Hiện trạng quản lý rác thải ở Khánh Hòa:

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa (Trang 61 - 69)

Chương 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.NHA TRANG

5.1.2. Hiện trạng quản lý rác thải ở Khánh Hòa:

Phân loại và thu gom CTR :

Công tác thu gom CTR sinh hoạt ở Khánh Hòa chủ yếu là do các đơn vị hà nước thực hiện là chủ yếu ( Công ty môi trường đô thị ). Đ ây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, chất thải công nghiệp hàng ngày ở Khánh Hòa. Nguồn kinh phí thu gom chủ yếu là ngân sách nhà nước cấp, còn lại là nguồn thu phí do dân đóng góp. Ở một số vùng nông thôn ở Khánh Hòa, CTR sinh hoạt do chính quyền xã, hội phụ nữ hoặc tư nhân đứng ra làm công tác thu gom, UBND xã cấp bù từ nguồn ngân sách của địa phương và nhân dân đóng góp một phần phí thu gom.

Ở 1 số địa phương trong tỉnh, công tác thu gom CTR còn có sự tham gia của 1 số tổ chức, thành phần kinh tế như : ở huyện Ninh Hòa có công ty TNHH Tấn Huy là đơn vị thu gom rác thải công nghiệp từ nh2 máy Huyndai Vinashin, 4 tổ thu gom rác của các xã trong huyện. Huyện Khánh Vĩnh có 2 ban quản lý chợ thực

hiện việc thu gom rác tại 2 chợ ( chợ thị trấn và chợ Khánh Bình ).Ở Cam Ranh có 2 đội thu gom rác thuộc 2 UBND phường là Ba Ngòi và Cam Lợi.

Cho đến nay chưa có địa phương nào thuộc tỉnh Khánh Hòa thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn. Trong quá trình thu gom CTR sinh hoạt, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu gom rác vẫn phải thu gom cả rác thải y tế từ các cơ sở y tế tư nhân hoặc rác thải công nghiệp từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra.

Do chưa thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn nên việc thu hồi và tái chế CTR có ích vẫn chưa được thực hiện, mặc dù trong thực tế các công nhân của công ty trong quà trình thu gom hoặc quét đường vẫn thu gom một số loại CTR có khả năng tài sử dụng ( lon nhôm, bao bì, nhựa giấy… ) để tăng thêm thu nhập cho họ. Công tác thu gom và tái chế CTR được thực hiện chủ yếu bởi một số người làm công tác thu gom phế liệu, những người có thu nhập thấp tại các điểm trung chuyển rác, các bãi rác…Các chất thải có khả năng tái sử dụng sau khi được làm sạch, phân loại được bán cho các đại lý lớn vấn chuyển vào TP.Hồ Chí Minh để tái sản xuất hoặc bán cho các cơ sở gia công nhỏ ở Nha Trang.

Hình thức và thiết bị thu gom rác :

Các hình thức thu gom rác chủ yếu :

Hiện nay dịch vụ thu gom CTR phổ biến ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa là các công ty Môi trường đô thị thực hiện việc thu gom rác tại các hộ gia đình ở khu vực đô thị là chủ yếu. Ngoài ra công ty kí hợp đồng thu gom rác với các chợ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng, truờng học, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn. Ngoài ra các đường phố, bãi biển, rãnh thoát nước, các kênh mương trong nội thị cũng được các công ty thu gom và đưa ra bãi rác.

Việc thu gom rác ở các đô thị ( thành phố, thị xã, thị trấn ) thực hiện bằng xe ô tô ở các đường phố chính. Khi xe rác đi qua, công nhân vệ sinh dùng kèng

thông báo cho các hộ gia đình đem rác ra đổ hoặc công nhân đi theo xe cũng thu gom rác đựng trong các bao nhựa để trước nhà dân và đưa lên xe. Ở một số đô thị, tại các ngõ nhỏ, công nhân thu gom thường sử dụng các xe đẩy bằng tay và đưa ra điểm tập kết chất thải, đổ xuống đất, sau đó xe rác sẽ đến và vận chuyển ra bãi rác. Ở Nha Trang có khoảng 30 điểm tập kết CTR và các diểm này thường cách nhau khoảng 500m dọc theo các tuyến đường lớn, nơi xe tải c1 thể đi qua được. Ở Nha Trang cũng có khoảng 300 thùng rác loại 250 lít đặt trên các đường phố chính và nhiều thùng rác nhỏ đặt tại các khu vực công cộng, công viên,bãi biển, vườn hoa để thu gom rác.

Một số mô hình thu gom rác dựa vào cộng đồng cũng tuơng đối phát triển ở một số địa phương trong tỉnh Khánh Hòa. Ở Nha Trang, từ 8/2003 một dự án xã hội hóa công tác thu gom rác đã được thực hiện thí điểm ở các phường : Vạn Thắng, Phước Tân, Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hiệp và khu dân cư Hòn Rớ. Công nhân vệ sinh do UBND các xã, phường tuyển chọn và được ban quản lý dự án đào tạo kỹ năng thu gom rác và trang bị các phương tiện thu gom.Các công nhân này dùng các xe đẩy tay gom rác ở các đường phố, nhất là các ngõ nhỏ mà xe tải không vào được trong vùng dự án, sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển để xe rác đưa ra bãi rác thành phố.. Dự án này cũng mở rộng việc thu gom rác sinh hoạt ở đảo Trí Nguyên bằng thuyền và đưa về Nha Trang xử lý, dự àn này tương đối thành công, tỷ lệ thu gom rác và thu phí đạt tương đối cao ( 85_95% ) và giải quyết việc làm cho một số người nghèo ngay tại địa phương.

Một số địa phương trong tỉnh đã hình thành mô hình thu gom rác với sự góp sức của nhà nước và nhân dân cùng làm như 4 xã ở huyện Ninh Hòa, xã Vạn Hưng ( huyện Vạn Ninh ), phường Ba Ngòi và Cam Lợi( Cam Ranh )…người dân và

chính quyền địa phương đã thành lập một đội thu gom rác và thu phí vệ sinh tại các gia đình, chợ…Kinh phí thu gom do người dân đóng góp và ngân sách của chính quyền địa phương cấp bù. Hoạt động này đã góp phần giải quyết một phần về vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, làm cho môi trường trở nên sạch đẹp và góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân.

Trang thiết bị thu gom rác :

Thiết bị thu gom rác ở các địa phương của tỉnh Khánh Hòa tương đối cũ và lác hậu, trừ TP.Nha Trang, thị xã Cam Ranh, thị trấn Diên Khánh được trang bị một số xe ép rác chuyên dụng trong vài năm gần đây thì hầu hết các địa phương khác trong tỉnh chủ yếu sử dụng các xe tải chở rác cũ, không đảm bảo an toàn giao thông cũng như vệ sinh trong quá trình chuyên chở. Trong quá trình thực hiện,công nhân phải thao tác bằng tay là chủ yếu. Thống kê từ các địa phương cho thấy lượng xe ép rác đạt tiêu chuẩn quy định ở các huyện, thị xã và thành phố rất ít, có nơi không có.

Bảng 5.5 : thống kê trang thiết bị thu gom rác ở các địa phương :

Tên địa phương

Xe ép rác Xe thùng hở

Xe đẩy tay Xe cải tiến Xe ủi

Nha Trang 12 17 96 63 1

Diên Khánh 2 1 14 - -

Khánh Vĩnh - - - Thuê của tư

nhân

-

Cam Ranh 1 4 - 12 -

Vạn Ninh - 7 - 5 -

Ninh Hòa - 8 5 4 1

Ở TP.Nha Trang được trang bị một tàu vớt rác trên sông và một thiết bị làm sạch cát trên bãi biển.

Với thiết bị thu gom rác tương đối cũ, chủ yếu là các xe tải hở, xe công nông cải tiến, thậm chí có huyện chưa có xe chở rác ( huyện Khánh Vĩnh ), chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao nên công tác tu gom rác ở nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa còn gặp nhiều khó khăn,chưa đảm bảo về mặt vệ sinh trong quá trình thu gom do nhiều công đoạn thu gom công nhân phải làm bằng tay, công việc lại nặng nhọc nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Trong khi vận cuyển do không có xe ép rác nên rác bị vương vãi khi vận chuyển, thời gian lưu rác tại cáx điểm trung chuyển lâu nên phát sinh ô nhiễm tại các khu vực này, đồng thời làm giảm cảnh quan đô thị.

Tổ chức quản lý nhân sự về công tác thu gom và xử lý rác ở các địa phương :

TP.Nha Trang :

TP.Nha Trang có dân số 363.414 người, diện tích tự nhiên 250.692 Km2, gồm 27 xã phường hiện nay chỉ có một đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là công ty Môi trường đô thị Nha Trang với 550 người, 19 tổ. Kinhphí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sách thành phố chi trả và một phần do hân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác, dân số được phục vụ ước tính vào khoảng 70%.

Huyện Ninh Hòa :

Huyện Ninh Hòa có dân số 225.074 người, với diện tích tự nhiên 1195,73 Km2, gồm 26 xã và một thị trấn ( trong đó có 3 xã miền núi, 9 xã ven biển, 1 xã đảo và 13 đồng bằng ). Toàn huyện có 1 đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là công ty cổ phần vệ sinh đô thị Ninh Hòa với 37 người, làm nhiệm vụ thu gom rác ở thị trấn và 3 xã lân cận thị trấn. Kinh phí thu gom, vận

chuyển hàng năm chù yếu do ngân sách huyện chi trả và một phần do nhân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác.

Hiện có 1 công ty TNHH Tấn Huy với nhân sự là 50 người, làm công tác thu gom rác thải công nghiệp vào khoảng 800 tấn/tháng ( không tnh1 hạt nix ) và vận chuyển về bãi rác Ninh An.

Ngoài ra tại 4 xã : Ninh Thủy, Ninh Xuân, Ninh Quang, Ninh Vân đều có đội thu gom rác của xã do chính quyền và nhân dân trong xã đứng ra thu gom và xử lý tại bãi rác địa phương do xã tự chọn.

Huyện Vạn Ninh :

Hyện Vạn Ninh có dân số 125.866 người với 12 xã và 1 thị trấn. Toàn huyện có 1 đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là công ty cổ phần đô thị Vạn Ninh với 25 người, làm nhiệm vụ thu gom rác ở thị trấn, 9 xã lân cận thị trấn và các chợ trên địa bàn huyện.Số dân phục vụ vào khoảng 3401 hộ. Kinh phí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sách huyện chi trả vào khoảng 2/3 và một phần do nhân dân đóng góp từ nguồn lệ phí rác.

Huyện Diên Khánh :

Huyện Diên Khánh có dân số 140.705 người với 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn, diện tích toàn huyện là 512,09 Km2. Toàn huyện có 1 đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là Ban quản lý cáccông trình công cộng và đô thị Diên Khánh với 44 người, trong đó có 1 đội làm vệ sinh môi trường gồm 36 người với 4 tổ thu gom rác ở thị trấn, 9 xã lân cận thị trấn. Số dân phục vụ vào khoảng 50.124 người. Kinh phí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sch1 huyện chi trả và một phần do hân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác.

Ngoài ra rác thải từ khu công nghiệp Suối Dầu do xí nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu thu gom, vận chuyển và xử lý vào khoảng 3 tấn/ngày.

Huyện Khánh Vĩnh :

Huyện Khánh Vĩnh có dân số 30.017 người gồm 13 xã và 1 thị trấn ( đây là huyện miền núi ) Toàn huyện có 1 đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thu gom và xử lý CTR là Ban quản lý công trình công cộng và môi trường Khánh Vĩnh với 8 người, làm nhiệm vụ tu gom rác, quét đường ở 3 đường chính trung tâm thị trấn. Kinh phí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sách huyện chi trả. Hiện nay cơ sở vật chất của ban q2uản lý hầu như chưa có gì, phải thuê xe công nông của tư nhân để vận chuyển rác, các thùng rác được đóng tạm bằng gỗ ván bìa tận dụng ( 25 cái ).

Ngoài ra còn có 2 chợ tổ chức th gom rác là chợ thị trấn với lượng rác vào khoảng 0,4 tấn/ngày. Ban quản lý chợ Khánh Bình tổ chức thu gom với lượng rác khoảng 0.3 tấn/ngày và vận chuyển về bãi đất trống gần chợ. 3 chợ cụm xã ( Liên Sang, Sông Cầu, Khánh Trung ) các hộ kinh doanh trong chợ tự thu gom và tự thiêu hủy.

Thị xã Cam Ranh :

Thị xã Cam Ranh có dân số 211.680 người với 16 xã và 9 phường, có 1 đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là Côn ty cổ phần công trình đô thị với 45 người, làm nhiệm vụ thu gom rác ở 4 phường nội thị và làm nhiệm vụ trung chuyển rác cho 3 phường và 1 xã lân cận. Số dân phục vụ khoảng 4759 hộ và cơ sở kinh doanh được thu gom trực tiếp của công ty. Ngoài ra còn có khoảng 4300 hộ dân và cơ sở kinh doanh do đội thu gom của các phường nhưng công ty làm nhiệm vụ trung chuyển đến bãi rác. Kinh phí thu gom, vận chuyển

hàng năm chủ yếu do ngân sách huyện chi trả và một phần do nhân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác.

Đội thu gom rác phường Ba Ngòi với nhân sự chỉ có 9 người làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác đến bãi rác Dốc Sạn. Số dân phục vụ khoảng 1386 hộ

dân và cơ sở kinh doanh, ngân sách thu gom do xã cấp bù và do nhân dân đóng góp.

Đội thu gom rác phường Cam Lợi với nhân sự chỉ có 9 người làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác đến bãi rác Dốc Sạn, số dân phục vụ khoảng 800 hộ dân và cơ sở kinh doanh, ngân sách thu gom do xã cấp bù và do nhân dân đóng góp.

Xử lý CTR :

Cho đến nay hầu hết rác thải sinh hoạt ở đô thị, rác thải công nghiệp, phế thải sinh hoạt…ở các địa phương của tỉnh Khánh Hòa đều được thu gom và vận chuyển về các bãi rác không hợp vệ sinh.

Theo số liệu điều tra của Sở tài nguyên và môi trường Khánh Hòa thì phần lớn các bãi rác ở Khánh Hòa đều nằm gần với nghĩa trang, là các bãi rác hở chưa được xử lý nến móng để chống thấm, nước rỉ rác thấm tự do xuống đất nên gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí. Khoảng cách từ các bãi rác đến các

khu dân cư tương đối gần : từ 0.5_5 Km, vì vậy khả năng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến khu dân cư là rất lớn.

Bảng 5.6 : Hiện trạng các bãi chứa CTR ở Khánh Hòa năm 2006:

Địa phương Số lượng bãi đã đầy và đóng cửa Địa điểm đang sử dụng Diện tích bãi rác ( ha ) Công suất bãi ( tấn/ha ) Khoảng cách từ bãi rác đến khu Hiện trạng bãi chứa

dân cư ( Km ) Nha Trang 0 Đèo Rù Rì, xã Vĩnh Lương 4 0,1 Đổ tự nhiên Ninh Hòa 1 Ninh An 5 10.000 1,5 Đổ tự nhiên 0 Ninh Thủy 3 >100.000 0,5 Xây tường, phủ bạt chứa hạt nix 0 Ninh Phước 4 500 0,8 Đổ tự nhiên ( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa, năm 2006 )

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ môi trường Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w