Con đường giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức công dân trong nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ý thức pháp luật và ý thức giáo dục chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố đà nẵng (Trang 37 - 107)

6. Bố cục đề tài nghiên cứu:

1.3.3. Con đường giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức công dân trong nhà

chẽ giữa giáo dục ý thức chính trị với ý thức pháp luật và đạo đức nhằm hình thành ở học sinh những thái độ, quan điểm, lý tưởng, mục đích sống phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Những học sinh tốt sẽ là những công dân gương mẫu trong tương lai, còn là hạt nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Chúng ta biết rằng một quốc gia hùng mạnh là quốc gia có nền giáo dục phát triển và ý thức của người dân được nâng cao và rất tốt trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, thực hiện hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, có lý tưởng sống rõ ràng, có chí khí, lý tưởng và động lực phấn đấu vì mục tiêu chung của toàn xã hội và đất nước.

1.3.3. Con đường giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức công dân trong nhà trường phổ thông. trong nhà trường phổ thông.

Giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục ý thức công dân trong nhà trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể và toàn diện nhằm vào đối tượng là học sinh để các em trở thành người công dân có ích cho xã hội. Vì thế, hoạt động giáo dục cần phải được tiến hành một cách có kế hoạch, mục đích với những phương thức và con đường cụ thể:

Thứ nhất, giáo dục thông qua việc dạy học các môn trong nhà trường phổ thông. Bởi, việc dạy – học các môn trong nhà trường phổ thông, bao gồm môn: Lý luận chính trị, các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn….một mặt giúp học sinh hình thành quan điểm, niềm tin và định hướng cho bản thân trong cuộc sống hay còn gọi là thế giới quan và nhân sinh quan. Mặt khác cung cấp những kiến thức về lịch sử và địa lý giúp học sinh hiểu được nguồn gốc và sự phát triển của dân tộc, xây dựng lòng yêu đối với quê hương, dất nước, giáo dục học sinh ý thức sống và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

Thứ hai, giáo dục thông qua hoạt động lao động và các hoạt động xã hội. Bởi, việc tích cực tham gia lao động xây dựng cho học sinh biết quý trọng sức khỏe, biết quý trọng các giá trị lao động của bản thân, của người thân trong gia đình, của bạn bè và của nhiều người khác trong xã hội. những hoạt động lao động và xã hội sẽ giúp học sinh tự nhận thức về bản thân mình và những người xung quanh, nhận thức được cuộc sống thật giá trị khi ta biết trân trọng nó. Khi gặp khó khăn biết dùng lý trí và nghị lực để vượt qua, tránh được cách nhìn nhận thiển cận về cuộc sống mà hãy tin tưởng vào sự cố gắng của bản thân. Đồng thời, qua lao động hình thành học sinh thói quen sống có kỷ luật, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ.

Thứ ba, giáo dục bằng tuyên truyền, nâng cao trình độ nhận thức các vấn đề để hành động. Chúng ta biết rằng, để giải quyết vấn đề an toàn giao thông Quốc gia thì giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được toàn ngành giáo dục coi trọng, qua đó sớm hình thành cho học sinh có ý thức hơn khi tham gia giao thông xây dựng văn hóa giao thông. Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ được thực hiện một cách tích cực, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau, như thông qua kênh thông tin – xã hội, mạng Internet, panô, tờ rơi, bảng hiệu, băng rôn, diễu hành, mitstinh, tưởng niệm…và đặc biệt là tích hợp, lồng ghép phù hợp với đặc thù của từng môn học. Chẳng hạn như, khi đến trước công trường đọc các câu khẩu hiệu “Đội mũ bảo hiểm cho con trọn tình cha mẹ”; “Không điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi luật định và chưa có giấy phép lái xe”; “Xây dựng văn hóa giao thông trường học”…sẽ hình thành ý thức chấp hành các quy định luật giao thông đường bộ.

Thứ tư, giáo dục thông qua tổ chức các cuộc thi và hoạt động đoàn thể. Thông qua các cuộc thi được tổ chức ở trường, thành phố, tỉnh, trên các kênh thông tin cấp địa phương hoặc Quốc gia sẽ thu hút được đông đảo thanh niên học sinh tham gia, qua đó, các em tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật an toàn giao thông đường bộ, điều chỉnh hành vi của bản thân đúng theo quy định luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Các hình thức thi mang lại hiệu quả cao như: xây dựng phòng tranh( trưng bày những hình ảnh về tai nạn giao thông), thi vẻ tranh về an toàn giao thông, thì hùng biện, thi viết tìm hiểu Luật giao thông đường bộ…với nhiều chủ đề phong phú của văn hóa giao thông. Từ đó, kiến thức hiểu biết về Luật giao thông đường bộ của học sinh sẽ được nâng cao, có ý thức khi tham gia giao thông.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ những trình bày trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng ý thức pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Việc nâng cao ý thức pháp luật và đặc biệt là ý thức thực hiện Luật giao thông đường bộ với thế hệ trẻ - thanh niên học sinh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam là cực kỳ quan trọng. Bởi nếu ý thức pháp luật thấp thì khó có thể xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp, đồng thời với ý thức pháp luật thấp thì các chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả pháp luật được. Và ngược lại, một khi thái độ nhận thức pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng thì ý thức tuân thủ pháp luật trong đời sống của nhân dân được nâng cao, góp phần xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay là việc phải làm hết sức cần thiết nhằm hình thành thái độ, tình cảm, cảm xúc pháp lý phù hợp, đúng đắn, có thói quen và ý thức sống, làm việc, học tập, lao động theo Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, nâng cao hơn nữa sự thân thiện của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG CỦA HỌC

SINH THPT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

2.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NÓI CHUNG VÀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NÓI RIÊNG TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

2.1.1.Những điểm tích cực:

Trong những năm gần đây công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, chú trọng nhiều nên ý thức pháp luật và sự hiểu biết pháp luật của các tổ chức, cá nhân được nâng lên rõ rệt. Việc ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta trong thời gian qua đúng thẩm quyền, đúng quy trình luật định và có chất lượng hơn trước. Nội dung của pháp luật ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, kế thừa truyền thống, tập quán tốt đẹp của dân tộc, hạn chế được ý muốn chủ quan, duy ý chí. Các quy phạm pháp luật đã thể hiện được tính pháp lý thống nhất trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người, những biện pháp cưỡng chế đã tạo được sự răn đe, ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là các quy định của Luật giao thông đường bộ. Đó là bắt đầu từ thực tiễn thương vong do tai nạn giao thông gây ra quá lớn, nên ngày 15-12- 2007, quy định “người đi mô-tô, xe gắn máy (gọi tắt là xe máy) trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm” bắt đầu có hiệu lực. Quy định này của Chính phủ đang nhận được sự hưởng ứng đồng tình của đông đảo người dân, đây là một biện pháp can thiệp kiên quyết của Nhà nước, đồng thời đòi hỏi từng người tham gia giao thông phải "đấu tranh

hiểm còn thể hiện ý thức chấp hành pháp luật, quý trọng cuộc sống và tương lai của mình và là hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, xây dựng bất cứ một thói quen lành mạnh cho cả xã hội đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ nhiều phía: Công tác tuyên truyền, vận động rộng khắp và ráo riết; cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu; thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, đơn vị quản lý chặt chẽ việc chấp hành của các thành viên; từng gia đình, từng cụm dân cư nhắc nhở, bảo ban nhau thực hiện... Nhất là việc người tham gia giao thông cần khắc phục kiểu chấp hành "đối phó", coi đây là một hành vi thiếu văn hóa. Còn các lực lượng chức năng có phương án và kế hoạch kiểm tra, xử lý kiên quyết và bền bỉ, liên tục... Mặt khác, ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện pháp luật được nâng lên, đại bộ phận nhân dân đều có ý thức thực hiện pháp luật tốt và nêu cao tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp

luật”. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi đời sống được nâng cao, người

dân có ý thức tôn trọng tính mạng, nhân phẩm và tài sản của nhau. Họ ý thức được rằng sự an toàn, tự do của mình sẽ được đảm bảo nếu mình cũng tôn trọng sự an toàn, tự do của người khác đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, chẳng hạn quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hay ngồi trên xe máy, xe môtô không thể không thừa nhận đội mũ bảo hiểm có sự bất tiện nhất định, nhưng nếu thông suốt về nhận thức đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của chính mình, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, ngành y tế và xã hội (khi không may xảy ra tai nạn giao thông) thì chắc chắn quy định nói trên sẽ được thực hiện nghiêm túc. Có thể lúc đầu là miễn cưỡng, sau thành thói quen, một khi đã thành thói quen, sự bất tiện sẽ không còn là cản trở.

Khi xã hội càng văn minh, hiện đại thì các quy định pháp luật của nhà nước sẽ được nhân dân ý thức chấp hành một cách nghiêm chỉnh, tự giác. Sự

tiến bộ trong nhận thức về pháp luật được biểu hiện qua sự tôn trọng pháp luật và ý thức bảo vệ pháp luật của nhân dân. Tạo một nền văn hóa giao thông hướng đến hội nhập quốc tế.

2.1.2. Những điểm hạn chế:

Bên cạnh những điểm tích cực, tiến bộ nói trên ý thức tuân thủ Luật giao thông đường bộ ở nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trước hết, do ảnh hưởng nặng nề của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, phân tán với những tập tục, tập quán phức tạp do vậy ý thức của nhiều người dân còn rất thấp, một bộ phận dân cư chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Tình trạng kém hiểu biết về pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ của một số tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. Chẳng hạn như chưa nhận thức được rằng đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe gắn máy là bảo đảm an toàn cho tính mạng và sức khỏe của bản thân mà chủ yếu mang tính chất đối phó với lực lượng cảnh sát giao thông, thường tìm mọi lý do để ngụy biện cho hành vi vi phạm pháp luật của bản thân, có nhiều lúc còn tìm mọi cách để trốn tránh hoặc thực hiện một cách tùy tiện, cục bộ. Tình trạng kém hiểu biết về Luật giao thông đường bộ diễn ra với mọi tầng lớp dân cư, như khi lưu thông trên đường phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vừa lái xe vừa hút thuốc lá, vừa nghe điện thoại do động, khi có va chạm xảy ra thì “văng tục, chửi thề” thậm chí là đánh nhau đó là những biểu hiện của văn hóa kém trong giao thông.

Hiện nay, vấn đề trật tự an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung là vấn đề nóng bỏng và bức xúc của toàn xã hội. Bởi hàng ngày, hàng giờ qua các kênh thông tin đại chúng hoặc không khó khăn để chúng ta chứng kiến trực tiếp những vụ tai nạn giao thông xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng, và hậu quả của nó đã cướp đi biết bao nhiêu tính

mạng của con người, là nổi đau tổn thất về tinh thần và vật chất cho toàn xã hội. Theo VOV – Kênh giao thông Quốc gia: “Thế giới có thể cứu sống 5 triệu mạng người và ngăn chặn 50 triệu ca thương tích nghiêm trọng và tiết kiệm 5000 tỷ USD trong suốt thập kỷ nếu thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông”. Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ, khoảng 50 triệu người bị thương trong các vụ tai nạn đó. Hai cơ quan này cảnh báo, nếu Chính phủ các nước không có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng này thì đến năm 2020, tai nạn giao thông sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người.

Riêng ở nước ta, thực trạng tai nạn giao thông trong nhiều năm qua đang ngày càng nóng lên bởi tính nghiêm trọng của nó (bình quân khoảng 13000 người chết, khoảng 29000 ca chấn thương sọ não do tai nạn giao thông mỗi năm). Tai nạn giao thông trở thành nổi ám ảnh trong đời sống xã hội và là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Tại Hội nghị quốc tế về báo cáo chiến lược đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam” do Bộ Giao thông vận tải, Tổ chức Y tế Thế giới và Unicep tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 15/4/2011, ông Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về số người chết vì tai nạn giao thông chỉ sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Thái Lan. Hiện trung bình mỗi ngày có từ 30 – 35 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Theo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm ở nước ta khoảng 880 triệu USD, chiếm 2,45% GDP(2003), cao hơn mức trung bình của các nước ASEAN và con số này cao hơn giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84 triệu dân Việt Nam trong năm 2005. Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng tuyên truyền và

Hướng dẫn điều tra xử lý tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh Sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công An) nhận xét: “Nếu nói tai nạn giao thông đang là thảm họa quốc gia cũng không phải quá lời. Mức độ tai nạn giao thông ngày càng thảm khốc đã và đang là hiểm họa của dân tộc, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của xã hội”. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, Năm 2010 cả nước xảy ra 44.458 vụ tai nạn giao thông, làm 11.449 người chết và 10.633 người bị thương; Năm 2011 cả nước xảy ra 44.442 vụ tai nạn giao thông, làm chết 11.395 người,

48.734 người bị thương; Năm 2012 cả nước xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao

thông làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người; Năm 2013 cả nước xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông trong đó tai nạn giao thông đường bộ 30.874 vụ, làm chết 9.805 người và bị thương 32.253 người; Năm 2014 cả nước xảy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ý thức pháp luật và ý thức giáo dục chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố đà nẵng (Trang 37 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)