong lòng nhân dân. Vì vậy, nhà nước tư sản đã đẩy mạnh hơn hoạt động về tư tưởng, coi đó là một trong những chức năng cơ bản của mình. Để tăng cường hoạt động tư tưởng, nhà nước tư sản đã sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ chặt chẽ với nhà thờ và tôn giáo khác nhằm ngăn chặn sự phản kháng của nhân dân lao động, xuyên tạc học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật,..

b. Chức năng đối ngoại

Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới

• Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc địa là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Các nhà nước tư sản tìm mọi cách xâm lược các vùng đất mới hoặc gây chiến tranh với nhà nước tư sản khác để chia lại thế giới, xác định quyền thống trị hay mở rộng vùng ảnh hưởng của mình.

• Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được thiết lập, chức năng đối ngoại chủ yếu của các nhà nước tư sản là tiến hành chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đe doạ, chia rẽ phong trào giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu tiểu luận bản chất của nhà nước – liên hệ với bản chất của nhà nước hiện đại (Trang 29 - 32)