Đánh giá hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI RÊ TRÔI 3 LỚP TẦNG ĐÁY TẠI XÃ DUY VINH, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 50)

3.2.1. Hiệu quả về khai thác

3.2.1.1. Số ngày không hoạt động trong tháng

Theo kết quả điều tra từ ngư dân và các nhà quản lý, tàu khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy không hoạt động vào thời gian nghỉ tết âm lịch, nước chảy yếu và khi thời tiết trên biển có gió từ cấp 6 trở lên. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.11 và phụ lục 8.

Bảng 3.11: Số ngày không hoạt động trung bình/tháng của các khối tàu Nhóm công suất (cv) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 ÷ <50 16,00 14,08 11,92 10,00 10,08 10,00 10,08 10,00 50 ÷ <90 16,00 14,33 12,00 10,00 10,33 10,00 9,67 10,67 ≥ 90 15,83 13,67 12,00 10,00 10,00 10,00 10,17 9,83 Từ bảng 3.11 cho thấy, số ngày không hoạt động trong tháng các khối tàu khá tương đồng nhau, tháng 1 và tháng 2 có số ngày không hoạt động nhiều nhất là do vào thời điểm này thời tiết bị ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán nên tàu thuyền ít hoạt động hơn các tháng còn lại.

3.2.1.2. Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy

Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo nhóm công suất tàu trong các tháng được thể hiện qua bảng 3.12 và phục lục 9.

Bảng 3.12: Số ngày hoạt động của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo khối công suất Nhóm công suất (cv) Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 20 ÷ <50 13,92 12,00 15,92 16,00 15,92 16,08 16,00 16,08 50 ÷ <90 13,67 12,00 17,67 18,33 17,67 18,00 18,00 18,33 ≥ 90 13,50 13,83 19,00 19,83 19,50 19,33 19,67 19,67 Từ bảng 3.12 nhận thấy rằng, trong tháng 1 và tháng 2, số ngày hoạt động tiềm năng ít hơn các tháng còn lại do thời tiết bị ảnh hưởng của không khí lạnh, biển động và vào dịp nghỉ tết âm lịch nên các tàu không đi khai thác; khối tàu công suất nhỏ có số ngày hoạt động tiềm năng ít hơn khối tàu có công suất lớn.

3.2.1.3. Cường lực khai thác và sản lượng khai thác

Cường lực và sản lượng khai thác của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất từ 20 ÷ <50cv được thể hiện ở phụ lục 10.

Hình 3.7: Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu từ 20 ÷ <50cv theo thời gian

Hình 3.7 cho thấy, trong thời gian nghiên cứu, cường lực của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất từ 20 ÷ <50cv thấp nhất vào tháng 2, sau đó tăng mạnh vào tháng 3 và giữ ổn định đến hết thời điểm nghiên cứu. Sản lượng khai thác đạt thấp nhất vào tháng 2, tăng vào tháng 3 và giảm nhẹ vào tháng 4, sau đó tăng mạnh đến tháng 7 và giảm nhẹ vào tháng 8.

b. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu công suất từ 50 ÷ <90cv

Cường lực và sản lượng khai thác của khối tàu có công suất từ 50 ÷ <90cv được thể hiện ở phụ lục 11.

Hình 3.8 cho thấy, cường lực khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất từ 50 ÷ <90cv thấp nhất vào tháng 2, cao nhất vào tháng 4 và tháng 8. Sản lượng cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2. Trong khoảng thời gian nghiên cứu, cường lực giảm nhanh vào tháng 2, sau đó tăng nhanh vào tháng 3 và giữ ổn định đến tháng 8. Trong khi đó, sản lượng giảm mạnh vào tháng 2, sau đó tăng nhẹ đến tháng 5 và tăng nhanh vào tháng 7.

c. Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu công suất từ 90cv trở lên

Cường lực và sản lượng khai thác của khối tàu có công suất từ 90cv trở lên được thể hiện ở phục lục 12.

Hình 3.9: Cường lực và sản lượng khai thác khối tàu 90cv trở lên theo thời gian

Hình 3.9 cho thấy, trong khoảng thời gian nghiên cứu, cường lực thấp nhất vào tháng 2, tăng mạnh trở lại vào tháng 3 và sau đó giữ ổn định đến tháng 8. Sản lượng khai thác giảm nhiều nhất vào tháng 2, tăng mạnh vào tháng 3, tháng 4; tháng 5 giảm nhẹ, sau đó tăng mạnh và đạt sản lượng cao nhất vào tháng 7.

Từ hình 3.7, 3.8, 3.9 nhận thấy, cả 3 khối tàu đều có sản lượng và cường lực giảm mạnh vào tháng 2; sản lượng tăng cao nhất vào tháng 7, trong khi đó cường lực khai thác từ tháng 3 đến tháng 8 ít biến động. Điều này cho thấy, vào thời điểm cuối năm do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán nên các tàu cá ít hoạt động. Tàu cá hoạt động mạnh trở lại vào tháng 3, và đây cũng là thời điểm bắt đầu Vụ cá Nam nên cường lực khai thác ngay sau Tết Nguyên đán tăng nhanh và ổn định cả Vụ cá Nam.

3.2.1.4. Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy a. Các thông số đặc trưng về khai thác

Kết quả điều tra về thời gian, tốc độ trôi lưới của các nhóm tàu được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: Các thông số đặc trưng về khai thác

TT Nhóm tàu (cv) Số mẫu điều tra (tàu) Ttb (giờ) Vtb (km/giờ)

1 20 ÷ <50 13 6 1,2

2 50 ÷ <90 03 6 1,2

3 ≥ 90 06 6 1,2

Thời gian trôi lưới trung bình của các nhóm tàu từ 20 ÷ <50cv, nhóm tàu từ 50 ÷ <90cv và nhóm tàu từ 90cv trở lên có giá trị tương đương nhau với Ttb = 6 giờ. Điều này có thể thấy, kỹ thuật khai thác nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy ở xã Duy Vinh các khối công suất tàu là như nhau, phụ thuộc nhiều vào tập quán thói quen cũng như phong tục tập quán của địa phương.

Tốc độ trôi lưới trung bình của các nhóm công suất tàu có giá trị tương đương nhau, Vtb = 1,2 km/giờ.

b. Khối nước tác dụng của ngư cụ

Khối nước ngư cụ lọc qua của các nhóm tàu trong thời gian nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Khối nước ngư cụ lọc qua theo thời gian

ĐVT: Km3 Nhóm CS (cv) Năm 2015 Tổng cộng Khối nước TB/tàu 1 2 3 4 5 6 7 8 20÷<5 0 22,12 19,37 25,83 26,93 27,48 26,93 25,83 26,93 201,42 1,48 50÷<9 0 4,20 3,52 6,55 6,91 6,09 6,55 6,09 6,91 46,82 1,95 ≥ 90 10,53 9,43 16,00 16,28 17,68 16,84 17,10 17,68 121,54 2,53 Tổng 36,85 32,32 48,38 50,12 51,25 50,32 49,02 51,52 369,78 5,96

Bảng 3.14 cho thấy, tổng khối nước tác dụng của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời gian nghiên cứu là 369,78 km3/8 tháng và biến thiên tăng dần theo chiều

tăng công suất tàu cũng như chiều tăng của vàng lưới; khối nước tác dụng hoạt động cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2; bình quân khối nước tác dụng của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy là 46,22 km3/tháng.

c. Hiệu quả nghề

Hiệu quả khai thác của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh trong thời gian nghiên cứu có công suất từ 20 ÷ <50cv đạt thấp nhất, trung bình 2,12 tấn/km3, chiếm 32,51% tổng hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy. Trong khi đó, hiệu quả nghề của nhóm tàu có công suất 50 ÷ <90cv, trung bình đạt 2,15 tấn/km3, chiếm 32,99%, thì đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy có công suất trên 90cv có hiệu quả nghề cao nhất, đạt 2,24 tấn/km3, chiếm 34,49% trong tổng hiệu quả nghề, phục lục 10, 11 và 12.

Hình 3.10: Hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy theo thời gian

Hình 3.10 thể hiện, hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy cao nhất vào tháng 7, thấp nhất vào tháng 4; hiệu quả nghề giảm dần từ tháng 1 đến tháng 4 và sau đó tăng trở lại và cao nhất vào tháng 7. Khối tàu có công suất từ 90cv trở lên có hiệu quả nghề cao nhất, chiếm 34,46% tổng hiệu quả nghề của đội tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy và thấp nhất là khối tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv, chiếm 32,46%.

3.2.2. Hiệu quả về kinh tế 3.2.2.1. Doanh thu chuyến biển

Doanh thu chuyến biển trung bình của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời gian nghiên cứu, được thể hiện trong phụ lục 13.

Bảng 3.15: Doanh thu chuyến biển của các khối tàu

TT Nhóm công suất (cv) Cao nhất Trung bình Thấp nhất

1 20 ÷ <50 88.200.000,0 56.682.932,7 29.850.000,0 2 50 ÷ <90 93.250.000,0 65.590.000,0 43.250.000,0 3 ≥ 90 129.350.000,0 81.062.291,7 37.550.000,0

3.2.2.2. Chi phí chuyến biển

Chi phí trung bình chuyến biển của một tàu lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy trong thời gian nghiên cứu, được thể hiện trong phụ lục 14.

Bảng 3.16: Chi phí chuyến biển của các khối tàu

TT Nhóm công suất (cv) Cao nhất Trung bình Thấp nhất

1 20 ÷ <50 8.312.000,0 7.973.538,5 7.138.000,0 2 50 ÷ <90 12.062.000,0 11.458.666,7 10.632.000,0 3 ≥ 90 15.320.000,0 13.569.666,7 11.926.000,0

Bảng 3.17: Cơ cấu chi phí biến đổi trung bình chuyến biển

Chỉ tiêu Nhóm công suất (cv)

20 ÷ <50 50 ÷ <90 ≥ 90 1. Giá trị (đồng) Dầu Diezel 3.901.538,5 6.240.000,0 7.786.666,7 Nhớt 142.769,2 192.000,0 288.000,0 Nước đá 1.144.615,4 1.493.333,3 1.920.000,0 Lương thực, thực phẩm 2.453.846,2 3.100.000,0 3.066.666,7 Khác 330.769,2 433.333,3 508.333,3 Tổng cộng 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7 2. Tỉ lệ (%) Dầu Diezel 48,9 54,5 57,4 Nhớt 1,8 1,7 2,1 Nước đá 14,4 13,0 14,1

Lương thực, thực phẩm 30,8 27,1 22,6

Khác 4,1 3,8 3,7

Tổng cộng 100 100 100

Từ bảng 3.17 nhận thấy rằng, chi phí nhiên liệu và lương thực, thực phẩm của 3 khối tàu đều chiếm tỷ lệ cao trong chi phí biến đổi của nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh, trong đó chi phí nhiên liệu chiếm cao nhất, trên 50% tổng chi phí chuyến biển. Chi phí nhiên liệu tăng theo chiều tăng của công suất tàu.

Hình 3.11: Chi phí biến đổi trung bình một chuyến biển từ tháng 1 ÷ 8/2015 3.2.2.3. Lợi nhuận chuyến biển

Theo kết quả điều tra, các khối công suất tàu được chia theo tỷ lệ như nhau, sau khi trừ chi phí chuyến biển và trích 10% tổng thu nhập để khấu hao ngư cụ, còn lại chủ tàu: 33%; ngư cụ: 33,5%; công lao động: 33,5%.

- 10% khấu hao ngư cụ do chủ tàu giữ dùng để mua mới phần lưới 3 lớp nhằm thay khi lưới cũ, bị hỏng khai thác không hiệu quả. Thường một cheo lưới sau thời gian khai thác khoảng 3 tháng thay lưới mới một lần nhằm đảm bảo độ mềm, mảnh của lưới để khai thác đạt hiệu quả hơn.

- 33% của chủ tàu: Kinh phí này để chủ tàu vừa khấu hao tàu, máy, các trang thiết bị khác trên tàu và để sửa chữa tàu thuyền, máy móc, bảo dưỡng vỏ tàu...

- 33,5% của chủ ngư cụ: Nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy ngư cụ được thực hiện theo hình thức cổ phần, chủ tàu và thuyền viên đều đầu tư lưới vào như nhau để sản

xuất. Trong trường hợp thuyền viên không có đủ kinh phí để mua ngư cụ thì chủ tàu cho mượn khoảng 30 ÷ 50% kinh phí để mua ngư cụ. Vì thế, tỷ lệ này chia đều cho mỗi thành viên trên tàu được hưởng lợi và chịu trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng của tấm trên (Một lớp), chao chì, giềng phao và giềng chì phần lưới của mình đóng góp. Việc ngư cụ được đóng góp chung, giúp cho thuyền viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, tránh được tình trạng tranh giành thủy thủ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

- 33,5% công lao động: Được chia đều cho thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu.

Bảng 3.18: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình chuyến biển

Nội dung Nhóm công suất (cv)

20-<50 50-<90 ≥ 90

Doanh thu chuyến biển 56.682.932,7 65.590.000,0 81.062.291,7

Chi phí chuyển biển 7.973.538,5 11.458.666,7 13.569.666,7

Khấu ngư cụ 4.870.939,4 5.413.133,3 6.749.262,5

Lợi nhuận chuyến biển 43.838.454,8 48.718.200,0 60.743.362,5

Chủ tàu (33%) 14.466.690,1 16.077.006,0 20.045.309,6 Chủ ngư cụ (33,5%) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4 Công lao động (33,5%) 14.685.882,4 16.320.597,0 20.349.026,4

Thu nhập bình quân/lao động 1.468.588,2 1.632.059,7 2.034.902,6

Từ bảng 3.18 cho thấy, thu nhập bình quân/lao động của khối tàu có công suất trên 90cv cao nhất và khối tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv thấp nhất. Điều này chỉ ra rằng, tàu có công suất lớn hoạt động hiệu quả hơn tàu có công suất nhỏ. Thông thường mỗi tháng nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy xã Duy Vinh khai thác 2 chuyến biển và gần như hoạt động quanh năm. Vì thế, thu nhập bình quân mỗi lao động đối với tàu có công suất từ 20 ÷ <50cv khoảng 30 triệu đồng/năm, tàu từ 50 ÷ <90cv khoảng 35 triệu đồng/năm và tàu có công suất trên 90cv khoảng 44 triệu đồng/năm. Ngoài ra, hầu hết các lao động tham gia khai thác đều có cổ phần lưới nên thu nhập bình quân hàng năm mỗi lao động tăng gần gấp đôi. Đặc biệt, lợi nhuận này được duy trì ổn định trong một năm khai thác, giúp cho bà con ngư dân yên tâm đầu tư và phát triển nghề cá ngày càng hiện đại hơn.

3.2.3. Hiệu quả về xã hội

Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng nguồn thu nhập ổn định cho ngư dân địa phương.

Ngay từ khi đưa vào sản xuất, các tàu đã thành lập các tổ, đội đoàn kết nên các tàu đã hỗ trợ đắc lực cho nhau khi có sự cố trên biển, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Mặt khác, các tàu tham gia khai thác vùng biển khơi góp phần duy trì lực lượng dân sự trên biển, đồng thời những tàu có công suất trên 90cv là lực lượng thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc khi có yêu cầu.

Tăng cường tình đoàn kết, tương thân, tương ái giữa các chủ tàu với thuyền viên và giữa các tàu trong tổ với nhau, tạo mối quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau trong sản xuất và trong cộng đồng. Đồng thời, hạn chế được tình trạng cạnh tranh ngư trường, cạnh tranh thuyền viên, góp phần ổn định sản xuất, giữ vững an ninh trật tự trên biển và ở địa phương.

Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong công tác, tập huấn khuyến ngư, phổ biến pháp luật cũng như tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với ngư dân một cách kịp thời, hiệu quả.

3.2.4. Hiệu quả về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Qua kết quả cân, đo trực tiếp trên đối tượng khai thác, kích thước các đối tượng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.19.

Bảng 3.19: Thống kê cá mối, mực nang nhỏ bị khai thác Nội dung Lần thử nghiệm 1 Lần thử nghiệm 2 Lần thử nghiệm 3 Mực Mực Mực Chuyến biển 1 Toàn bộ (Kg) 11,80 7,30 11,50 7,80 12,10 7,60 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,80 1,60 0,80 1,50 0,70 Tỷ lệ (%) 14,41 10,96 13,91 10,26 12,40 9,21 Chuyến biển 2 Toàn bộ (Kg) 11,60 7,90 11,40 7,20 10,90 7,50 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,90 1,60 0,70 1,60 0,80 Tỷ lệ (%) 14,66 11,39 14,04 9,72 14,68 10,67 Chuyến biển 3 Toàn bộ (Kg) 12,00 7,90 11,80 7,70 11,20 7,20 Cá, mực nhỏ (Kg) 1,70 0,60 1,50 0,70 1,70 0,90 Tỷ lệ (%) 14,17 7,59 12,71 9,09 15,18 12,50 Tỷ lệ trung bình (%) 14,41 9,98 13,55 9,69 14,8 10,79

Từ bảng 3.19, cho thấy tỷ lệ cá mối và mực nang không được phép khai thác lần lượt như sau: Cá mối chiếm 14,02%, mực nang chiếm 10,15% tổng sản lượng các mẫu đo đạt được.

Đối chiếu với quy định tại phụ lục 7 Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản thì kích thước chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác của cá mối và mực nang đều nhỏ hơn 15%. Điều này cho thấy rằng, nghề lưới rê trôi 3 lớp tầng đáy tại xã Duy Vinh đảm bảo tính chọn lọc theo quy định. Vì thế, đây cũng là một trong những nghề cần lựa chọn ưu tiên để chuyển đổi một số nghề khai thác kém hiệu quả, có tác động xấu đến nguồn lợi và các hệ sinh thái vùng biển ven bờ.

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghề lưới rê trôi 3 tầng đáy và địnhhướng chuyển đổi nghề

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ LƯỚI RÊ TRÔI 3 LỚP TẦNG ĐÁY TẠI XÃ DUY VINH, HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w