Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM đƣợc đại diện bởi biến HRTG, tứ số c

lƣợng di tích cấp uốc gia và cấp uốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố. Theo q q

điều 14, nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002, các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ, danh lam thắng cảnh đƣợc xếp hạng theo di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia hoặc di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cụ thể, di tích cấp quốc gia bao gồm “công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện, những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng

đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; Công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc; Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ; Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù”. Hơn thế, di tích cấp quốc gia đặc biệt cũng bao gồm những hạng mục tƣơng tự nhƣ di tích cấp quốc gia nhƣng tầm ảnh hƣởng của các di tích cấp quốc gia đặc biệt là rất to lớn đối với lích sử, văn hóa của cả dân tộc, hoặc có giá trị nổi bật về khảo cổ hoặc thiên nhiên, sinh thái,...đối với Việt Nam và thế giới.

Tính đến hết tháng 12 năm 2012, TP.HCM có 144 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó có 86 di tích cấp thành phố, 57 di tích quốc gia và 1 di tích quốc gia đặc biệt. Từ năm 2005-2012, đã có 30 di tích đƣợc xếp hạng mới chủ yếu vào hai năm 2009 và 2012.Trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt đƣợc phong cho Dinh Độc lập và 29 di tích quốc gia. Song song với việc xếp hạng mới các di tích, vấn đề quan tâm đến thực trạng, khai thác và bảo tồn các di tích ở TP.HCM cũng rất đƣợc quan

tâm. Cụ thể, ngày 7 tháng 3 năm 2012 trong Quyết định số 440 /QĐ-TTg, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử Dinh Độc Lập, Hội trƣờng Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, một phần khu vự di tích sẽ đƣợc tiến hành tu bổ nhƣng vẫn phải giữ nguyên về hình c

thức và các giá trị về kiến trúc đây sẽ là khu vực đƣợc khai thác tham quan nhằm ,

phục vụ du lịch và tuyên truyền truyền thống lịch sử của dân tộc. Thủ tƣớng cũng đã quy định hạn chế xây dựng các công trình cao tầng xung quanh khu vực nói trên để đảm bảo mỹ quan cho khu vực. Khu vực còn lại sẽ đƣợc xây dựng mới các công trình phục vụ cho việc ăn ở của cán bộ công nhân viên phục vụ trong khu di tích,...

nhƣng nhìn chung phải đảm bảo hài hòa với kiến trúc gốc của Dinh Độc Lập. Trong

thời gian năm 2007 đến 6 tháng nửa đầu năm 2009, 13 di tích của TP.HCM đƣợc trình để đƣợc các cơ quan ban ngành chức năng thông qua cho kế hoạch tu bổ, trùng tu và tôn tạo với tổng mức đầu tƣ hơn 108 tỷ đồng từ bốn nguồn Ngân sách Nhà nƣớc, thành phố, quận và nguồn vốn xã hội hóa.

Tuy nhiên, mặc dù đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch của TP.HCM nhƣng một phần lớn các công trình lịch sử, văn hóa của TP.HCM đang xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân chính là do bản thân sự thoái hóa về thời gian của các công trình và mặt khác cũng do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của thành phố cùng với ý thức bảo tồn di tích chƣa đƣợc phổ biến trong ngƣời dân và những ngƣời kinh doanh du lịch. Báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện Di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại kỳ hợp Quốc hội tháng 4 năm 2009 cho biết trong số 55 di tích xếp hạng quốc gia của thành phố tại thời điểm đó, đã có 18 di tích bị xâm hại. Những ngôi đình và chùa cổ và có giá trị lịch sử, tôn giáo cao nhƣ chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, chùa Giác Viên ở quận 11, đình Thông Tây Hội ở quận Gò Vấp, chùa Phụng Sơn ở quận 11 đều gập tình trạng xuống cấp trầm trọng nhƣ khung cảnh hoang tàn, nhếch nhác, tràn lan rác thải, hàng quán tập trung làm mất mỹ quan, không gian tôn nghiêm bị phá vỡ với hiện tƣợng chèo kéo du khách. Những chi tiết thuộc di tích thì bị bào mòn bởi thời gian mà không đƣợc trùng tu kịp thời nhƣ bảng hiệu chùa bị mất chữ, cột đình chùa bị mục, ngoài ra, sự quy hoạch dân cƣ không đúng hoặc xây dựng trái phép của nhà dân gây xâm hại đến khu vực đình chùa. Không gian của Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang bị lấn lƣớt bởi các công trình cao ốc nhƣ các khu trung tâm thƣơng mại. Mặt khác, sự xuống cấp của các di tích này còn gây ra bởi sự thiếu năng lực trong công tác tu bổ, bảo trì làm mất đi tính nguyên bản của di tích gốc.

Nhƣ vậy, thực trạng các di tích quốc gia và cấp quốc gia của TP.HCM cho thấy ngoài việc đề xuất và phong danh hiệu di tích mới nhằm thu hút thêm KDL quốc tế đến TP.HCM, TP.HCM cần phải chú trọng vào công tác tu bổ, trùng tu và nâng cao chất lƣợng của nguồn di tích, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử của TP.HCM. Đây chính một trong những cơ sở cho phần giải pháp cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 4.

3.2.2 Cơ sở ạ ầ h t ng cho du l ch c a TP.HCM ị ủ

Cơ sở hạ tầng cho du lịch là một trong những nhân tố các tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Số lƣợng phòng trong các cơ sở lƣu trú càng lớn thì càng chứng tỏ khả năng phục vụ du khách của TP.HCM càng cao và việc thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM càng hiệu quả.

Bảng 0.2 Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2011 NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số CSLTDL 776 872 1.054 1.345 1.671 2.682 2.772 Số CSLTDL đƣợc phân loại, xếp hạng 640 801 948 1.164 1.348 1.459 1.566 - Hạng 1,2,3,4,5 sao 142 171 289 401 620 785 910

-Tiêu chuẩn kinh doanh du lịch

498 630 659 763 728 674 656 Nguồn:Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 2005-2011 là giai đoạn số lƣợng CSLTDL của TP.HCM tăng nhanh với tốc độ cao, năm 2011 số lƣợng CSLT tăng lên 257,21% so với năm 2005, tốc độ tăng trƣởng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 36,7%. Khởi sắc hơn khi tỷ lệ giữa số CSLTDT đƣợc xếp hạng sao so với số CSLTDL đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch đang dần tăng lên. Giai đoạn 2005 2009, số lƣợng CSLT đƣợc -

xếp hạng sao luôn nhỏ hơn số CSLT đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhƣng khoảng cách giữa hai đối tƣợng này luôn đƣợc rút ngắn qua từng năm. Đến năm 2010, số lƣợng CSLT đƣợc xếp hạng sao đã chính thức vƣợt tổng số CLST đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch và khoảng cách này đang đƣợc mở rộng hằng năm.

Bảng 0.3 Số khách sạn đƣợc xếp hạng sao trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2011 NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 5 sao 8 10 11 12 13 13 13 4 sao 7 7 8 8 8 11 13 3 sao 20 21 25 29 35 44 49 2 sao 59 71 90 111 140 159 180 1 sao 48 62 155 241 424 558 655 Tổng số khách sạn 1-5 sao 142 171 289 401 620 785 910

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Theo bảng 3.3, số lƣợng khách sạn đƣợc xếp hạng sao của TP.HCM trong giai đoạn 2005-2011 đã tăng nhanh với tốc độ 540%, trong đó số lƣợng khách sạn 1

sao đạt tốc độ nhanh nhất trong giai đoạn này so với các khách sạn đƣợc xếp hạng sao khác. Đây cũng là loại khách sạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại khách sạn đƣợc xếp sao trong mỗi năm của giai đoạn (chiếm 71,9% vào năm 2011). Mặc dù có sự tăng lên nhanh chóng về số lƣợng khách sạn từ 1 đến 2 sao (khách sạn 2 sao tăng 205% trong giai đoạn 2005-2011), nhƣng trong 3 năm 2009 2011, số -

lƣợng khách sạn 5 sao chỉ dừng ở con số 13, tốc độ tăng của lƣợng khách sạn 3, 4 sao cũng thấp hơn hẳn so với lƣợng khách sạn 1 2 sao Trong khi đó, với mức sống -

cao của hầu hết các khách du lịch quốc tế đến TP.HCM (9 trên 10 các quốc gia có lƣợng du khách đến TP.HCM đều thuộc các nƣớc có nền kinh tế lớn G20), phần lớn KDL quốc tế sẽ chọn lƣu trú tại các khách sạn từ 3 sao trở lên tại TP.HCM. Ngoài ra, thực trạng kinh doanh khách sạn ở TP.HCM cũng đang đƣợc báo động với hiện tƣợng tăng giá tràn lan, đôi khi vƣợt quá giá trần, chất lƣợng phục vụ không xứng với giá trị đƣợc xếp hạng,...

Nhƣ vậy, với vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng dành cho du lịch của TP.HCM đối với hoạt động thu hút KDL quốc tế của thành phố, tình hình kinh doanh của các CSLT dành cho du lịch tại thành phố cần đƣợc quan tâm và cải thiện để mang lại tác động tích cực đến việc thu hút du khách đến với TP.HCM. Trong đó, những thực trạng cần lƣu ý là tỷ lệ lƣợng khách sạn 4-5 sao trong tổng số các CSLTDL của thành phố, chất lƣợng dịch vụ và sự tƣơng ứng giữa giá thành và dịch vụ trong các khách sạn của thành phố. Chƣơng 4 về giải pháp cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.

3.2.3 Quy định và chính sách của Nhà nƣớc đố ới v i hoạt động nh p cậ ảnh vào Việt Nam

Thị thực hay tiếng Anh gọi là visa là sự cho phép của một quốc gia đối với công dân của một quốc gia khác đƣợc nhập cảnh, quá cảnh vào quốc gia cấp thị thực. Thị thực có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng một ghi chú đính vào hộ chiếu của ngƣời du hành hay một giấy tờ rời. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thị thực Việt Nam bao gồm nhiều loại chính trong đó có loại C1: cấp cho nƣớc ngoài ào v

Việt Nam du lịch là loại thị thực đƣợc khóa luận này đề cập đến. Biến VISA thể hiện số lƣợng quốc gia mà công dân đƣợc miễn thị thực loại C1 khi nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch.

Năm 1997 và 1998, Việt Nam ký hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân Thái Lan và Phi-líp-pin, hai hiệp định này đều có hiệu lực vào 2000 đƣa Thái Lan và Phi-líp-pin trở thành hai nƣớc đầu tiên có công dân đƣợc miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch. Giai đoạn 2000 2004, Việt Nam lần -

lƣợt ký các hiệp định miễn thị thực du lịch cho công dân các nƣớc trong khu vực ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore và Lào. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nƣớc đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á có công dân đƣợc phép du lịch đến Việt Nam mà không cần thị thực. Trong giai đoạn 2005 2012, nƣớc ta liên tiếp ký các -

Hiệp định song phƣơng miễn thị thực du lịch cho công dân 8 quốc gia. Năm 2005 chính là năm đánh dấu sự nới rộng về thị thực nhập cảnh vào Việ Nam dành cho t

các nƣớc ngoài khu vực Châu Á với các hiệp định miễn thị thực cho công dân Kyrgizstan, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Năm 2007 và 2010, Việt Nam miễn thị thực thêm cho công dân hai nƣớc Đông Nam Á là Bru-nây và Cam- pu-chia. Năm 2008, công dân Nga chính thức không cần thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam du lịch. Nhƣ vậy, tính đến nay, nƣớc ta đã miễn thị thực du lịch cho công dân 16 nƣớc, trong đó có 8 nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Á (công dân các nƣớc ASEAN trừ My-an-ma, Đông Timor và công dân Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài); 2 nƣớc Đông Á là Hàn Quốc, Nhật Bản; 4 nƣớc EU là Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển; cùng 2 nƣớc Nga và Kyrgizstan.

Có thể thấy rằng mặc dù số lƣợng công dân các nƣớc đƣợc miễn thị thực du lịch khi vào Việt Nam, nhƣng phần lớn các thị trƣờng đƣợc miễn thị thực không nằm trong các thị trƣờng KDL quốc tế chính của TP.HCM. Cụ thể, trong số 10 nƣớc có số lƣợng công dân du lịch TP.HCM cao nhất, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore là đƣợc miễn thị thực, KDL quốc tế thuộc các thị trƣờng còn lại đều phải đóng phí để có đƣợc thị thực khi vào TP.HCM du lịch. Đây cũng là một điểm cần lƣu ý trong việc đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM ở chƣơng 4.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, ngƣời viết đã tiến hành chạy mô hình định lƣợng các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Trong tổng số 6 nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình, ba nhân tố nguồn tài nguyên du lịch TP.HCM, cơ sở hạ

tầng dành cho du lịch của thành phố vàchính sách và quy định của Nhà nước về hoạt động nhập cảnh vào Việt Nam đƣợc kiểm định là có ý nghĩa đối với hiệu quả của hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM. Theo đó, ngƣời viết đã trình bày thực trạng của các nhân tố ảnh hƣởng nêu trên trong giai đoạn hiện nay, qua đó rút ra đƣợc rằng mặc dù sự tăng lên về lƣợng của các nhân tố trên đem lại tác động cùng chiều cho số lƣợt KDL quốc tế đến TP.HCM, tuy nhiên thực trạng về chất lƣợng của các yếu tố trên cũng cần phải đƣợc quan tâm. Chƣơng 3 với mô hình hồi quy cuối cùng đƣợc xây dựng cùng thực trạng đƣợc nêu ra tạo thành những căn cứ quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU HÖT KHÁCH DU LỊCH QU C T Ố Ế

CỦA THÀNH PHỐ H Ồ CHÍ MINH

4.1.Quan điểm phát triển và mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam và

mục tiêu phấn đấu của du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm

2020

4.1.1.Quan điể phát triểm n

Báo cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu ra năm quan điểm phát triển cho du lịch Việt Nam đó là:

1.Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội- .

2.Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.

3.Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch du

lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.

4.Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờn ; bảo đảm an ninh, quốg c

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)