Quan điểm phát triển và mục tiêu phấn đấu của du lịch Việt Nam và mục

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố hồ chí minh (Trang 64)

mục tiêu phấn đấu của du lịch thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm

2020

4.1.1.Quan điể phát triểm n

Báo cáo tổng hợp Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nêu ra năm quan điểm phát triển cho du lịch Việt Nam đó là:

1.Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội- .

2.Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.

3.Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch du

lịch quốc tế đến, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.

4.Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờn ; bảo đảm an ninh, quốg c

phòng, trật tự an toàn xã hội.

5.Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng của các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch

Qua Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam, ta thấy đƣợc quan điểm của Nhà nƣớc trong việc chú trọng nâng cao tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế nƣớc nhà, đƣa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc, mặt khác Chiến lƣợc cũng nêu rõ quan điểm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững, đầu tƣ phát triển cảnh quan, sản phẩm du lịch nhƣng phải đi đôi với bảo tồn và giữ gìn văn hóa truyền thống, môi trƣờng và an ninh quốc phòng. Ngoài ra, một quan điểm quan trọng là việc nhấn mạnh chất lƣợng trong quá trình làm du lịch, phát triển theo chiều sâu tập trung vào thế mạnh của địa phƣơng. Đặc biệt, thị trƣờng khách du lịch

quốc tế đến cần phải đƣợc tăng trƣờng, hoạt động thu hút KDL quốc tế cần tập

trung vào những thị trƣờng có khả năng chi trả cao và lƣu lại Việt Nam dài ngày.

Nhƣ vậy, qua các quan điểm phát triển của Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt

Nam cùng với các đặc thù của du lịch quốc tế và đặc điểm của ngành du lịch

TP.HCM, hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM từ nay đến năm 2020 cần phải dựa trên các quan điểm sau đây: chú trọng chất lƣợng khi tiến hành các hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM trong đó tập trung vào các thị trƣờng truyền thống và thị trƣờng có nguồn khách lớn nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nƣớc Đông Nam Á và những thị trƣờng thƣờng xuyên gửi nhiều khách đến TP.HCM. Hoạt động thu hút KDL quốc tế của TP.HCM cần đề cao vào thế mạnh đặc trƣng của du lịch thành phố nhƣ các tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng,… có sự liên kết với

các vùng, miền trong các chiến lƣợc quảng bá. Việc thu hút KDL quốc tế phải đảm bảo tính bền vững của du lịch trong đó khai thác nhƣ kết hợp với bảo tồn những giá trị truyền thống, môi trƣờng, an ninh xã hội của địa phƣơng.

4.1.2.Mục tiêu phấn đấu

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM, những mục tiêu về mặt con số ngành du lịch TP.HCM cần hoàn thành trong năm 2013 là: đƣa lƣợt KDL quốc tế đến thành phố đạt 4.100.000 lƣợt, tổng doanh thu du lịch đạt 81.970 tỷ đồng.

Ngoài những chỉ tiêu nói trên, ngành du lịch TP.HCM trong năm 2013 còn phải hoàn thành 5 nhiệm vụ trọng tâm mà qua đó ta có thể thấy sự phù hợp của định hƣớng phát triển của du lịch thành phố với chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2020, đặc biệt là những nhấn mạnh vào chất lƣợng và tính bền vững của hoạt động du lịch. Đó chính là:

1.Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố trong đó tập trung phát triển du lịch đƣờng sông đặc biệt du lịch đƣờng sông nội đô, du lịch sinh thái (nhà vƣờn quận 9, du lịch sinh thái Cần Giờ) là ƣu tiên hàng đầu. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp các lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giải trí…nhằm tạo những gói sản phẩm tốt có sức cạnh tranh.

2.Triển khai hoạt động có hiệu quả Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố góp phần nâng cao chất lƣợng quảng bá xúc tiến du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp.

Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin du lịch thành phố để tăng cƣờng thông tin cho du khách và doanh nghiệp. Nâng chất các sự kiện văn hóa, du lịch đƣợc tổ chức định kỳ trong đó điểm nhấn là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh.

3.Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trƣờng thuận lợi đầu tƣ phát triển du lịch. Thực hiện tích cực cơ chế phối hợp trong hậu kiểm du lịch giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Cục Thuế, Công an thành phố và phòng Văn hóa Thông tin quận huyện theo hƣớng hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.Từng bƣớc thực hiện phân cấp công tác hậu kiểm cho về du lịch cho quận, huyện.

4.Tập trung triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hƣớng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân, buồng,bếp, tài xế xe du lịch, thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.

5.Phát động chƣơng trính “Du lịch thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm với môi trƣờng” góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sạch – xanh để phát triển du lịch thành phố bền vững. Chú trọng tăng cƣờng công tác an ninh trật tự, góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến thành phố.

Dựa trên Chiến lƣợc phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và những mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ của du lịch TP.HCM trong năm 2013 cùng thực trạng của du lịch TP.HCM, những mục tiêu phát triển mà du lịch TP.HCM nói chung và hoạt động thu hút KDL quốc tế đến TP.HCM nói riêng cần phải thực hiện từ nay đến năm 2020 chính là:

Thứ nhất, mục tiêu về sản phẩm du lịch: nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình du lịch trong đó ƣu tiên hàng đầu là phát triển du lịch đƣờng sông và du lịch sinh thái. Tạo sự liên kết giữa những doanh nghiệp tham gia vào suốt quá trình tạo ra sản phẩm du

lịch nhƣ lữ hành, vận chuyển, mua sắm, giải trí,… để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao cung cấp cho khách hàng.

Thứ hai, mục tiêu về công tác quảng bá du lịch: triển khai hoạt động của Trung Tâm Xúc tiến Du lịch TP.HCM theo hƣớng chuyên nghiệp và nâng cao chất lƣợng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Các sự kiện du lịch cần đƣợc tổ chức chú trọng vào chất lƣợng, đặc biệt là Ngày hội Du lịch và Hội chợ Du lịch quốc tế

TP.HCM đƣợc tổ chức thƣờng niên.

Thứ ba, mục tiêu về quản lý du lịch: các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc cần đƣợc cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ phát triển du lịch; đồng thời có cơ chế thích hợp trong việc phối hợp với

nhau trong các khâu quản lý và hậu kiểm du lịch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi nhƣng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật.

Thứ tƣ, mục tiêu về nguồn nhân lực du lịch: nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, đào tạo lại và chuẩn hóa. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm việc nâng cao chất lƣợng của không chỉ lực lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn phải chú ý đến những ngành nghề cụ thể nhƣ tiếp tân, phục vụ phòng, đầu bếp, tài xế, thuyết minh viên và hƣớng dẫn viên du lịch.

Thứ năm, mục tiêu về môi trƣờng và ninh trật tự: làm du lịch phải đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng bằng các hoạt động nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động du lịch đồng thời bảo vệ môi trƣờng sạch xanh, giữ gìn an ninh trật tự. Đây chính là quá trình phát triển du lịch một cách bền vững vừa tăng sức hút cho du lịch TP.HCM vừa bảo vệ môi trƣờng và những giá trị truyền thống của dân tộc.

4.2.Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020

4.2.1.Cơ hội

Thứ nhất, du lịch quốc tế trên thế giới sẽ tiếp tục gia tăng với tốc độ cao tạo cơ hội cho du lịch TP.HCM có thể nhiều KDL quốc tế hơn từ nay đến năm 2030, đặc biệt với phần đông du khách đến từ châu Âu, một thị trƣờng phát triển và có khả năng chi trả cao. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch quốc tế từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa đến năm 2030 sẽ có sự tăng trƣởng vững chãi

trong số lƣợt khách du lịch quốc tế. Trong ấn phẩm “Tourism Vision for 2020” (Tạm dịch là “Tầm nhìn du lịch cho năm 2020” của UNWTO, số lƣợt KDL quốc tế của năm 2020 đƣợc dự báo đạt 1,561 tỷ lƣợt ngƣời, trong đó chiếm đến 46,7% là khách du lịch đến từ Châu Âu. Tốc đọ tăng trƣởng bình quân KDL quốc tế cả thế giới iai đoạn 1995g -2020 là 4,1%/năm (UNWTO, 2010). Ngoài ra, những số liệu dự báomới đây của UNWTO cho thấy đến năm 2030, số lƣợt KDL quốc tế có thể đạt đến 1,8 tỷ lƣợt với số lƣợt bình quân tăng mỗi năm là 43 triệu lƣợt ngƣời.

Thứ hai, khách quốc tế trong tƣơng lai đƣợc dự báo đi du lịch phần lớn với mục đích nghỉ ngơi, giải trí tạo cơ hội lý tƣởng cho một điểm đến có điều kiện tốt về cơ sở hạ tầng dành cho du lịch nhƣ TP.HCM thu hút đƣợc nhiều hơn nữa KDL quốc tế. Dự báo của UNWTO trong “Tourism Towards 2030” cho thấy mục đích đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với mục đích. Trong hình 4.1, số lƣợt khách quốc tế di du lịch để nghỉ ngơi, giải trí từ trong thời gian qua luôn đứng đầu so với các mục đích thăm ngƣời thân, sức khỏe, tôn giáo hay công việc. Thứ tự này đƣợc dự báo sẽ không thay đổi đến năm 2030.

Hình 4.1 Số lƣợt khách quốc tế đi du lịch theo các mục đích giai đoạn 1990-

2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO

Thứ ba, đƣờng hàng không trong tƣơng lai tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho

lợi cho TP.HCM với sân bay hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam thu hút nhiều hơn nữa KDL quốc tế khi chọn đặt chân đến Việt Nam. Theo ấn phẩm “Tourism Towards 2013” của UNWTO, số lƣợ KDL quốc tế di chuyển bằng t

đƣờng hàng không sẽ vƣợt qua số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng bộ.

Hình 4. cho thấy năm 2010, tỷ lệ số lƣợt KDL quốc tế di chuyển bằng đƣờng hàng 2

không đã vƣợt qua số lƣợt khách di chuyển bằng đƣờng bộ và khoảng cách này đƣợc dự báo sẽ ngày càng mở rộng từ nay cho đến năm 2030.

Hình 4.2: Số lƣợt KDL quốc tế bằng đƣờng hàng không và đƣờng bộ giai đoạn

1990 - 2010 và dự báo giai đoạn 2010-2030

(Đơn vị: triệu lượt)

Nguồn: Tổ chức Du lịch Thế giới-UNWTO

Đồng thời, năm 2015, sân bay quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai sẽ đƣợc khởi công xây dựng và dự kiến đƣa vào khai thác năm 2020. Sân bay này sẽ thay thế sân bay Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam với quy mô tƣơng đƣơng với những trung tâm trung chuyển khách lớn nhất trong khu vực. Việc cơ sở hạ tầng hàng không đang ngày càng đƣợc cải thiện và xu thế lựa chọn hàng không trở thành phƣơng tiện di chuyển khi di du lịch của KDL quốc tế, TP.HCM đứng trƣớc cơ hội rất lớn trong việc thu hút ngày càng nhiều KDL quốc tế đến với thành phố.

4.2.2.Thách thức

Thứ nhất, du lịch TP.HCM có nguy cơ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút KDL quốc tế đến từ các nƣớc trong khu vực châu Á-TBD khi

khách du lịch châu Á trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu của các nƣớc trên thế giới. Theo dự báo của UNWTO, châu Á TBD sẽ có tốc độ tăng trƣởng về số ngƣời -

di du lịch là 5%, chỉ đứng sau khu vực châu Phi, tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng cao, khách du lịch châu Á sẽ trở thành thị trƣờng trọng tâm thu hút KDL quốc tế của các nƣớc. TP.HCM với 6 trên 10 thị trƣờng KDL quốc tế lớn nhất là các nƣớc châu Á cũng sẽ phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt để thu hút KDL châu Á với các tỉnh thành khác trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch trên thế giới tạo ra thách thức lớn cho du lịch quốc tế TP.HCM trong điều kiện thƣơng mại điện tử ở TP.HCM và Việt Nam chỉ mới ở những bƣớc đầu phát triển. Theo dự báo của UNWTO, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến độ hấp dẫn của một điểm đến. Sự phát triển của Internet và các hình thức giao dịch qua mạng đã xóa mờ dần khoảng cách giữa các quốc gia, các vùng. Trong tƣơng lai, chính KDL quốc tế sẽ không còn phụ thuộc vào các công ty lữ hành nữa mà chính họ là ngƣời tự thiết lập lịch trình và các quyết định cho chuyến đi của mìnhnhƣ đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, lập lộ trình du lịch. Tất cả đều nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin. Nhƣ vậy, điểm đến nào cung cấp cho du khách càng nhiều thông tin và tiện ích trong việc tìm hiểu và giao dịch trên mạng liên quan đến chuyến đi du lịch của mình thì độ thu hút của điểm đến ấy đối với du khách càng lớn. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch TP.HCM khi

những thị trƣờng KDL quốc tế mà du lịch TP.HCM đang hƣớng tới nhƣ Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Singapore,… đều là những nƣớc tiên tiến và có yêu cầu cao về ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba, ự mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các vấn đề xã hội và môi trƣờs ng

và sức ép tăng trƣởng du lịch tạo nên những thách thức đến với du lịch TP.HCM

trong việc vừa phải tăng cƣờng nỗ lực thu hút KDL quốc tế vừa đảm bảo giải quyết các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Muốn du lịch phát triển, tạo điều kiện tham quan,

hạ tầng, cơ sở kỹ thuật,…; nâng cấp đối với các công trình du lịch, di tích lịch sử,…Tuy nhiên, sự đầu tƣ, cải tạo có thể mang lại những vấn đề nhƣ thay đổi cảnh quan tự nhiên, đánh mất các giá trị truyền thống,…Sự khai thác thiên nhiên, môi

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của thành phố hồ chí minh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)